Dấu hiệu nhận biết môi trường làm việc độc hại

Môi trường làm việc xung quanh bạn có tác động rất lớn đến việc phát huy năng lực để làm việc hiệu quả thậm chí là sức khỏe của cá nhân bạn. Tìm đến một môi trường làm việc lành mạnh là mong muốn của tất cả mọi người, nhưng trước hết chúng ta cần phải biết đâu là dấu hiệu nhận biết môi trường làm việc độc hại từ đó loại trừ để tránh xa!

Dấu hiệu nhận biết môi trường làm việc độc hại
Dấu hiệu nhận biết môi trường làm việc độc hại

Tác động của môi trường làm việc

Ở trạng thái lý tưởng, nơi làm việc sẽ giống như một môi trường dễ chịu, tôn trọng và tập trung vào sứ mệnh. Nhân viên sẽ được tự do tập trung vào việc sử dụng tài năng của họ với khả năng tốt nhất, để theo đuổi một mục tiêu chung duy nhất. Như vậy, căng thẳng mà bạn phải đối mặt chỉ còn lại những gì liên quan trực tiếp đến công việc mà thôi.

Tuy nhiên, thực tế không như lý tưởng, nơi làm việc có thể là một môi trường tiêu cực làm gián đoạn mọi lĩnh vực trong cuộc sống của bạn. Trong một môi trường làm việc độc hại như vậy, nhân viên hầu như không thể đạt được tiềm năng thực sự của họ.

Bạn nghĩ rằng những nhân viên làm việc từ xa không cần lo lắng đến môi trường làm việc độc hại nhưng thực chất môi trường độc hại ở đây còn mang nghĩa là một văn hóa nơi làm việc độc hại. Trên thực tế, làm việc tại nhà khiến tác động của môi trường làm việc độc hại trở nên âm ỉ hơn vì khó nhận ra hơn bởi khác biệt không gian và thời gian.

Dưới đây là các dấu hiệu hàng đầu của môi trường làm việc độc hại và ba mẹo giúp bạn xử lý nó.

Môi trường làm việc độc hại là gì?

Môi trường làm việc độc hại là bất kỳ nơi làm việc nào mà con người, văn hóa và bầu không khí tiêu cực đến mức làm gián đoạn nỗ lực của công ty và thậm chí ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của nhân viên. Tuy nhiên, đáng buồn là có quá nhiều người không nhận ra các dấu hiệu này và vẫn còn ít người hiểu cách khắc phục môi trường làm việc độc hại.

Thông thường, những dấu hiệu đầu tiên cho thấy có điều gì đó không ổn biểu hiện dưới dạng các triệu chứng thể chất của nhân viên như sau:

  • Bạn có thể khó ngủ vào ban đêm, vì tâm trí của bạn cứ luẩn quẩn trong những cảm xúc tiêu cực từ công việc.
  • Đôi khi, bạn thậm chí có thể cảm thấy không an toàn, cạnh tranh hoặc phải chịu đựng cảm giác sợ hãi sắp xảy ra.
  • Mức độ căng thẳng của bạn có thể tăng lên, ảnh hưởng đến thói quen ăn uống và sức khỏe tinh thần tổng thể.

Những vấn đề sức khỏe này là tất cả các triệu chứng của môi trường làm việc có yếu tố tiêu cực ngấm vào các khía cạnh không liên quan trong cuộc sống cá nhân của bạn.

Khi bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trong số này, điều quan trọng là phải dành thời gian để xác định xem nơi làm việc của bạn có trở nên độc hại hay không. Bắt đầu bằng cách xem xét các đặc điểm chính của môi trường làm việc độc hại điển hình và đối chiếu với nơi làm việc của bạn!

Dấu hiệu của môi trường làm việc độc hại

1. Lãnh đạo kém hiệu quả

Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của môi trường làm việc độc hại liên quan đến khả năng lãnh đạo kém hiệu quả. Tự hỏi bản thân minh:

  • Các nhà lãnh đạo và quản lý trong công ty của bạn có phải là người hay tự ái không?
  • Sếp của bạn có tạo ra nhiều tiêu chuẩn được áp dụng một cách bất bình đẳng không?
  • Họ có từ chối những lời góp ý mang tính xây dựng và chỉ nghe ý của họ không?
  • Tệ hơn nữa, họ có coi thường và sa thải cấp dưới không?

