Tìm hiểu về đào tạo chuyên ngành CNTT tại các trường Đại học ở Việt Nam

Chuyên ngành CNTT trong nhiều năm nay vẫn là lĩnh vực trọng điểm đào tạo của các trường đại học tại Việt Nam. Với sự phát triển của công nghệ, kỹ thuật thì đây chắc chắn vẫn sẽ là ngành “hot” trong nhiều năm tới. Vậy, ngành IT đang được đào tạo như thế nào? xu thế và nhu cầu tuyển dụng sinh viên CNTT hiện nay ra sao? Thông tin sau đây sẽ giúp bạn có hình dung rõ nhất về chuyên ngành hấp dẫn này.

Tình hình đào tạo chuyên ngành CNTT tại các trường đại học Việt Nam hiện nay

Đánh giá cơ hội việc làm của sinh viên chuyên ngành CNTT

Một báo cáo của TopDev về thị trường IT Việt Nam gần đây cho thấy nhu cầu nhân lực cho ngành công nghệ thông tin vẫn đang tăng liên tục. Theo báo cáo này, giai đoạn 2022 - 2024 vẫn sẽ thiếu hụt từ 150.000 - 195.000 lập trình viên IT mỗi năm.

Đó chỉ là những thống kê trong nước bởi vì kỹ sư IT Việt hoàn toàn có thể ứng tuyển cho các doanh nghiệp nước ngoài. Thậm chí rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài cũng đã đầu tư khai thác mảnh đất “màu mỡ” này.

Con số trường đại học đào tạo chuyên ngành CNTT tại Việt Nam hiện nay nằm trong khoảng 100 trường. Theo đó, mỗi năm có gần 50.000 tân kỹ sư tốt nghiệp. Trong khi đó, thị trường vẫn đang thiếu khoảng 190.000 nhân lực IT.

Mặc dù “cầu” vẫn rất lớn nhưng có vẻ “cung” lại chưa đủ để đáp ứng. Chúng tôi đang nói là đáp ứng về cả số lượng lẫn chất lượng.

Cũng theo thống kê từ TopDev năm 2022 thì chỉ có 35% sinh viên ngành IT là đáp ứng được yêu cầu từ doanh nghiệp. Rất nhiều công ty đã phải đào tạo lại các ứng viên kiến thức IT.

Nhu cầu tuyển nhân sự IT chất lượng cao vẫn đang rất nhiều


Nếu kỹ sư IT ứng tuyển cho các doanh nghiệp nước ngoài thì sự chênh lệch giữa trình độ với yêu cầu lại càng lớn hơn. 

Rõ ràng, nhu cầu tuyển dụng ngành IT chưa bao giờ hết “hot” nhưng kỹ sư Việt cũng cần phải tự nâng cao trình độ bản thân. Càng ngày thì tiêu chuẩn tuyển dụng của lĩnh vực này cũng sẽ càng cao.

Nhu cầu tuyển sinh và xu thế đào tạo chuyên ngành CNTT

Đi liền với nhu cầu từ doanh nghiệp thì các trường đại học cũng đang tyển sinh số lượng lớn sinh viên ngành CNTT. 

Theo thống kê từ Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) thì nhu cầu tuyển sinh ngành IT tại Việt Nam đạt 78.000 người vào năm 2021. Con số này tăng 15% so với năm 2020.

Rõ ràng với việc nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp càng cao thì các trường đại học cũng cần phải có sự biến chuyển. 

Xu thế đào tạo của ngành IT tại các trường học đang thay đổi như sau: 
  • Đào tạo theo nhu cầu thị trường: Cập nhật những ngành học, kỹ năng mà doanh nghiệp hướng tới. Trong đó nổi bật là Big Data, trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng,... 
  • Đào tạo kỹ năng mềm: Teamwork, làm việc độc lập, kỹ năng giao tiếp, sáng tạo,...cũng được chú trọng.,…
  • Hợp tác với doanh nghiệp để đào tạo: Tận dụng các chương trình thực tập, tham quan, trao đổi kiến thức với doanh nghiệp để đào tạo sinh viên kiến thức thực tiễn.
  • Liên kết đào tạo nước ngoài: Cấp các chương trình liên kết, du học với các quốc gia khác như Mỹ, Hàn, Úc,...để tăng cường đào tạo cho sinh viên xuất sắc.,…

Đánh giá các phân ngành con của chuyên ngành CNTT

Công nghệ thông tin là một chuyên ngành khá rộng. Bên trong lĩnh vực này có rất nhiều phân ngành con. Tùy theo từng thời điểm mà độ “hot” của các phân ngành này lại khác nhau.

