9 giải pháp hạn chế tiêu cực trong công việc mà HR cần lưu ý

Không có gì ảnh hưởng đến tinh thần nhân viên hơn là sự tiêu cực dai dẳng tại nơi làm việc. Nó làm cạn kiệt năng lượng công ty và chuyển hướng sự chú ý quan trọng khỏi công việc và hiệu suất. Sự tiêu cực có thể xuất hiện trong thái độ, quan điểm và cách nói chuyện của thành viên trong, hoặc trong một loạt các phản hồi với một quyết định hoặc sự kiện tại nơi làm việc. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn 9 giải pháp hạn chế tiêu cực trong công việc ngay từ hôm nay!

9 giải pháp hạn chế tiêu cực trong công việc mà HR cần lưu ý
9 giải pháp hạn chế tiêu cực trong công việc mà HR cần lưu ý

Tiêu cực trong công việc là gì?

Theo Gary S. Topchik, tác giả của cuốn Managing Workplace Negativity, tiêu cực là một vấn đề ngày càng gia tăng tại nơi làm việc. Ông cho rằng sự tiêu cực thường là kết quả của việc mất niềm tin, sự kiểm soát hoặc cộng đồng. Biết được những điểm tiêu cực của mọi người là bước đầu tiên để giải quyết vấn đề.

Khi những tin đồn và sự tiêu cực đang nổi lên trong công ty, việc nói chuyện với nhân viên sẽ giúp bạn hiểu chính xác các vấn đề và mức độ mà các vấn đề đang ảnh hưởng đến nơi làm việc. Bạn sẽ muốn xác định chính xác các nhóm nhân viên đang gặp phải sự tiêu cực và đâu là cốt lõi các vấn đề khiến họ không hài lòng.

Đó có thể là:

  • Công ty đã đưa ra một quyết định ảnh hưởng xấu đến nhân viên
  • Người quản lý chủ trì một cuộc họp đã đe dọa hoặc phớt lờ những người đặt câu hỏi chính đáng.

Dù nguyên nhân của sự tiêu cực tại nơi làm việc là gì, bạn phải giải quyết các vấn đề, càng sớm càng tốt!

Dấu hiệu nhận biết môi trường làm việc độc hại
Bài viết liên quan
Dấu hiệu nhận biết môi trường làm việc độc hại
Môi trường làm việc xung quanh bạn có tác động rất lớn đến việc phát huy năng lực để làm việc hiệu quả thậm chí là sức khỏe của cá nhân bạn. Tìm đến một môi trường làm việc lành mạnh là mong muốn của tất cả mọi người, nhưng trước hết chúng ta cần phải biết đâu là dấu hiệu nhận biết môi trường làm việc độc hại từ đó loại trừ để tránh xa!

Vai trò của HR trong hạn chế tiêu cực

Là người quản lý hoặc chuyên gia HR, bạn có mối liên hệ chặt chẽ với nhân viên trong toàn công ty. Bạn nhận được những lời phàn nàn của nhân viên, thực hiện các buổi trao đổi trước thôi việc với những nhân viên đã rời đi và biết danh tiếng của công ty bạn thế nào trong thị trường việc làm và nhân sự.

Bạn có thể theo dõi các cuộc thảo luận trên mạng nội bộ của nhân viên, quản lý quy trình đánh giá và phản hồi 360 độ, đồng thời hướng dẫn các nhà quản lý cách đối xử phù hợp với nhân viên. Thông tin này giúp bạn học cách xác định các biểu hiện tiêu cực trước khi việc suy sụp tinh thần của nhân viên. Quan trọng nhất là giúp bạn ngăn ngừa và hạn chế tiêu cực tại nơi làm việc.

9 giải pháp hạn chế tiêu cực trong công việc

Hãy nhớ rằng cách tốt nhất để chống lại sự tiêu cực tại nơi làm việc là ngăn không cho nó xảy ra ngay từ đầu.

1. Mức độ quản lý công việc vừa phải

Tạo cơ hội cho mọi người đưa ra quyết định, giám sát và tác động đến công việc của họ. Nguyên nhân thường gặp nhất của sự tiêu cực tại nơi làm việc có thể được biết đến là do người quản lý hoặc tổ chức đưa ra quyết định về công việc của một người mà không có ý kiến ​​của họ.

