Cách trả lời câu hỏi về điểm yếu trong phỏng vấn

Khi chuẩn bị cho buổi phỏng vấn sắp tới, bạn có thể sẽ xem lại mô tả công việc, cập nhật những thông tin về vị trí ứng tuyển, công ty và câu trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn phổ biến. Bài viết này sẽ giúp bạn vượt qua một thử thách khá khó nhằn, đó là trả lời cho câu hỏi về điểm yếu trong phỏng vấn.

Cách trả lời câu hỏi về điểm yếu trong phỏng vấn
Cách trả lời câu hỏi về điểm yếu trong phỏng vấn

Câu hỏi về điểm yếu trong phỏng vấn

Câu hỏi phỏng vấn về điểm yếu là một trong những câu hỏi phỏng vấn phổ biến dù nó không hề dễ để trình bày trước nhà tuyển dụng. Câu hỏi này cũng thường xuất hiện theo sau câu hỏi về điểm mạnh của bạn.

Đối với nhiều người, những câu hỏi kiểu này có thể khiến bạn cảm thấy bối rối và khó có một câu trả lời trôi chảy. Điều khó là bạn cần đưa ra một câu trả lời sâu sắc, chân thành mà không khoe khoang hoặc hạ thấp bản thân. 

Để có thể làm được điều này bạn cần có sự chuẩn bị về những gì mình nên trình bày với câu hỏi về điểm yếu. Các phần dưới đây sẽ gợi ý cho bạn những ý tưởng hữu ích để tham khảo.

Danh sách các điểm yếu tham khảo

Tất nhiên, thật khó khăn khi ngẫm lại những thất bại của bạn và lập danh sách những gì bạn không giỏi. Tuy nhiên nếu bạn trả lời “tôi không có điểm yếu nào cả” cho câu hỏi này thì vô tình đã thể hiện sự tự phụ của bản thân.

Trên thực tế, không một ai là hoàn hảo cả, và chúng ta đang trên con đường để hoàn thiện. Thế nên, đừng quá quan ngại về việc chia sẻ điểm yếu của mình vì điều quan trọng là khả năng phân tích điểm yếu của bản thân và về cách bạn đã hoặc đang khắc phục chúng. Thậm chí, nếu bạn khéo léo có thể biến câu hỏi này thành cơ hội để trình bày thêm về những lợi thế tiềm ẩn! Dưới đây là một số ví dụ về điểm yếu:

  • Khó cân bằng khối lượng công việc
  • Sống hướng nội
  • Khó ra quyết định trước nhiều lựa chọn
  • Ngại khi nhờ sự giúp đỡ
  • Thường nhìn thấy những điểm chưa tốt của bản thân trước
  • Không quen nói trước đám đông
  • Định hướng quá chi tiết hoặc định hướng không đủ chi tiết
  • Sợ hãi xảy ra sai sót

Một số ví dụ trong danh sách trên bạn nên cân nhắc lựa chọn cho câu trả lời của mình dựa trên tính chất công việc bạn đang ứng tuyển. 

PRO TIP:

Chẳng hạn như nếu bạn đang ứng tuyển vị trí giảng viên nhưng lại trình bày điểm yếu là “không quen nói trước đám đông” thì đó là lựa chọn điểm yếu sai lầm! Hãy chọn những điểm yếu không quá liên quan trọng yếu đối với tính chất công việc bạn ứng tuyển!

Vì sao người phỏng vấn hỏi về điểm yếu?

Câu hỏi phỏng vấn này có thể cung cấp cho người quản lý tuyển dụng cái nhìn chính xác đáng ngạc nhiên về kiểu người mà họ đang phỏng vấn dựa trên những kỹ năng, hành vi thói quen và đặc điểm tính cách nào được tiết lộ trong câu trả lời của ứng viên.

Đây là một câu hỏi phỏng vấn hành vi và bạn cần cố gắng xoay chuyển nó bằng cách bộc lộ điểm mạnh, thay vì chỉ liệt kê điểm yếu mà không kèm theo bất kỳ giải thích nào là một trong những điều dở nhất bạn có thể làm trong một buổi phỏng vấn.

Người quản lý tuyển dụng sử dụng các câu hỏi phỏng vấn với hy vọng rằng câu trả lời của bạn sẽ cung cấp dấu hiệu về việc bạn có phù hợp với công việc hay không.