Tóm lại, các phân ngành con hiện đang được đào tạo trong các trường IT bao gồm:

  • Khoa học máy tính: Thiên nhiều hơn về lý thuyết, các thuật toán và cấu trúc dữ liệu.
  • Cơ sở dữ liệu: Thiết kế hệ thống lưu trữ, truy xuất cơ sở dữ liệu và quản lý chúng.
  • Hệ thống thông tin: Thiết kế hệ thống thông tin ở trong các công ty, doanh nghiệp sau đó triển khai và quản lý chúng.
  • An ninh mạng: Duy trì hoạt động của hệ thống mạng máy tính trong tổ chức, doanh nghiệp. Đồng thời ngăn chặn các mối nguy hại, những cuộc tấn công vào hệ thống này.
  • Trí tuệ nhân tạo: Nghiên cứu, xây dựng và phát triển các hệ thống máy tính có khả năng học hỏi cũng như làm việc thay con người.
  • Phát triển phần mềm: Nghiên cứu, thiết kế và phát triển các phần mềm trên nhiều nền tảng.
  • Thiết kế đồ họa và truyền thông: Thiết kế, phát triển trò chơi điện tử và các sản phẩm đồ họa, đa phương tiện khác.
  • Công nghệ Web: Nghiên cứu, xây dựng, thiết kế và phát triển ứng dụng hoặc Website trên các nền tảng hiện có.

Trong tất cả các phân ngành con này thì trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng và phát triển phần mềm đang được đánh giá cao nhất.

Lợi thế và điểm yếu của đào tạo CNTT tại Việt Nam

 
Lợi thế:

 

  • Nền tảng tư duy của sinh viên Việt Nam tốt, có sự sáng tạo, thích nghi cao
  • Có cơ hội học hỏi cả trong và ngoài nước
  • Ngành IT cũng đang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam
  • Có nhiều thành tựu đáng kể trong đào tạo CNTT

 

 
Điểm yếu:

 

  • Cơ sở hạ tầng vẫn còn hạn chế
  • Đào tạo lý thuyết vẫn nhiều hơn thực tế
  • Chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp
  • Kinh nghiệm thực tiễn của sinh viên vẫn còn hạn chế

 

Những điều bạn cần làm khi chọn chuyên ngành CNTT

Hiện nay “nhà nhà người người” đều lựa chọn ngành IT để học. Mặc dù đây là lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng cao, mức lương tốt. Tuy nhiên sự cạnh tranh cũng là rất lớn.

Điều doanh nghiệp đang thiếu là những kỹ sư IT có kiến thức và kinh nghiệm tốt. Do đó, ngay từ ban đầu bạn cần phải tự rèn luyện, nâng cao giá trị bản thân.

Lựa chọn đúng lĩnh vực

Những tiêu chí mà bạn nên đặt lên đầu khi chọn chuyên ngành CNTT bao gồm:
  • Thế mạnh của bản thân.
  • Sở thích.
  • Ngành nghề đang “hot”.

Bạn có thể tìm hiểu nhu cầu việc làm trên thị trường và tham khảo từ thầy cô, những người đi trước. Nếu tốt nhất thì hãy ưu tiên các lĩnh vực đang có tiềm năng phát triển.

Tích lũy các kỹ năng cần thiết

Đối với mỗi lĩnh vực trong ngành IT thì sẽ có đặc thù riêng. Từ đó doanh nghiệp cũng sẽ yêu cầu những kỹ năng riêng.

