Một quy trình tuyển dụng thành công khi bạn tìm được người phù hợp cho một vị trí vai trò cụ thể. Đây quả thực là một thử thách không hề đơn giản, đặc biệt là khi có quá nhiều thứ cần phải tập trung trong lúc tuyển dụng. Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn thêm một phương pháp sẽ hữu ích trong bước đưa ra các quyết định chọn người - nguyên tắc SWAN.
Thoạt nhìn bạn nghĩ rằng SWAN là được dịch ra tiếng Việt là con thiên nga, vậy thì con thiên nga thì có liên quan gì đến việc ra quyết định chọn người khi tuyển dụng.
Nhưng thực ra SWAN là viết tắt của 4 tiêu chí quan trọng để nhà tuyển dụng lấy làm thước đo nhận định chính xác đâu người phù hợp với vai trò công việc nào, bên cạnh các tiêu chí về kỹ năng cứng và kinh nghiệm chuyên môn. Sở dĩ thứ tự được sắp thành chữ SWAN để mọi người có thể dễ dàng nhớ và áp dụng nó trong thực tế.
Trước khi đi tìm hiểu về 4 tiêu chí quan trọng trong SWAN và cách các tiêu chí này được áp dụng, chúng ta sẽ cùng điểm qua những việc nhà tuyển dụng cần làm trước khi áp dụng các tiêu chí SWAN nhé.
Đầu tiên, bạn hãy vạch ra những đặc điểm của người sẽ phù hợp với công việc bạn đang muốn tuyển dụng. Đó cũng chính là những yêu cầu về kinh nghiệm, tố chất mong muốn, năng khiếu mà ứng viên cần có cụ thể. Thiết lập của bạn về người bạn sẽ lựa chọn cành nhiều chi tiết thì càng tốt. Tiếp theo, là những điều kiện đảm nhận vị trí ứng tuyển là gì và đưa ra chứng chỉ hoặc năng lực là điều kiện cần để đạt được kết quả mà bạn mong muốn trong bản mô tả công việc?
Sau khi thiết lập các tiêu chí cần thiết, bạn cần mô tả tính cách của ứng viên lý tưởng để sẵn sàng tuyển dụng. Hãy nhớ thực hiện quy trình một cách nghiêm túc và chặt chẽ. Chỉ tuyển những người bạn muốn làm việc cùng và yêu mến. Nếu bạn có đến hẳn nhiều hơn một ứng viên thỏa các tiêu chí cần thiết thì đã đến lúc bạn xét đến 4 tiêu chí SWAN dưới đây:
Để nhận định xem một người có phải là người sáng dạ, thông minh mà chưa qua một kết quả công việc cụ thể, bạn sẽ cần tìm hiểu về cách họ tiếp cận một vấn đề thông qua các câu hỏi phỏng vấn tình huống. Bên cạnh đó, tính cách thích khám phá, ham học hỏi của ứng viên cũng là một dấu hiệu đáng cân nhắc.
Bên cạnh việc sáng dạ thì tính siêng năng chăm chỉ cũng cực kỳ quan trọng để biến sự thông minh của một người trở thành giá trị thực. Ngược lại, nếu nhà tuyển dụng xem nhẹ khả năng làm việc chăm chỉ của nhân viên thì chắc chắn đấy sẽ là điều khiến bạn đau đầu sau khi cho họ tham gia vào công việc. Khi đó, công việc có thể chậm trễ tiến độ và nhân viên đó cũng không muốn hỗ trợ, giúp đỡ những đồng nghiệp khác.
Tại sao bạn phải chọn những người đầy tham vọng? Đây là những người xuất sắc hoặc có tiềm năng xuất sắc nhất và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Tham vọng sẽ khiến cho mọi họ thực sự tập trung vào các nỗ lực làm việc, luôn mong muốn rằng ngày hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua.
Họ muốn tiếp quản công việc và xem công việc như những bước dẫn đến thành công và một tương lai tốt đẹp. Họ tin rằng làm tốt và xuất sắc sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều, họ sẽ có sự thăng tiến cao hơn trong sự nghiệp.
Đây có thể là tiêu chí không nên đặt lên hàng đầu nhưng lại quan trọng đối với nhà tuyển dụng.
Việc bạn cảm thấy dễ chịu khi tiếp xúc với một người nào đó cũng là dấu hiệu cho thấy đây có thể là người phù hợp với văn hóa công ty vì chính bạn - nhà tuyển dụng cũng đang là người làm việc trong công ty này.
Về cơ bản những người tử tế và dễ chịu là những người rất dễ hợp tác trong công việc và có tinh thần tập thể cao. Nếu có những người dễ chịu trong môi trường làm việc như vậy sẽ góp phần khiến cho không khí làm việc thoải mái và tích cực hơn.
Chưa biết về tiêu chí SWAN thì bạn có thể nghĩ đó là điều gì đó phức tạp lắm, xong nó cũng rất đơn giản và tất yếu. Thậm chí có khi bạn đã lưu ý tới 4 yếu tố này mà không nhận ra đây là SWAN.
Tuy nhiên, biết là một việc nhưng để có thể có nhìn nhận toàn diện về một người dựa trên 4 tiêu chí trên thì quả thực không hề đơn giản. Bạn sẽ cần kết hợp thêm một phương pháp kết hợp mà chúng ta sẽ gọi là nguyên tắc số ba. Cụ thể như sau:
Khi lựa chọn một ứng viên cho một công việc cụ thể, hãy phỏng vấn ít nhất 3 ứng viên. Vì bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn, so sánh và có cơ hội chọn ra những ứng viên tiềm năng. Đừng bao giờ tuyển người đầu tiên và chỉ là người duy nhất mà bạn đã phỏng vấn mà hãy mở rộng phạm vi, đối tượng để có thể tìm được người tài thực sự.
Nếu bạn hài lòng về một ứng viên, hãy phỏng vấn 3 lần. Cấp độ khó của phỏng vấn sẽ tăng dần sau mỗi vòng để giúp bạn có nhiều cơ hội khai thác rõ hơn những nhận định về ứng viên đó, từ tính cách đến kỹ năng làm việc
Nhân cách của một người để phù hợp với vị trí công việc là rất quan trọng. Các khía cạnh khác nhau của các môi trường khác nhau sẽ tiết lộ những điều khác nhau trong tính cách và phong cách làm việc của người đó. Bạn nên phỏng vấn ứng viên ở ba môi trường có thể là văn phòng, quán cà phê hoặc tầng trệt. Mỗi môi trường khác nhau bạn sẽ đánh giá một cách toàn diện.
Nguyên tắc SWAN và cách thực hiện trên cơ sở là thế. Song bạn vẫn cần tự chọn lọc và điều chỉnh cách thực hiện phù hợp với công ty bạn. Hi vọng rằng bài viết này đã mang đến cho bạn một công cụ hữu ích trong việc tuyển chọn người phù hợp với công việc.
Top 5 chứng chỉ dành cho developer uy tín nhất hiện nay