Trước tiên là chúc mừng bạn đã nhận được lời mời phỏng vấn. Nhà tuyển dụng đã có ấn tượng tốt với CV và muốn tìm hiểu thêm về bạn. Cảm giác vừa phấn khích vừa lo lắng là điều hoàn toàn bình thường. Điều này cũng cho thấy niềm đam mê và sự nỗ lực trong vị trí công việc một lập trình viên. Bất kỳ ngành nghề nào khi ứng viên đi phỏng vấn xin việc cũng cần chuẩn bị, thế lập trình viên cần chuẩn bị gì cho buổi phỏng vấn xin việc?
Về mặt lý thuyết để đi đến vòng phỏng vấn thì bạn đã đủ điều kiện nhận việc và tất cả những gì bạn cần làm tiếp theo là chứng minh kiến thức của bạn về lập trình và thuyết phục nhà tuyển dụng bạn là một ứng viên phù hợp, sáng giá với các kỹ năng giao tiếp vững chắc.
Hãy nhớ rằng, một cuộc phỏng vấn công việc lập trình viên không phải là cuộc đối thoại một chiều. Buổi phỏng vấn cũng là cơ hội để bạn tìm hiểu thêm về vị trí lập trình viên, gặp gỡ một số người mà bạn có khả năng bạn sẽ làm việc cùng và khám phá môi trường làm việc mới của bạn.
Bài viết này nhằm mục đích chuẩn bị đầy đủ cho bạn cho buổi phỏng vấn công việc lập trình viên và tối đa hóa cơ hội thành công của bạn.
Bằng cách nỗ lực nhiều hơn, mọi thứ sẽ diễn ra trơn tru hơn nhiều. Dưới đây là 5 điều cần xem xét để giúp bạn hoàn thành cuộc phỏng vấn viết mã của mình:
Tìm hiểu càng nhiều càng tốt về công ty và vị trí công việc trong bảng mô tả công việc, nhưng cũng tìm hiểu về bản thân bạn. Xem lại bằng cấp và kỹ năng coding của bạn để giúp bạn thu thập đủ điều kiện đáp ứng vị trí công việc đang ứng tuyển. Biết điểm mạnh của bạn và đảm bảo rằng bạn có các dẫn chứng ngắn gọn để thể hiện những điểm mạnh đó.
Nếu mô tả công việc không cung cấp nhiều chi tiết, hãy cố gắng tìm thêm thông tin trên các trang web như LinkedIn, Indeed. Bạn có thể tham khảo các bảng mô tả công việc trên đó với vị trí công việc lập trình viên để có thông tin toàn diện hơn.
Đặt mình vào vị trí nhà tuyển dụng. Trước hết là truy cập website của công ty đó và xem qua phần giới thiệu “about us” của họ. Google tên công ty, nghiên cứu các sản phẩm, dịch vụ và mục tiêu kinh doanh của họ. Đọc những thêm những review từ nhân viên của họ nói về việc làm việc ở đó.
Những bước này không chỉ giúp bạn chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn mà còn có thể giúp bạn đánh giá bản thân và hiểu rõ hơn về công việc lập trình viên của mình.
Tầm quan trọng của việc tạo ấn tượng tốt đầu tiên với nhà tuyển dụng tiềm năng là điều khiến bạn trăn trở và có thể không chỉ với một người đặt câu hỏi phỏng vấn!
Đảm bảo rằng bạn tận dụng mọi cơ hội để trò chuyện thân thiện với bất kỳ ai bạn gặp, ngay cả khi họ không liên quan trực tiếp đến việc duyệt cho bạn một offer, hãy chú ý tạo thiện cảm từ nhân viên bảo vệ, trợ lý, lễ tân, thậm chí là người gác cổng. Mọi người đều xứng đáng được đối xử với sự tôn trọng và tử tế.
Ngay cả khi bạn đang ứng tuyển vào vị trí lập trình viên Intern, hãy ăn mặc giống như bạn đang phỏng vấn cho vị trí kỹ sư cấp cao. Thông thường, một bộ trang phục vừa vặn, chuyên nghiệp là tất cả những gì bạn cần. Lưu ý rằng một bộ vest có thể không phải là lựa chọn tốt ở một số nơi làm việc, chẳng hạn như các công ty start-up công nghệ hoặc thậm chí tại Google. Để biết chính xác mình cần chọn mặc gì từ tủ đồ hãy vận dụng những điều mà bạn thu thập được về văn hóa công ty bạn ứng tuyển trong bước đầu tiên.
Một số trường hợp nhà tuyển dụng sẽ tổ chức phỏng vấn online qua các phần mềm như Zoom và Skype. Điều này không có nghĩa là bạn có thể bỏ bớt phần chuẩn bị trang phục, hãy ăn mặc giống như khi bạn phỏng vấn trực tiếp.
Mục tiêu đến sớm từ 10 đến 15 phút. Nếu bạn đến quá sớm có thể gây khó xử và lãng phí thời gian của nhà tuyển dụng để sắp xếp chỗ cho bạn. Quan trọng hơn hết là bạn cũng đừng đến muộn: hãy lên kế hoạch trước cho các tình huống rủi ro về giao thông và việc đỗ xe bị chậm trễ.
