Phương pháp cân bằng cuộc sống để có sự nghiệp tốt hơn

Mọi người đã tranh luận về khái niệm Work-life balance - "cân bằng cuộc sống" trong nhiều thập kỷ và ý nghĩa đối với mỗi người sẽ khác nhau. Khám phá sự cân bằng cuộc sống của bạn là gì và tìm ra phương pháp phù hợp để từ cân bằng cuộc sống bạn có thể phát triển được sự nghiệp của mình qua bài viết này!

Phương pháp cân bằng cuộc sống để có sự nghiệp tốt hơn
Phương pháp cân bằng cuộc sống để có sự nghiệp tốt hơn

Nhận diện sự cân bằng

Như đã nói ở phần mở đầu, ý nghĩa của sự cân bằng cuộc sống có thể khác nhau với mỗi người. Chẳng hạn, một người có thể nghĩ rằng anh ấy đã đạt được sự cân bằng khi anh ấy có thể tan làm đủ sớm để ăn tối cùng gia đình, trong khi người khác có thể coi đó là lịch trình linh hoạt để cô ấy có thể đi học thêm một khóa học nâng cao nghiệp vụ. Và ngược lại hoàn toàn với cả 2 người trên thì một số khác có thể cảm thấy mãn nguyện khi dành thời gian "rảnh rỗi" của họ để thăng tiến sự nghiệp.

Tóm lại, bạn đạt được sự cân bằng trong cuộc sống khi bạn có đủ thời gian để theo đuổi cả công việc và sở thích cá nhân mà bạn yêu thích. Tuy nhiên, khi bạn cảm thấy dường như một phần của cuộc đời đang chiếm dụng quá nhiều năng lượng của bản thân thì bạn có thể trở nên căng thẳng, năng suất giảm và các mối quan hệ cá nhân có thể trở nên căng thẳng.

Cân bằng cuộc sống là gì?

Sự ra đời của khái niệm này

Khái niệm đạt được sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc có thể bắt nguồn từ cuối thế kỷ 18, khi cả Hoa Kỳ và Vương quốc Anh ban hành luật giới hạn số giờ mọi người có thể làm việc mỗi tuần. Trong suốt thế kỷ 19, cả hai quốc gia đã thông qua nhiều luật hơn để hạn chế giờ làm việc và quy định nghỉ phép bắt buộc đối với một số trường hợp nhất định, chẳng hạn như sinh con và bệnh tật.

Sự cân bằng cuộc sống và công việc trở nên nổi bật hơn vào những năm 1970, khi các nhà trị liệu nghề nghiệp bắt đầu viết về sự cần thiết phải phân biệt giữa công việc và giải trí. Thuật ngữ "cân bằng giữa công việc và cuộc sống" ngày càng trở nên phổ biến trong những năm 1980 khi ngày càng có nhiều phụ nữ bắt đầu tham gia lực lượng lao động. Mặc dù khái niệm cân bằng giữa công việc và cuộc sống ban đầu tập trung vào phụ nữ, nhưng nó nhanh chóng trở nên bao trùm hơn và đáp ứng nhu cầu của cả hai giới.

Định nghĩa

Ngày nay, cân bằng giữa công việc và cuộc sống là một khái niệm ngày càng phát triển, nhưng nói một cách đơn giản, đó là việc đạt được sự kết hợp giữa sự nghiệp và cuộc sống cá nhân phù hợp với bạn. 

Tất cả chúng ta đều là duy nhất và thuật ngữ "cuộc sống cá nhân" có nghĩa là một cái gì đó khác biệt đối với mỗi người: nó có thể bao gồm việc dành thời gian cho bạn bè và gia đình của bạn; nghỉ ngơi; các sở thích; tham gia vào phát triển cá nhân, tinh thần hoặc học tập; thể thao;... Nó thậm chí có thể bao gồm công việc của bạn!