Nếu câu trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào trong số những câu hỏi này là có, thì gần như thái độ của ban quản lý đang thúc đẩy một môi trường làm việc độc hại.

2. Thiếu giao tiếp tích cực

Bạn cũng có thể nhận thấy sự suy giảm trong giao tiếp hay tương tác tích cực giữa các đồng nghiệp và người quản lý của mình.

  • Tinh thần làm việc có phải bị xuống thấp không?
  • Mọi người có đang phớt lờ đồng nghiệp của họ không?
  • Các nhà quản lý chỉ tập trung vào những mặt tiêu cực, ít đưa ra những củng cố tích cực?

Điều đó cũng có thể cho thấy một môi trường làm việc thù địch. Những rào cản giao tiếp trở nên đặc biệt nguy hiểm khi làm việc từ xa. Nếu bạn làm việc từ xa và cảm thấy quá cô độc và không được phản hồi thường xuyên thì có thể là dấu hiệu của sự độc hại!

3. Phân nhóm & chia rẻ nội bộ

Nếu văn phòng gắn kết trước đây của bạn giờ đã bị chia nhỏ thành các nhóm, thì điều đó chắc chắn là độc hại. Những kiểu môi trường này thường tạo ra xung đột giữa giữa các nhân viên, cũng như một nền văn hóa với đầy những lời đàm tiếu và oán giận trong văn phòng.

4. Vắng mặt liên tục do ốm đau

Môi trường làm việc độc hại, căng thẳng có thể khiến nhiều nhân viên suy nhược cơ thể. Nếu văn phòng của bạn có tỷ lệ nghỉ ốm cao, rất có thể đó là lý do. 

5. Tỷ lệ thay đổi nhân viên cao

Tỷ lệ thay đổi nhân viên cao
Tỷ lệ thay đổi nhân viên cao

Môi trường làm việc độc hại thường được đặc trưng bởi tỷ lệ thay đổi nhân viên cao. Bởi vì, nhiều người sẽ chọn là bỏ việc hơn là đối phó với nơi làm việc độc hại như vậy. Tuy nhiên Tỷ lệ thay đổi nhân viên cao có thể phụ thuộc vào tính chất năng động của một số ngành đặc biệt như ngành công nghệ, truyền thông và bán lẻ.

Tóm lại, khi bạn thấy tỷ lệ thay đổi nhân viên của công ty mình tăng lên, thì khả năng cao là môi trường làm việc đã trở nên độc hại.

6. Giảm sự nhiệt tình và gắn bó của nhân viên

Giảm sự nhiệt tình và gắn bó của nhân viên

Trong một môi trường làm việc độc hại, bạn có thể chán nản đến mức không nhận ra rằng mình không đơn độc trong những tình cảm đó.
Tự trả lời các câu hỏi sau:

  • Thời gian gần đây các đồng nghiệp của bạn có kém nhiệt tình hơn không?
  • Không khí hoặc sự hưởng ứng có bị giảm sút trong các cuộc họp không?
  • Có cảm giác bất ổn chung không?

Nếu CÓ thì đây là một dấu hiệu chắc chắn rằng nơi làm việc đã trở nên độc hại.

7. Bạn không còn cảm thấy được chào đón

Lần cuối cùng bạn cảm thấy mình được đánh giá cao và chào đón tại công ty là khi nào? Khi bạn cảm thấy không phù hợp, không được đánh giá cao hoặc không được chào đón, hãy coi đó là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy nơi làm việc của bạn là một môi trường độc hại. 

Ngay cả khi bạn là người duy nhất cảm thấy như vậy, thì đó vẫn là một môi trường làm việc độc hại đối với bạn.

3 cách để đối phó với một nơi làm việc độc hại

Bạn có thể tự hỏi làm thế nào bạn có thể khắc phục một môi trường làm việc độc hại. Lựa chọn tốt nhất thường liên quan đến việc thoát khỏi môi trường làm việc độc hại và không bao giờ nhìn lại quá khứ, nhưng đó là lựa chọn không phải lúc nào bạn cũng có thể làm được ngay.

Dưới đây là một số mẹo giúp bạn đối phó với môi trường làm việc trở nên độc hại.

1. Tìm cách giải tỏa căng thẳng trong công việc

Đó có thể là tập thể dục, đi dạo trong công viên hoặc một sở thích mới. Chỉ cần tìm một số cách để bạn không phải làm việc trong thời gian cá nhân và cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn.

