Mục tiêu nghề nghiệp mô tả mục tiêu của bạn trong công việc sắp tới, thường dài từ 2-3 câu và được đặt ở đầu cv xin việc. Mục tiêu nghề nghiệp nếu được viết tốt sẽ chứng minh cho nhà tuyển dụng biết bạn là ứng viên mà họ đang tìm kiếm. Trong bài viết này, GrowUpWork sẽ giới thiệu ngắn gọn mục tiêu nghề nghiệp là gì và hướng dẫn bạn cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Mục tiêu nghề nghiệp là một bản tóm lược về định hướng nghề nghiệp của bạn trong tương lai ngắn hoặc dài hạn và bạn muốn thực hiện tiếp con đường ấy cùng với công ty để hoàn thành những mục tiêu xa hơn.
Nên ghi gì ở mục tiêu nghề nghiệp? Mục tiêu nghề nghiệp không phải những lời lẽ chung chung mà cần ngắn gọn, rõ ràng, súc tích, đi đúng trọng tâm và cho nhà tuyển dụng thấy lý do mà họ nên tuyển bạn. Chính vì vậy, trước khi muốn ứng tuyển vị trí nào đó bạn nên nghiên cứu thật kỹ mục tiêu nghề nghiệp của mình và điều chỉnh sao cho phù hợp với công việc mà bạn đang ứng tuyển.
Phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc gần như là bắt buộc vì vậy bạn nên xác định được mục tiêu của mình càng sớm càng tốt. Mục tiêu nghề nghiệp không chỉ giúp nhà tuyển dụng chọn ra được danh sách ứng viên phù hợp mà trong khi bạn viết nó, nó cũng sẽ giúp bạn tập trung vào mục tiêu của mình. Khi có những mục tiêu cụ thể thì con người ta sẽ tìm cách để hoàn thành chúng.
Mục tiêu nghề nghiệp lý tưởng nhất phải được viết theo cách khiến các nhà tuyển dụng cảm thấy rằng nó được viết để gửi đến riêng họ chứ không phải một công ty nào khác. Một thông điệp cụ thể sẽ thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng và khiến họ muốn tìm hiểu về bạn nhiều hơn.
Như vậy, bạn đã nắm được mục tiêu nghề nghiệp là gì và tầm quan trọng của nó, trong mục tiếp theo GrowUpWork sẽ trình bày cho bạn cách viết mục tiêu nghề nghiệp.
Có thể các nguyên tắc dưới đây có thể không còn xa lạ đối với bạn nhưng nếu bạn không muốn bị loại ngay từ vòng lọc CV vậy thì hãy đảm bảo rằng mục tiêu nghề nghiệp của bạn đáp ứng được các nguyên tắc sau:
Không nên viết gì ở mục tiêu nghề nghiệp: không chỉ đề cập đến bạn, mục tiêu không rõ ràng như “muốn phát triển kỹ năng và tích lũy thêm kinh nghiệm”, không quá dài dòng, mục tiêu không nhấn mạnh tạo ra giá trị cho công ty và mục tiêu chung chung.
Mục tiêu ngắn hạn chỉ những dự định trong khoảng thời gian tương lai gần có thể là vài tháng hoặc vài năm tới. Mục tiêu ngắn hạn sẽ là mục tiêu mà bạn cần đạt được khi làm việc tại công ty. Để viết mục tiêu ngắn hạn thì bạn cần dựa vào yêu cầu của vị trí công việc sắp tới và lấy đó làm căn cứ để định hướng nghề nghiệp trong CV.
Dù bạn là người chưa từng có kinh nghiệm hay bạn còn thiếu sót rất nhiều kỹ năng thì đừng để mình bị bại lộ và hãy chứng minh rằng bản thân đủ đáp ứng được yêu cầu công việc của họ.
Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn chính là đích đến của bạn trong tương lai và cách bạn sẽ làm để có thể chạm chân được những đích đến như thế.
Khi viết mục tiêu dài hạn, nhiều ứng viên tỏ ra lo lắng vì sợ mục tiêu mà mình viết sẽ khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng mình là người “phi thực tế”, quá “đao to búa lớn” nên họ không dám và thường khá khiêm tốn nêu ra mục tiêu của mình. Đây là một trong những quan điểm sai lầm khi đề cập đến mục tiêu nghề nghiệp trong CV.
Hãy thành thật với mục tiêu dài hạn mà bạn đang phấn đấu và ghi nó vào trong CV. Bởi chính từ mục tiêu dài hạn đó, nhà tuyển dụng mới nắm được mục đích và động cơ mà bạn ứng tuyển trong công ty và giúp họ đánh giá được tầm nhìn xa của bạn.
Và đó là cách viết mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong CV
Thông qua bài viết về mục tiêu nghề nghiệp trong CV này, chắc hẳn bạn đã biết mục tiêu nghề nghiệp nên ghi gì mới tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng rồi phải không. Mục tiêu nghề nghiệp có thể không được nhiều nhà tuyển dụng quá chú trọng nhưng nó vẫn là một phần vô cùng quan trọng trong CV xin việc. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, hãy cố gắng đọc và ghi nhớ những điều mà GrowUpWork vừa chia sẻ. Đồng thời, luôn đặt lợi ích của công ty lên hàng đầu. Nếu làm được tất cả những điều trên, chắc chắn CV của bạn sẽ rất nổi bật và không một nhà tuyển dụng nào có thể bỏ qua bạn.
Top 5 chứng chỉ dành cho developer uy tín nhất hiện nay