Hầu hết mọi quyết định loại trừ ý kiến ​​đóng góp của người thực hiện công việc đều được coi là tiêu cực. Vì thế hãy lắng nghe người thực hiện, tức nhân viên của bạn về các quyết định cho vai trò của họ và có điều chỉnh hợp lý.

2. Cơ hội bày tỏ ý kiến

Tạo cơ hội cho mọi người bày tỏ ý kiến ​​của họ về các chính sách và thủ tục tại nơi làm việc. Nhận biết tác động của những thay đổi trong các lĩnh vực như giờ làm việc, lương, phúc lợi, phân công làm thêm giờ, trả lương, quy định về trang phục, địa điểm văn phòng, yêu cầu công việc và điều kiện làm việc.

Các chính sách quan trọng cho nhân viên cần được có sự trao đổi và đồng thuận
Các chính sách quan trọng cho nhân viên cần được có sự trao đổi và đồng thuận

Những yếu tố này gần gũi nhất với tâm trí, tinh thần và sự hiện diện thể chất của mỗi cá nhân. Những thay đổi này có thể gây ra phản ứng tiêu cực nghiêm trọng. Vì thế trước khi đưa vào áp dụng hãy trình bày để lắng nghe nhân viên của bạn bày tỏ ý kiến với các thay đổi trong nội bộ.

3. Đối xử công bằng nhất quán

Đối xử với mọi người một cách công bằng và nhất quán. Tránh thiên vị bằng cách áp dụng cùng một tiêu chuẩn về trách nhiệm giải trình và hệ thống khen thưởng cho tất cả nhân viên. Phát triển và công khai các chính sách và thủ tục tại nơi làm việc để tổ chức công việc hiệu quả. Áp dụng chúng một cách nhất quán.

4. Cung cấp sự tin tưởng và tôn trọng

Hãy thể hiện sự tin cậy bạn dành cho nhân viên của mình. Như vậy, việc đánh giá cần được cụ thể và minh bạch. Việc đánh giá cần toàn diện về hiệu suất, tính trung thực và đóng góp của họ theo thời gian. 

Đừng bắt đầu với niềm tin rằng mọi người phải giành được sự tin tưởng của chuyên gia nhân sự. Hãy thể hiện sự trân trọng với tất cả những ai đang đóng góp cho công ty bạn!

5. Nội quy và kỷ luật

Đừng thiết lập kỷ luật được áp dụng lên toàn thể nhân viên khi chỉ một vài người vi phạm quy tắc. Bên cạnh đó cũng nên giữ quy tắc của bạn đơn giản và chính đáng, thể hiện được việc bạn nhìn nhận nhân viên của mình là những người trưởng thành và có ý thức! Và bạn đang cần sự hợp tác của họ đả cả 2 bên được tốt hơn và không phải sự áp đặt.

6. Công nhận và khuyến khích sự tham gia

Hãy cho thấy rằng bạn cần sự tham gia và trân trọng sự đóng góp cho công ty từ tất cả nhân viên bất kể cấp bậc hay vai trò của họ là thấy được tham gia—mỗi người đều muốn có cùng thông tin nhanh như những người khác.

Cung cấp bối cảnh cho các quyết định và giao tiếp hiệu quả và liên tục. Bạn không thể giao tiếp quá mức nếu mong muốn của bạn là giảm bớt sự tiêu cực và giành được sự tin tưởng cũng như hỗ trợ từ nhân viên của mình.

7. Tạo cơ hội để phát triển

Để hạn chế tiêu cực thì góp phần đẩy mạnh các hoạt động tích cực là điều không thể thiếu. Một trong những hoạt động tích cực đó là tạo điều kiện phát triển nhân viên! Từ các hoạt động đơn giản và cơ bản như đào tạo việc làm cho đến đào tạo nâng cao kỹ năng và trình độ để hướng đến một vị trí cao hơn trong cơ cấu công ty bạn dành cho nhân viên!

Điều này sẽ tạo ra một không khí học hỏi sôi nổi lại còn tập trung vào việc củng cố hiệu suất công việc lâu dài khi nhân viên được đào tạo và phát triển!