Tìm kiếm cơ hội để thiết lập ranh giới lành mạnh giữa công việc và không làm việc, đó có thể là ngắt kết nối hoàn toàn khỏi email và Skype hay hạn chế khả năng sẵn sàng của bạn ngoài giờ làm việc.

Nếu bạn đang làm việc từ xa, hãy cân nhắc thêm thiết lập ranh giới này bằng cách tạo một không gian chỉ dành cho công việc hoặc đến quán coffee gần nhà. Việc tạo ra một khoảng cách từ chỗ bạn chọn làm việc với không gian nhà (nơi không có công việc) sẽ giúp bạn kiểm soát ranh giới này tốt hơn và hạn chế tác động của môi trường làm việc độc hại.

2. Tìm kiếm đồng nghiệp có cùng cảm nhận

Trong một môi trường làm việc độc hại, bạn thường dễ dàng tìm thấy những người cùng bị ảnh hưởng bởi sự tiêu cực. Đôi khi, nói chuyện với nhau có thể giúp ích và đảm bảo rằng bạn không cảm thấy đơn độc. Tuy nhiên, hãy chắc chắn nói về chủ đề này khi đã rời khỏi môi trường văn phòng!

3. Lập kế hoạch cho lối thoát

Rõ ràng, bạn có thể làm việc để cố gắng cải thiện, nhưng môi trường làm việc độc hại thường không thay đổi dễ dàng hoặc nhanh chóng

Do đó, điều quan trọng là bạn phải cân nhắc đến chuyển việc và bắt đầu cập nhật CV của mình để tìm kiếm cơ hội tốt hơn. Không cần phải gấp rút nhưng hãy bắt đầu chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo của sự nghiệp. 

Đôi khi, có một kế hoạch cho những điều mới đáng hi vọng có thể giúp bạn vượt qua những ngày tồi tệ nhất trong môi trường làm việc độc hại.

Kết luận

Sau khi bạn xác định nơi làm việc của mình là một môi trường làm việc độc hại, bạn phải hành động. Trong một số trường hợp, văn hóa làm việc đó có thể thay đổi, nhưng nó sẽ không xảy ra trong một sớm một chiều. Trong khi đó, bạn sẽ cần phải học cách đối phó hoặc bắt đầu tìm kiếm một công việc mới. Cuối cùng, điều quan trọng là bạn phải nhìn nhận ra vấn đề và lựa chọn cách giải quyết cho riêng mình. Chúc bạn may mắn!


Tin tức liên quan

Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách của bạn

Kỹ năng làm việc| 2023-11-03
Lựa chọn nghề nghiệp là một việc cực kỳ quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai chúng ta. Có rất nhiều yếu tố nên cân nhắc khi chọn nghề. Trong đó tính cách là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Nếu biết cách chọn nghề phù hợp với tính cách thì khả năng thành công sẽ là rất cao.

Top 20 Kỹ năng mềm trong ngành IT - cần thiết nhất

Kỹ năng làm việc| 2023-10-28
Kỹ năng mềm trong ngành IT là rất quan trọng. Chúng sẽ giúp lập trình viên phát triển bản thân và tạo mối quan hệ với đồng nghiệp, khách hàng tốt hơn. 20 kỹ năng mềm sau đây sẽ là cần thiết nhất dành cho bạn.

Hard skills và soft skills là gì? Tầm quan trọng trong ngành IT

Kỹ năng làm việc| 2023-10-27
Hard Skills và Soft Skills đều là 2 yếu tố cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực IT. Nhiều nhà tuyển dụng cho rằng ứng viên sở hữu cả 2 kỹ năng này chính là nhân tài mà mọi doanh nghiệp đều muốn có.

10 bí quyết giữ chân nhân tài ngành IT mà các HR phải biết

Kỹ năng làm việc| 2023-10-01
Giữ chân nhân tài là nhiệm vụ mà mọi công ty đều muốn thực hiện. Đó sẽ là cách để đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty. Nếu bạn cũng muốn thực hiện điều này thì hãy tham khảo top 10 cách giữ chân nhân tài ngành IT sau đây.


Việc tạo CV đúng chuẩn giúp gia tăng cơ hội trúng tuyển của bạn ít nhất 20%. Hãy nhanh tay tạo CV Rirekisho chuẩn Nhật hoặc CV chuẩn tiếng Anh theo các mẫu chuyên nghiệp nhất của GrowUpWork chúng tôi dưới đây nhé!