Bạn là một marketer nhưng lại gặp khó khăn trong việc “bán chính mình” cho nhà tuyển dụng. Đừng quá lo lắng, cũng có rất nhiều marketer khác ngoài kia đang loay hoay đấu tranh để lựa chọn cho mình một bản CV tốt giống như bạn. Để giúp bạn thoát khỏi cảnh trớ trêu đó, GrowUpWork đã tổng hợp tất cả các mẫu CV xin việc ngành Marketing trong bài viết này, hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn.
Marketing bao trùm một phạm vi rộng các lĩnh vực, vì vậy bạn cần phải xác định rõ vị trí mà mình đang ứng tuyển trước khi bắt đầu viết CV xin việc.
Điều mà GrowUpWork muốn đề cập tới ở đây là lĩnh vực, chứ không phải là vị trí, vai trò trong công việc như thực tập sinh, trưởng phòng, giám đốc… Marketing khác với các ngành khác ở chỗ là nó bao gồm rất nhiều các lĩnh vực con, và các ứng viên sẽ ứng tuyển một trong các lĩnh vực đó với vai trò khác nhau. Phải kể đến các lĩnh vực cơ bản sau:
Vì vậy, mẫu CV xin việc ngành marketing với những lĩnh vực khác nhau là khác nhau. Ngành Marketing có tính cạnh tranh khốc liệt và thay đổi không ngừng. Chính vì vậy, với vai trò là một marketer, bạn phải luôn nỗ lực học hỏi không ngừng để bắt kịp xu hướng, đưa ra các chiến lược marketing, truyền thông hiệu quả nhất.
“Content is King” là cụm từ mà các marketers thường nhắc tới khi nói về sự ảnh hưởng của nội dung đối với marketing online. Không có nội dung, bạn không thể làm bất cứ loại marketing nào.
Là một content marketing, bạn sẽ phụ trách các vấn đề liên quan tới nội dung cho các chiến dịch truyền thông trên các kênh khác nhau. Công việc của một nhân viên content là:
Nếu muốn trở thành một content giỏi, bạn nhất định phải có khả năng sáng tạo, cá biệt hóa nội dung. Ngoài ra, cũng phải có khả năng phân tích, tổng hợp thông tin, trình bày tốt và chịu được áp lực.
Market Research Analyst hay còn được gọi là nghiên cứu thị trường. Chuyên viên nghiên cứu thị trường sẽ chịu trách nhiệm phân tích các chiến dịch tiếp thị của doanh nghiệp. Tiến hành nghiên cứu và đánh giá xu hướng thị trường, báo cáo những phát hiện cho phòng Marketing. Ngoài ra, họ thu thập thông tin và kiểm tra xu hướng mua hàng để giúp tạo kế hoạch Marketing phù hợp nhất. Tóm lại, mục tiêu chính là xác định sản phẩm/dịch vụ nào cần bán và cách bán chúng.
Nhân viên sáng tạo là người chịu trách nhiệm sản xuất hình ảnh, video và các nội dung khác mang lại phong cách thương hiệu và sức mạnh storytelling của bạn. Họ phải làm việc với các nhà thiết kế, copywriter, đội ngũ bán hàng và Marketing để tạo ra tầm nhìn cho các sản phẩm bán ra. Hơn nữa, họ cũng tạo ra những ý tưởng mới cho xây dựng thương hiệu, chiến dịch quảng cáo và thông điệp Marketing.
Sales sẽ phụ trách việc bán hàng của doanh nghiệp. Họ là người tiếp xúc trực tiếp với khách, tư vấn giúp khách lựa chọn được sản phẩm/dịch vụ phù hợp, cũng như giải đáp các thắc mắc của khách hàng, thuyết phục khách hàng mua sản phẩm để tăng doanh số. Sales là bộ phận vô cùng quan trọng của các doanh nghiệp kinh doanh.
Bộ phận quan hệ công chúng thường có trong các doanh nghiệp lớn hoặc của doanh nghiệp nước ngoài. Nhân viên quan hệ công chúng có nhiệm vụ thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với công chúng (nhà đầu tư, nhân viên, chi nhánh, truyền thông..), khách hàng. Người làm PR phải luôn theo dõi phản ứng của công chúng đối với sản phẩm của mình và luôn phải bảo vệ quyền lợi của công chúng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình.
SEO Specialist sẽ phụ trách cải thiện thứ hạng công cụ tìm kiếm cho các trang web của doanh nghiệp. SEOer sẽ phối hợp với Content Creator để đảm bảo các chiến thuật SEO được thực hiện trong nội dung của doanh nghiệp. Quy trình tối ưu hóa trang web chủ yếu bao gồm viết nội dung tập trung vào từ khóa, cũng như tối ưu hóa tiêu đề trang, thẻ tiêu đề, thẻ alt và thẻ meta.
Họ cũng đảm bảo rằng thiết kế tổng thể của một trang web nâng cao trải nghiệm người dùng. Các chuyên gia SEO tiến hành phân tích hiệu quả của chiến dịch SEO và điều chỉnh chiến lược của họ cho phù hợp.
Nhân viên phụ trách quảng cáo của doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm cho các chiến dịch quảng cáo trên Internet như Google, Facebook, Zalo… Trực tiếp xây dựng kế hoạch và triển khi chạy quảng cáo, kết hợp với các phòng ban khác như content, design xây dựng chiến dịch quảng cáo phù hợp.
Với những thông tin trên tin rằng bạn đã có được một mẫu CV xin việc ngành tiếp thị ưng ý đồng thời tự tin hơn khi xin việc ngành Marketing. Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể xin việc khi đến với một số group tuyển dụng dành riêng cho marketing. Chúc bạn thành công!
Top 5 chứng chỉ dành cho developer uy tín nhất hiện nay