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn về điểm yếu

May mắn là chúng ta có một công thức đã được chứng minh là hiệu quả trong nhiều kinh nghiệm phỏng vấn khi bạn trình bày về điểm yếu của mình:

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn về điểm yếu
Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn về điểm yếu
  • Bước 1:Nêu điểm yếu của bạn.
  • Bước 2: Giải thích ngữ cảnh bằng cách sử dụng một câu chuyện hoặc ví dụ trong quá trình làm việc trước đây của bạn.
  • Bước 3: Mô tả việc nhận ra điểm yếu này đã thay đổi quan điểm của bạn như thế nào.
  • Bước 4: Nếu có thể, hãy liệt kê bất kỳ phương án nào bạn đã thực hiện hoặc dự định thực hiện để khắc phục điểm yếu của mình.

Phần quan trọng nhất của công thức này là bước 2, nơi bạn mô tả ngữ cảnh về điểm yếu của mình. Hãy nhớ rằng, câu hỏi này không được thiết kế đơn giản chỉ để nói “Tôi ngại khi nhờ sự giúp đỡ” rồi chuyển sang các bước tiếp theo. Nhà tuyển dụng muốn đánh giá mức độ tự nhận định và cam kết phát triển năng lực làm việc của bạn.

Trả lời “điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?”

Một số người phỏng vấn sẽ hỏi về điểm mạnh và điểm yếu của bạn trong một câu hỏi, trong khi những người khác có thể chia thành 2 hoặc nhiều câu hỏi. Nếu người quản lý tuyển dụng đi theo cách đầu tiên thì bạn nên trả lời về điểm yếu của bạn trước, sau đó mới đến điểm mạnh của bạn. Bằng cách này, bạn có thể khép lại câu trả lời một cách tích cực.

Hãy cẩn thận xem xét loại công việc mà bạn đang ứng tuyển và sử dụng mô tả công việc đó để quyết định điểm yếu và điểm mạnh nào bạn muốn làm nổi bật.Chẳng hạn đây là một loại nghề nghiệp kỹ thuật mà các kỹ năng cứng của bạn có giá trị hơn, thì hãy chọn các điểm yếu về kỹ năng mềm sẽ tốt hơn

Dưới đây là một số ví dụ về câu trả lời mẫu để giúp bạn rút ra cảm hứng bằng cách sử dụng kinh nghiệm sống của chính mình:

Câu trả lời mẫu về câu hỏi điểm yếu khi phỏng vấn

  • Mẫu 1:

Điểm yếu mà tôi nhận ra đó là sự cầu toàn quá mức. Dù đây không phải lúc nào cũng là một đặc điểm xấu, nhưng nó có thể khiến tôi phải sửa chữa những chi tiết nhỏ nhất của một dự án và có nguy cơ sa đà vào các chi tiết này mà làm trễ tiến độ, nhất là khi gặp phải các lỗi nhỏ trong một dự án quá đồ sộ.

Đây hẳn là điểm yếu khiến tôi khó chịu nhất trong quá trình làm việc của mình khi làm trễ tiến độ vì chăm chú sửa chữa các chi tiết. Điểm này cũng mang lại căng thẳng cho người quản lý trước đó của tôi.

Sau đó, tôi đã tập trung vào việc học cách tìm ra sự cân bằng giữa sự hoàn hảo tuyệt đối và đủ tốt để đáp ứng đúng hạn. Tôi xác định các tiêu chí từ quan trọng nhất đến kém quan trọng nhất từ đó đặt sự tập trung của mình vào đúng chỗ để đảm bảo tiến độ. Và tôi cũng nhận ra rằng tốc độ của bản thân cũng ảnh hưởng rất lớn đối với hiệu quả của cả team mình.

  • Mẫu 2:

Tôi luôn có xu hướng quá tự phê bình bản thân. Cách nghĩ tiêu cực này khiến tôi cảm thấy căng thẳng, lo lắng và nhanh chóng kiệt sức. Sau khi nhận định được suy nghĩ tiêu cực này, tôi bắt đầu cố gắng hướng suy nghĩ của mình vào giải pháp hơn là chỉ dừng lại ở những điều phê bình. Đồng thời tôi tập tự tán dương và cỗ vũ bản thân khi hoàn thành được điều gì đó!

