Lĩnh vực IT rất rộng lớn với nhiều chuyên môn và kỹ năng công nghệ khác nhau, sự ảnh hưởng của dịch bệnh đã làm thay đổi tầm quan trọng và mức độ nhu cầu đối với các kỹ năng công nghệ này. Đòi hỏi những người hoạt động trong lĩnh vực IT phải nhanh chóng cập nhật và củng cố để đáp ứng. Dưới đây là danh sách các kỹ năng IT có nhu cầu cao đột phá trong và sau đại dịch covid-19.
Dưới tác động ảnh hưởng của bệnh dịch, cả thế giới đang áp dụng rất nhiều các biện pháp mới cũng như những sự những sự thay đổi lớn.
Các công ty và doanh nghiệp cũng nhanh chóng thay đổi các hình thức hoạt động kinh doanh để thích nghi với tình thế chống chọi và chung sống trong dịch bệnh lâu dài.
Điều này đã dẫn đến nhu cầu cao đối với các ngành công nghệ như IT. Đặc biệt là một số kỹ năng IT, công nghệ có vai trò to lớn trong việc tạo ra các giải pháp thay thế các hoạt động trực tiếp truyền thống chuyển giao thành các dịch vụ online và có thể hỗ trợ tối đa cuộc sống sinh hoạt và công việc của mọi người trong xã hội.
Những kỹ năng IT này sẽ còn tiếp tục được đề cao cả khi mọi thứ đi vào guồng hoạt động bình thường sau các gián đoạn do dịch bệnh gây ra và trở thành xu hướng phát triển trong tương lai.
COVID-19 làm cho thế giới nhận ra rằng trước đó những hoạt động trực tiếp cần dùng đến hoạt động của con người nhiều và cần thiết đến mức nào. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sử dụng sức người hoạt động kinh doanh sản xuất trực tiếp của họ, chẳng hạn như bán lẻ, thực phẩm, sản xuất và hậu cần bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Tuy nhiên với khả năng thích nghi tốt chúng ta đang chuyển dần sang các hoạt động không dựa trên sức người trực tiếp. Điều này đã tạo ra một sự thúc đẩy mạnh mẽ để triển khai việc sử dụng robot và nghiên cứu về robot. Tại các nước phát triển và có điều kiện nghiên cứu sản xuất robot, đã sử dụng các robot này để khử trùng các khu vực và giao thực phẩm cho những người trong diện kiểm dịch. Ví dụ khách như sáng kiến giao hàng bằng drone của Amazon.
Trong khi có một số báo cáo dự đoán nhiều công việc sản xuất sẽ bị thay thế bởi robot trong tương lai, đồng thời, công việc mới khác sẽ được tạo ra trong quá trình này. Việc này có nghĩa là phải có các chính sách để cung cấp đầy đủ đào tạo và phúc lợi xã hội cho lực lượng lao động để đón nhận sự thay đổi này.
Automation vốn đã nổi trội trong ngành công nghệ trước cả khi bước vào đại dịch Covid, với lợi ích về hạn chế chi phí, chức năng được nâng cao và phạm vi áp dụng được mở rộng, đồng thời kéo theo việc phát triển và đưa robot vào hoạt động và hiệu quả.
Khi đại dịch bùng phát, các tập đoàn phải đối mặt với tình thế thua lỗ: đóng cửa các nhà máy và nhà kho, đình trệ hoạt động kinh doanh, thâm chí chấp nhận để các nhà máy mở cửa và khiến nhân viên gặp rủi ro sức khỏe. Các công ty bao gồm Tesla và Amazon đã phải đối mặt với những lời chỉ trích vì giữ cho các nhà máy và kho hàng luôn mở và gây nguy hiểm cho sự an toàn của nhân viên.
Thế mới thấy sự có mặt của công nghệ automation đã mang đến giải pháp hoàn toàn cần thiết trong thời điểm này. Các công ty chuyên về tự động hóa công nghiệp và người máy chứng kiến sự gia tăng rõ rệt về nhu cầu khi các nhà máy sản xuất tranh nhau tìm cách giữ cho dây chuyền lắp ráp hoạt động.
Đại dịch đã mang lại một ý nghĩa mới cho các con số và data. Do đó, AI và Machine learning đã và đang thúc đẩy nhu cầu của mọi người.
AI đang biến đổi mọi khía cạnh của các doanh nghiệp, cho dù đó là về mặt chức năng, hoạt động hay chiến lược. Sự tăng trưởng đột biến của AI và Machine learning đã thúc đẩy nhu cầu về các nhân sự IT với những kỹ công nghệ này
Đối với các công ty, việc ứng dụng công nghệ AI và Machine learning đã hỗ trợ thu hút khách hàng thông qua các kênh kỹ thuật số, xử lý các chuỗi cung ứng phức tạp và đa chiều, cũng như hỗ trợ người lao động vượt qua sự gián đoạn trong cuộc sống và công việc hằng ngày.