Nếu hành trình đi đến nơi phỏng vấn quá lạ với bạn và không chắc sẽ mất bao lâu, hãy trừ hao cho mình thêm một giờ hoặc dành một hôm trước ngày phỏng vấn để đi thử đến nơi phỏng vấn.
Trong trường hợp nếu bạn đến địa điểm quá sớm thì có thể đi dạo hoặc uống cà phê gần đó.
Nếu cuộc phỏng vấn của bạn đang được tổ chức qua Zoom bạn cũng cần kiểm tra trước máy tính và âm thanh của bạn bằng một cuộc gọi thử. Bằng cách đó, bạn có thể đăng nhập và sẵn sàng bắt đầu đúng thời gian phỏng vấn online.
Hãy tự làm một buổi phỏng vấn ở nhà. Đây là cách tuyệt vời tăng sự tự tin cho bạn và thực hành sẽ cho bạn thêm một vài kinh nghiệm phỏng vấn. Bạn có thể nhờ người quen có làm trong lĩnh vực tuyển dụng để cùng bạn thực hiện một buổi phỏng vấn thử, hoặc không có thì hãy nhờ bạn bè, gia đình làm cùng bạn với một kịch bản sơ lược.
Bạn có thể viết ra một vài câu hỏi và tự mình trả lời chúng - nhưng hãy nhớ nói thật rõ câu trả lời của bạn để tận dụng tối đa thời gian luyện tập. Tất cả những gì bạn cần là một chiếc máy quay phim. Điện thoại hoặc webcam trên máy tính của bạn là đủ. Nhìn thấy chính mình trên màn hình ban đầu có thể khiến bạn cảm thấy khó xử hoặc lo lắng, điều này khá bình thường. Bài tập này là một cách tốt để vượt qua sự bỡ ngỡ trước khi bạn bước vào cuộc phỏng vấn thực sự.
Trong khi đánh giá sự tiến bộ sau lần phỏng vấn thử thì dưới đây là một vài tiêu chí:
Ghi chú lại những điều bạn muốn thêm và thay đổi. Hoàn thành một số công việc, tự động viên sự tiến bộ của bản thân. Nếu cảm thấy chưa hài lòng nhưng đã thấm mệt, bạn có thể nghỉ và bắt đầu vào ngày hôm sau. Có thể lặp lại quá trình này cho đến khi bạn cảm thấy đủ tự tin cho cuộc phỏng vấn thực tế.
Những câu hỏi này được nhà tuyển dụng hỏi để hiểu cách bạn, một lập trình viên đã xử lý những hoàn cảnh khó khăn trong công việc trước đây như thế nào. Điều này giúp người phỏng vấn dự đoán khả năng làm việc của bạn trong công ty nếu được chọn.
Bạn có thể sử dụng phương pháp STAR để trả lời các câu hỏi về giải quyết tình huống, STAR là viết tắt của:
Một buổi phỏng vấn cho công việc lập trình viên có thể bao gồm các câu hỏi kỹ thuật hoặc thậm chí là một bài kiểm tra ngắn.
Hãy chuẩn bị cho một số câu hỏi lập trình liên quan đến các chuyên môn của bạn. Điều này không có nghĩa là không có yếu tố tình huống trong các câu hỏi về kỹ thuật. Bạn nên dành ít nhất hai phần ba thời gian để chuẩn bị cho các câu hỏi dựa trên các khía cạnh kỹ thuật lập trình.
Bạn có thể mong đợi hầu hết các câu hỏi kỹ thuật là về ngôn ngữ lập trình, kỹ thuật code, cấu trúc dữ liệu và thuật toán. Bạn phải hiểu rõ về các kỹ thuật tìm kiếm và sắp xếp, linked list,...
Nếu bạn thích code, bạn sẽ hiểu sự khác biệt giữa một chương trình đúng chức năng và một chương trình vừa hiệu quả vừa đúng chức năng. Người phỏng vấn tìm kiếm những ứng viên có thể viết các chương trình hiệu quả, chạy nhanh và tiết kiệm. Nếu bạn cảm thấy các kỹ năng code của mình còn kém, thì hãy tìm hiểu kỹ về cách tối ưu hóa code.
Các câu hỏi liên quan đến khoa học máy tính có thể được sử dụng để phân biệt các ứng viên xuất sắc với những người chỉ mới ghi nhớ các định nghĩa hoặc thuật toán thông thường.
Đảm bảo rằng bạn luôn cập nhật về hệ điều hành, distributed systems (DS), mạng, phần cứng, phần mềm, đồ họa máy tính và các chủ đề khoa học máy tính khác và bạn sẽ sẵn sàng cập nhật.
Còn nhiều thứ khác và các câu hỏi cụ thể khác có thể xảy ra trong buổi phỏng vấn lập trình viên, ngoài những gì được đề cập trong nội dung này, nhưng cũng hy vọng đã giới thiệu và cung cấp cho bạn những lựa chọn tốt để tham khảo như các mẫu câu hỏi phỏng vấn lập trình viên thường gặp. Chúc bạn thành công!
Top 5 chứng chỉ dành cho developer uy tín nhất hiện nay