Trong vài năm qua, điều này đã giúp cải thiện đáng kể sự tự tin và thái độ tích cực tổng thể của tôi, đồng thời cho phép tôi thấu hiểu rõ đồng nghiệp của mình về sự tương trợ trong công việc và tinh thần đội nhóm.

  • Mẫu 3:

Sự chần chừ luôn là một trong những điểm yếu lớn nhất của tôi. Tôi từng nghĩ rằng đó là một thói quen xấu cá nhân thôi. Tuy nhiên đến vài năm trước, khi tôi đang thực hiện một dự án với team mình, tôi nhận ra rằng xu hướng trì hoãn của tôi đang ảnh hưởng tiêu cực đến các thành viên khác.

Điều đó đã thôi thúc cần chủ động tìm cách phá bỏ thói quen này. Tôi bắt đầu tạo lịch trình hàng ngày để quản lý thời gian của mình tốt hơn và tự chịu trách nhiệm. Ban đầu, điều đó thực sự khó khăn đối với tôi, nhưng giờ đây, quy trình làm việc và tư duy của tôi đã được cải thiện rất nhiều, đồng thời các đồng đội của tôi cũng bớt căng thẳng hơn nhiều khi tôi làm việc với họ trong một dự án.

Kết luận

Thảo luận về điểm yếu của bản thân có thể không thoải mái đối với nhiều người và cũng không có gì phải quá hoang mang nếu bạn không chắc chắn về cách trả lời một câu hỏi phỏng vấn như vậy. Bí quyết cốt lõi là sự chân thực và sự cân bằng giữa khiêm tốn và tỏ ra tự phụ.

Lập kế hoạch cho các câu trả lời của bạn trước buổi phỏng vấn sẽ giúp đảm bảo bạn cung cấp một câu trả lời thấu đáo, được suy nghĩ kỹ lưỡng, thể hiện được các kỹ năng thích hợp với mô tả công việc. Bằng cách thể hiện khéo léo phù hợp, bạn sẽ nổi bật khi đã biến điểm yếu thành thách thức để tự cải thiện. Hi vọng rằng nội dung trên đã giúp bạn tự tin trả lời câu hỏi về điểm yếu trong phỏng vấn!


Tin tức liên quan

Top 5 chứng chỉ dành cho developer uy tín nhất hiện nay

News|2024-07-18
Lập trình viên đang được đánh giá là ngành nghề hot bậc nhất hiện tại và tương lai. Với mức lương thưởng cao, ngành IT luôn là “mảnh đất màu mỡ” để giới trẻ cạnh tranh lẫn nhau. Tất nhiên, để có một vị thế tốt trong lĩnh vực này thì bạn sẽ phải nỗ lực rất nhiều. Một trong những minh chứng cho năng l

7 chứng chỉ dành cho Tester mà bạn không nên bỏ qua

News|2024-07-17
Tester là ngành nghề được dự đoán sẽ rất "hot" trong tương lai gần tại Việt Nam. Vì vậy, ngay bây giờ bạn hãy tham khảo và thi 7 chứng chỉ dành cho Tester như sau đây. Hồ sơ tốt sẽ giúp bạn có mức lương và công việc rất tốt.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer và cách trả lời hay nhất

News|2023-12-09
Lập trình Mobile sẽ trở thành xu hướng với mức lương cao trong tương lai. Nếu bạn muốn theo đuổi và tham gia thì hãy tham khảo các câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer cực hay sau đây.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer và cách trả lời hay nhất

News|2023-12-09
IoT Engineer là lĩnh vực có tiềm năng cực kỳ lớn ở hiện tại và tương lai. Nếu tham gia được thì bạn sẽ có cơ hội phát triển cùng mức lương tốt. Nhưng trước hết hãy tham khảo 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer cực hay và cách trả lời sau đây để tự tin vượt qua vòng tuyển chọn.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn IT Comtor và cách trả lời hay nhất

News|2023-12-06
Bạn đang theo học hoặc định hướng làm IT Comtor? Bạn sắp trải qua buổi phỏng vấn IT Comtor? Hãy tham khảo 20 câu hỏi phỏng vấn IT Comtor và cách trả lời cực hay sau để vượt qua dễ dàng.

Tổng hợp những mẫu skill sheet trong ngành IT

News|2023-10-27
Skill Sheet là gì? Làm sao để viết Skill Sheet ấn tượng nhất? Có những mẫu Skill Sheet nào tốt? Toàn bộ những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong chia sẻ sau đây.