Đồng thời, các nhà lãnh đạo đã nhận ra một điểm yếu chính trong chiến lược phân tích của họ: chính là sự phụ thuộc vào data cũ cho các mô hình thuật toán. Từ hành vi của người dùng đến chu kỳ cung và cầu, các mô hình vốn có trước đây đã không còn phù hợp trong bối cảnh có tác động của COVID-19. Nó đã làm thay đổi những điều này và đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải nhanh chóng cập nhật vào công nghệ AI và Machine Learning. Từ đó thúc đẩy nhu cầu về nhân lực IT thành thạo kỹ năng này tăng cao đáng kể.
Đã nói đến AI và học máy thì không thể không nhắc đến Natural language processing (NLP). Bởi vì NLP chính là một nhánh của AI tập trung vào các ứng dụng trên ngôn ngữ của con người, giúp việc hiện thực hóa các giải pháp ý tưởng AI và học máy nhanh chóng hơn!
Chính vì vậy, sự bức phá trong nhu cầu của AI không thể vắng mặt được NLP. Công nghệ này chắc chắn cũng được khai thác tối đa. Việc nắm bắt và thành thạo NLP sẽ giúp ngành IT tăng khả năng đáp ứng và sáng tạo các phần mềm thích hợp trong và sau đại dịch.
Cloud computing, có thể là lưu trữ, networking, tạo dựng nền tảng web hoặc các giải pháp server đã phát triển nhanh chóng trong những năm 2010, khi các giải pháp mạnh mẽ như AWS giảm tải chi phí cho các doanh nghiệp nếu không dựa vào local infrastructure.
Mặc dù mới đầu, khái niệm về cloud thường đi kèm với những lo ngại xung quanh vấn đề bảo mật, nhưng sự phát triển của ngành đã cải thiện đáng kể. Các tổ chức có thể tận dụng phần mềm cloud, nền tảng và infrastructure cloud một cách an toàn, nhanh chóng và đáng tin cậy.
Cloud computing đã đạt được bước tiến đáng kể trong những năm qua và hiện nay với việc áp dụng Cloud computing ngày càng tăng trong các công ty, sẽ thúc đẩy nhu cầu lớn về nhân sự ngành IT thành thạo công nghệ Cloud computing. AWS và Azure đang thay đổi bối cảnh Cloud computing và việc có chuyên môn về những lĩnh vực này đã trở nên rất quan trọng.
Cụ thể cho sự thay đổi về nhu cầu này là khi các tổ chức trước đây phụ thuộc vào nhân viên phải làm việc tại văn phòng thì việc tận dụng công nghệ Cloud computing sẽ thay đổi được thực tế này và mang lại hiệu quả tức thì.
Khi đã thiết lập, một doanh nghiệp thông thường có hoạt động trên cơ sở cloud sẽ có nhu cầu về một loạt các nguyên tắc để hoạt động hoàn toàn ‘trên cloud’ bao gồm chuyên gia DevOps, lập trình viên, chuyên gia về database, Architecture và tất nhiên là Security.
Trong khi các cuộc tấn công mạng luôn là một phần trong môi trường mạng, mối đe dọa này đã tăng đột biến trong đại dịch Covid-19, có lúc đã tăng gấp hơn 3 lần mỗi tháng.
Bởi vì đại dịch covid nên phần lớn thế giới chuyển sang làm việc từ xa; sử dụng các dịch vụ giao hàng và mua sắm online chứng kiến nhu cầu tăng vọt; và các dịch vụ livestream cũng dần trở thành nguồn giải trí chính. Chính điều này đã tạo ra những điểm xâm nhập cho những tên hacker khi rất dễ dàng tìm ra các mục tiêu nhạy cảm.
Các trò gian lận lừa đảo cũng từ đây mà ra. Trong đó những vấn nạn giả danh tính của các tổ chức y tế, cơ quan chính phủ và viện trợ khác để lấy thông tin nhạy cảm của người dùng ngày càng tăng.
Các công ty đã nhận ra rằng các biện pháp bảo mật mạng trước đây của họ cần được duy trì để tự trang bị cho mình khỏi các lỗ hổng bảo mật. Đồng thời, sự gia tăng các mức độ đe dọa và hacker đã tạo ra nhu cầu tăng cao đối với các chuyên gia có kỹ năng cybersecurity.
Các chuyên gia thành thạo về DevOps đang được chào đón nồng nhiệt trong lĩnh vực IT.
Bởi vì kỹ năng công nghệ này đã tạo ra cách mạng hóa trong cách mà các doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.
DevOps cho phép các chuyên gia IT tăng tốc hiệu quả ngay cả trong sự gián đoạn do covid 19 gây ra, hoàn toàn thích hợp với các nhà lập trình và phát triển khi làm việc cùng một team nhưng phải làm việc từ xa.