Cân bằng cuộc sống là một trạng thái được nhận thức: chỉ bạn mới biết khi nào cuộc sống của mình cân bằng hay không.

Lưu ý

Như vậy, cân bằng cuộc sống và công việc là một khái niệm chủ quan. Bạn có thể thích dành phần lớn thời gian tại nơi làm việc là hoàn toàn bình thường, không cần phải lăn tăn khi tận tâm với công việc của bạn chính là ý nghĩa cân bằng cuộc sống của bạn. Miễn là bạn cảm thấy hạnh phúc và cân bằng, không cần phải thay đổi!

Vì sao nên cân bằng cuộc sống?

Nghiên cứu cho thấy rằng, khi chúng ta không kiểm soát được thời gian của mình, bệnh tật và kiệt sức có thể nhanh chóng theo sau. Ví dụ, như căng thẳng và gây gián đoạn cho công việc và học tập cao hơn, đồng thời năng suất khi làm việc và học tập thấp hơn. Một người khác phát hiện ra rằng khả năng cân bằng kém là nguyên nhân chính dẫn đến sự không hài lòng trong công việc.

Ai cũng biết rằng làm việc nhiều giờ có thể làm tăng căng thẳng và lo lắng, có thể gây ra một số ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng ta. Khi bạn nghĩ rằng bạn đang dành quá nhiều thời gian và sức lực cho một lĩnh vực nào đó trong cuộc sống mà phải kéo giảm và thu hẹp một lĩnh vực khác, bạn cũng có thể cảm thấy thất vọng. Điều này có thể có tác động tiêu cực đến các mối quan hệ cá nhân và lòng tự tôn của bạn.

Đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Có thể là một thách thức để đạt được sự cân bằng tốt giữa công việc và cuộc sống, đặc biệt là khi các công ty thu hẹp quy mô và mọi người phải đảm nhận thêm các nhiệm vụ hoặc khi trách nhiệm của bạn ở nhà chồng chéo với những nhiệm vụ ở nơi làm việc.

Các chiến lược dưới đây có thể giúp bạn đạt được sự cân bằng. Trong đó sẽ có những phương pháp phù hợp với bạn hơn những cái còn lại, vì vậy hãy chọn điều phù hợp nhất với mình.

1. Tiến hành một cuộc đánh giá

  • Ghi nhật ký hoạt động kèm thời gian

Bắt đầu bằng cách ghi Nhật ký hoạt động hàng ngày; điều này sẽ giúp bạn theo dõi cách bạn sử dụng thời gian ở cơ quan và ở nhà. Bạn có thể ngạc nhiên bởi cách bạn sử dụng thời gian của mình. Chẳng hạn bạn có thể thấy rằng mình mất nhiều thời gian hơn mong muốn ​​cho một số nhiệm vụ nhất định, giải quyết các vấn đề nhỏ hoặc trong các cuộc họp không hiệu quả. Nếu bạn hạn chế những hoạt động này, bạn có thể tìm thấy nhiều thời gian hơn trong ngày cho những việc khác.

Điều này cũng đúng trong cuộc sống cá nhân của bạn: bạn có thể xem TV nhiều hơn bạn nghĩ. Bằng cách giảm thời gian cho việc này, bạn có thể giải phóng lịch trình của mình để bao gồm các hoạt động mà bạn thấy bổ ích và cần thiết hơn.

  • Đánh giá việc dành thời gian cho các hoạt động

Khi bạn đã hoàn thành Nhật ký hoạt động của mình, hãy sử dụng thông tin này để xác định giá trị của những hoạt động đó đối với bạn. Từ đó lập ra thứ tự ưu tiên cho các hoạt động trong cuộc sống cá nhân và công việc của bạn để nắm bắt những điều quan trọng đối với bạn.