Về cơ bản một kỹ sư IT hiện nay đều phải biết về JavaScript, PHP, C# và Python. Đối với lập trình Web thì còn có thêm jQuery, NodeJS, AngularJS,...

Hãy tự rèn luyện kỹ năng bản thân


Thực tế hiện nay không có nhà trường nào định hướng và dạy bạn 100%. Bạn cần phải tự mình tìm tòi và học hỏi.

Hãy xem các mẫu tin tuyển dụng về lĩnh vực bạn đang học. Từ đó bạn có thể biết các doanh nghiệp đang cần những kỹ năng nào. Ngoài ra, bạn cũng không nên bỏ qua kỹ năng mềm: teamwork, làm việc độc lập, sáng tạo và giao tiếp.

Tự tích lũy kinh nghiệm

Một điều khó khăn cho không chỉ sinh viên chuyên ngành CNTT mà mọi Fresher khác đó là kinh nghiệm. Câu hỏi là tân kỹ sư thì lấy đâu ra kinh nghiệm?

Thực tế, lĩnh vực IT có rất nhiều cơ hội để bạn tự tích lũy kinh nghiệm. 

Những cách để bạn có thể tạo nên kinh nghiệm cho bản thân bao gồm:

 

  • Thực tập tại các công ty IT.
  • Tham gia các dự án trong & ngoài trường.
  • Tự mình nghiên cứu một dự án nào đó.
  • Tham gia các cuộc thi trong & ngoài nước.

 

Chuyên ngành CNTT thực sự là một lĩnh vực “hot” và được rất nhiều trường tại Việt Nam tập trung. Chất lượng đào tạo cũng đã có nhiều biến chuyển tích cực. Tuy nhiên nếu bạn muốn tự nâng cao khả năng việc làm cho bản thân thì hãy tự tìm tòi, học hỏi, phát triển không ngừng nghỉ.


Tin tức liên quan

Top 5 chứng chỉ dành cho developer uy tín nhất hiện nay

News|2024-07-18
Lập trình viên đang được đánh giá là ngành nghề hot bậc nhất hiện tại và tương lai. Với mức lương thưởng cao, ngành IT luôn là “mảnh đất màu mỡ” để giới trẻ cạnh tranh lẫn nhau. Tất nhiên, để có một vị thế tốt trong lĩnh vực này thì bạn sẽ phải nỗ lực rất nhiều. Một trong những minh chứng cho năng l

7 chứng chỉ dành cho Tester mà bạn không nên bỏ qua

News|2024-07-17
Tester là ngành nghề được dự đoán sẽ rất "hot" trong tương lai gần tại Việt Nam. Vì vậy, ngay bây giờ bạn hãy tham khảo và thi 7 chứng chỉ dành cho Tester như sau đây. Hồ sơ tốt sẽ giúp bạn có mức lương và công việc rất tốt.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer và cách trả lời hay nhất

News|2023-12-09
Lập trình Mobile sẽ trở thành xu hướng với mức lương cao trong tương lai. Nếu bạn muốn theo đuổi và tham gia thì hãy tham khảo các câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer cực hay sau đây.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer và cách trả lời hay nhất

News|2023-12-09
IoT Engineer là lĩnh vực có tiềm năng cực kỳ lớn ở hiện tại và tương lai. Nếu tham gia được thì bạn sẽ có cơ hội phát triển cùng mức lương tốt. Nhưng trước hết hãy tham khảo 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer cực hay và cách trả lời sau đây để tự tin vượt qua vòng tuyển chọn.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn IT Comtor và cách trả lời hay nhất

News|2023-12-06
Bạn đang theo học hoặc định hướng làm IT Comtor? Bạn sắp trải qua buổi phỏng vấn IT Comtor? Hãy tham khảo 20 câu hỏi phỏng vấn IT Comtor và cách trả lời cực hay sau để vượt qua dễ dàng.

Tổng hợp những mẫu skill sheet trong ngành IT

News|2023-10-27
Skill Sheet là gì? Làm sao để viết Skill Sheet ấn tượng nhất? Có những mẫu Skill Sheet nào tốt? Toàn bộ những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong chia sẻ sau đây.