Theo thống kê từ TopDev cho thấy rằng nhu cầu trang bị kỹ năng công nghệ DevOps của lập trình viên và developer Việt Nam vào năm 2021 đã chiếm 35% và đứng đầu trong các kỹ thuật công nghệ khác.
Xem thêm Top 6 kỹ năng DevOps mà các công ty luôn tìm kiếm và Kỹ sư DevOps làm gì? Vai trò và Nhiệm vụ.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid, ngành IT cũng chịu không ít tác động. Điều này đòi hỏi những người lập trình và các bộ phận, công ty gia công phần mềm cần áp dụng các phương pháp phát triển phần mềm bài bản để đảm bảo tiến trình phát triển và thời hạn release được đảm bảo.
Các phương pháp này được xem là các khuôn khổ quy trình mà team phát triển phần mềm cần tuân theo để phát triển các ứng dụng nhằm đáp ứng các yêu cầu thay đổi, tiến trình và nhu cầu users để giảm tỷ lệ thất bại. Trong các phương pháp này là tập hợp các vai trò, quy tắc và các giải pháp hiệu quả nhất về cách phát triển và tạo ra ứng dụng.
Tuy nó không yêu cầu sử dụng bất kỳ yếu tố kỹ thuật nào nhưng liên quan đến việc lập kế hoạch cẩn thận cho vòng đời phát triển phần mềm.
Hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau để có thể áp dụng nhưng trong số đó thì cái tên Agile là nổi bật nhất!
Khi vận dụng phương pháp này thì đồng nghĩa với việc các thanh viên trong team phát triển sẽ hiểu rõ về cách thức hoạt động của một team nhanh nhẹn và linh hoạt là như thế nào. Ngoài các giải pháp mang tính chuyên môn, thì phương pháp này cũng bao gồm việc vận dụng các kỹ năng mềm khác như khả năng tập trung vào các phần nhỏ hơn của dự án trong một khoảng thời gian ngắn hơn và có thể điều chỉnh dễ dàng vào bất cứ lúc nào.
Blockchain đã chứng kiến nhu cầu gia tăng trên nhiều lĩnh vực khác nhau bởi khả năng áp dụng của nó, bao gồm ngân hàng, bảo hiểm và hậu cần, v.v.
Trong bối cảnh cả thế giới đang làm việc chăm chỉ để tìm ra các giải pháp tốt nhất liên quan đến việc phát triển và thử nghiệm vaccine, ngăn chặn sự lây lan và xác định nhanh chóng người nhiễm virus.
Trên thực tế, nhu cầu ứng dụng công nghệ blockchain gia tăng tương ứng với nhu cầu y tế và chăm sóc sức khỏe, chẳng hạn như việc chia sẻ dữ liệu, bảo mật và truy cập dữ liệu.
Các ví dụ khác bao gồm các nền tảng blockchain được thiết kế cho các thử nghiệm lâm sàng hoặc y học chính xác. Chính vì vậy, blockchain đang phát triển như một giải pháp công nghệ quan trọng trong việc cung cấp một giải pháp minh bạch, đáng tin cậy và chi phí thấp để tạo điều kiện đưa ra quyết định thành công, có thể dẫn đến hiệu quả góp phần can thiệp nhanh hơn trong cuộc khủng hoảng do dịch bệnh gây ra.
Xem thêm về Blockchain trong nội dung Blockchain là gì? Nghề lập trình blockchain có thực sự HOT?
Cuối cùng là Data Analysis nhưng không hề kém quan trọng. Nhu cầu trong công nghệ này tăng cao vì vốn dĩ trong tất cả các công nghệ trên đều có liên quan mật thiết và cần đến nó.
Trong những năm qua, lượng data đã tăng lên theo cấp số nhân, dẫn đến việc cần áp dụng các công cụ phân tích. Các tổ chức cần công nghệ này để đưa ra các quyết định phức tạp và thu hút người tiêu dùng. Vì vậy, từ trước đại dịch Data Analysis vẫn luôn nằm trong top các công nghệ có nhu cầu cao.
Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng thì mức độ các chuyên gia IT cần trang bị cho mình về Data Analysis sẽ khác nhau. Tuy nhiên trong bối cảnh dịch bệnh thì kỹ năng công nghệ này cần thiết hơn bao giờ hết.
Sự thay đổi mà dịch bệnh gây ra trên thế giới đối với nhân loại đã tạo ra các thay đổi lớn và liên đới trong tất cả các lĩnh vực, chẳng hạn như IT. Nhân lực IT là một nhân tố quan trọng của ngành, một người làm việc trong ngành này cần nắm bắt sự thay đổi và đáp ứng các nhu cầu đúng lúc kịp thời. Hi vọng rằng nội dung này đã cung cấp cho bạn đọc các kỹ năng IT có nhu cầu cao đột phá trong và sau covid-19.