8. Truyền đạt như một người dẫn dắt bản lĩnh

Hãy thể hiện và thực hiện sự lãnh đạo thích hợp và một khuôn khổ chiến lược, bao gồm sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị và mục tiêu. Tất cả nhân viên muốn cảm thấy như thể họ là một phần của tổ chức to lớn hơn chính họ. 

Nếu họ hiểu phương hướng và vai trò của họ trong việc tạo ra kết quả mong muốn, họ có thể đóng góp nhiều hơn nữa. Mọi người đưa ra quyết định tốt hơn cho doanh nghiệp của bạn khi bạn trao quyền cho họ thông tin họ cần để đưa ra quyết định phù hợp về mặt chiến lược với định hướng tổng thể của bạn.

9. Công nhận

Trao thưởng và thể hiện sự công nhận dành cho nhân viên để mọi người cảm thấy sự đóng góp của họ xứng đáng và có giá trị. Sức mạnh của những phần thưởng và sự công nhận phù hợp đối với một nơi làm việc tích cực là rất đáng để tâm. Có thể nói, phần thưởng và sự công nhận là hai trong số những công cụ mạnh mẽ nhất mà một tổ chức có thể sử dụng để nâng cao tinh thần của nhân viên.

Tạm kết

Bạn không thể nào phớt lờ sự tiêu cực trong môi trường làm việc! Bởi vì nó có ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng đạt được mục tiêu của toàn bộ tổ chức thậm chí là sự tồn tại và phát triển! Hi vọng với các giải pháp hạn chế tiêu cực trong công việc sẽ giúp bạn, bộ phận HR điều chỉnh các chính sách và cách ứng xử với nhân viên tốt nhất! Chúc bạn thành công!


Tin tức liên quan

Nghệ thuật từ chối: Bí quyết từ chối công việc khiến ai cũng nể phục!

News|2024-12-25
Từ chối một công việc, một lời mời hay một cơ hội không phải lúc nào cũng dễ dàng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá nghệ thuật từ chối, cách để

Những kỹ năng bạn cần học hỏi trong Blockchain Developer Roadmap

News|2024-08-13
Blockchain đang thực sự vươn mình trở thành lĩnh vực trọng điểm của công nghệ hiện đại. Đương nhiên, với vị thế ngày càng cao của ngành thì Blockchain Developer cũng là một ngành nghề cực hot. Nếu bạn có đủ kỹ năng thì mức lương thưởng khi lập trình Blockchain sẽ là rất cao.

Thực trạng nghề Tester tại Việt Nam ở hiện tại và tương lai

News|2024-07-13
Tester là một công việc được đánh giá có tiềm năng cực lớn trong tương lai. Vậy, thực tế nghề Tester đang có vị thế như thế nào ở hiện tại? Trong tương lai, liệu ngành này có thể bứt phá nhiều hơn? Thông tin sau đây sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng nhất khi làm Tester.

Quản trị hệ thống là gì? Những kỹ năng quan trọng nhất của một System Admin

News|2024-07-13
Quản trị hệ thống là gì? Làm sao để phát triển tốt trong lĩnh vực system admin? Ngành quản trị hệ thống cần những kỹ năng gì? Hãy tham khảo thông tin chia sẻ sau đây và bạn sẽ tìm được hướng đi phù hợp nhất cho bản thân.

Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách của bạn

News|2023-11-03
Lựa chọn nghề nghiệp là một việc cực kỳ quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai chúng ta. Có rất nhiều yếu tố nên cân nhắc khi chọn nghề. Trong đó tính cách là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Nếu biết cách chọn nghề phù hợp với tính cách thì khả năng thành công sẽ là rất cao.

Top 20 Kỹ năng mềm trong ngành IT - cần thiết nhất

News|2023-10-28
Kỹ năng mềm trong ngành IT là rất quan trọng. Chúng sẽ giúp lập trình viên phát triển bản thân và tạo mối quan hệ với đồng nghiệp, khách hàng tốt hơn. 20 kỹ năng mềm sau đây sẽ là cần thiết nhất dành cho bạn.