Bên cạnh việc là một tài liệu cần có khi xin việc, CV còn là một tài liệu thể hiện bản thân bạn và cho một đối tượng cụ thể. Đó có thể không phải là chuyên gia trong lĩnh vực Kế toán - các nhà tuyển dụng. Những gợi ý và mẫu CV xin việc ngành kế toán dưới đây sẽ giúp bạn tạo được CV chuyên nghiệp cho riêng mình và nhận được lời mời từ phía nhà tuyển dụng.
Kế toán là ngành có độ cạnh tranh cao, vì vậy việc bạn nhận được hẹn tham gia phỏng vấn cũng được xem là một thành tựu lớn. Tuy nhiên, để được hẹn phỏng vấn thì bạn cần tạo CV xin việc thật cẩn thận. Hầu hết các ứng viên đều muốn CV của mình thật ấn tượng nên rất dễ rơi vào cái bẫy đó là ghi lại tất cả các kỹ năng, kinh nghiệm của mình mà không đưa nó vào trong bối cảnh của người đọc đó là nhà tuyển dụng.
Cấu trúc và định dạng của CV xin việc cũng quan trọng như nội dung. Nó quyết định CV của bạn trông như thế nào, có dễ dàng để nhà tuyển dụng đọc và tìm thông tin chính không.
Nếu bạn đang ứng tuyển ở một vị trí cao hoặc muốn làm CV của mình thật nổi bật thì việc trình bày các chứng chỉ được công nhận rộng rãi trong lĩnh vực kế toán sẽ giúp bạn cải thiện CV và nhận được đánh giá tốt hơn. Một số chứng chỉ có thể sẽ đem lại lợi thế cho bạn hơn các ứng viên khác phải kể đến như ACCA, CPA Việt Nam… hoặc các chứng chỉ liên quan đến ngoại ngữ.
Ngoài ra, nếu bạn đang ứng tuyển công việc không phải chuyên môn hiện tại của mình thì việc thêm chứng chỉ sẽ chứng minh cho nhà tuyển dụng rằng bạn có đủ kỹ năng để thực hiện công việc. Vì vậy, đừng bỏ qua phần này, biết đâu nó có thể quyết định bạn có thể nhận được mức lương nghìn đô hay không.
Những loại kỹ năng nào bạn nên ghi trong CV xin việc? Đó là những kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm liên quan đến ngành kế toán - tài chính ngân hàng. Ví dụ, khả năng tin học của một kế toán phải ở mức cao vì họ làm việc liên tục trên máy tính.
Từ 1-3 kỹ năng đôi khi là không đủ vì nhà tuyển dụng muốn thấy bạn tài năng hơn thế. Vì vậy, bạn nên kể nhiều hơn 3 kỹ năng, chẳng hạn như kỹ năng sử dụng máy tính, phần mềm kế toán, kỹ năng dự báo, lập kế hoạch thuế, báo cáo, kỹ năng tổ chức, làm việc nhóm cũng rất cần thiết đối với kế toán.
Mục tiêu nghề nghiệp chỉ xuất hiện ngay sau thông tin cá nhân, vì vậy một mục tiêu nghề nghiệp được lập luận mạnh mẽ sẽ gây ấn tượng khó quên đối với nhà tuyển dụng.
Mục tiêu nghề nghiệp không chỉ đơn giản là viết cho có để bạn nhận được công việc. Nó sẽ cho thấy cách bạn sử dụng các kỹ năng, kiến thức và khả năng của mình để giúp công ty đạt được mục tiêu của họ. Mục tiêu nghề nghiệp của bạn sẽ bao gồm 3 thông tin quan trọng sau:
Kế toán là một nghề dựa trên các con số, và CV xin việc của bạn cũng nên phản ánh điều đó. Bạn có thể sử dụng các con số để mô tả nhiệm vụ công việc của bạn và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Dưới đây là một số ví dụ chung về thông tin bạn có thể định lượng trong mẫu CV xin việc ngành kế toán tài chính:
Tóm lại, mẫu cv xin việc kế toán phải giới thiệu được thành tích của bạn. Không lặp lại các gạch đầu dòng, hoặc liệt kê các nhiệm vụ nhạt nhẽo và vô nghĩa.
Đây là một mẹo rất hiệu quả khi viết mẫu CV xin việc ngành kế toán nhưng không mấy ai để ý đến. Một số động từ hành động dưới đây sẽ giúp CV của bạn thêm chiều sâu, rõ ràng và cụ thể.
Khi viết CV ngành kế toán, điều quan trọng là phải chứng minh bạn có kỹ năng và kiến thức phù hợp để thực hiện vị trí công việc mà bạn ứng tuyển. Hy vọng, những thông tin mà GrowUpWork vừa chia sẻ sẽ giúp ích được cho bạn. Chúc bạn thành công!
Top 5 chứng chỉ dành cho developer uy tín nhất hiện nay