Khi bạn đã thêm danh sách những điều "phải có" này vào lịch trình, hãy viết ra những hoạt động ít quan trọng hơn, nhưng vẫn cần thiết. Mục tiêu của bạn là xác định khoảng cách giữa các nhiệm vụ chính và những nhiệm vụ mà bạn có thể ủy quyền, thuê ngoài hoặc ngừng thực hiện. 

Ví dụ: bạn có thể tham dự một cuộc họp nhân viên hàng tuần, kéo dài gần hai giờ nhưng mang lại ít giá trị cho công việc của bạn. Bạn có thể giải quyết vấn đề này bằng cách nhờ sự giúp đõ một đồng nghiệp ghi chép thay cho bạn.

2. Nâng cao hiệu quả trong công việc

Bạn càng làm việc hiệu quả và năng suất, bạn càng dễ dàng về nhà vào thời điểm hợp lý. Mặt khác nếu bạn muốn làm thêm được nhiều việc khác cũng không thành vấn đề.

Đầu tiên, hãy cố gắng hạn chế sự phân tâm trong ngày. Khi bạn có thể tập trung vào một nhiệm vụ, bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn trong một khoảng thời gian ngắn hơn so với việc bạn thường xuyên bị gián đoạn. Tiếp theo, hãy đảm bảo rằng bạn đang thực hiện những nhiệm vụ có giá trị giúp bạn tạo ra tác động thực sự với công việc của mình.

Mặc dù điều quan trọng là phải tối đa hóa năng suất của bạn, nhưng hãy nhớ rằng làm việc liên tục trong nhiều giờ có thể dẫn đến kiệt sức. Hãy giải lao vài lần trong ngày để bạn làm việc hiệu quả hơn - những việc này giúp tâm trí bạn được nghỉ ngơi và giúp bạn cảm thấy sảng khoái.

3. Tăng cường tính linh hoạt

Tính linh hoạt là một phần quan trọng để duy trì sự cân bằng tốt giữa công việc và cuộc sống. Một nghiên cứu chỉ ra rằng những người tin rằng họ có lịch trình làm việc linh hoạt thì có vẻ có lợi hơn về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống so với những người có cùng khối lượng công việc nhưng không có tính linh hoạt. 

Đề xuất với sếp của bạn về các hình thức làm việc linh hoạt hơn. Chẳng hạn như làm việc tại nhà một ngày một tuần, đến và về sớm hơn,...

4. Tự hào nhiều hơn

Bạn có thể không làm được nhiều về khối lượng công việc hoặc lịch trình của mình, nhưng bạn có thể thực hiện các thay đổi và cải thiện mức độ hài lòng trong công việc. 

Khi bạn cảm thấy gắn bó với công việc của mình, thời gian trôi qua nhanh chóng và bạn rời khỏi công việc với cảm giác hạnh phúc và hài lòng vào cuối ngày.

Như vậy bạn cần xem xét xem là công việc bạn đang làm có ý nghĩa và giá trị gì với bạn. Hiểu được mục đích và lý do bạn theo đuổi sẽ khiến bạn cảm thấy hài lòng hơn và tránh được các căng thẳng nho nhỏ.

5. Tìm thời gian cho chính mình

Tất cả chúng ta đều có nhiều trách nhiệm và vai trò trong cuộc sống của mình. Khi bỏ qua một hoặc nhiều vai trò này, chúng ta có thể nhanh chóng cảm thấy mất thăng bằng.

Xác định các vai trò hiện tại của bạn và đánh giá xem bạn đang giành bao nhiêu năng lượng cho mỗi vai trò. Cái nào đang chiếm nhiều thời gian của bạn hơn? Làm thế nào bạn có thể thay đổi sự cân bằng, để bạn không bỏ bê những vai trò còn lại?

Hãy nhớ rằng, cân bằng cuộc sống đồng nghĩa với việc bạn cũng có thời gian cho chính mình. Nếu bạn dành cả ngày để quan tâm đến mong muốn và nhu cầu của người khác, bạn sẽ không có năng lượng và sức mạnh để đạt được ước mơ của chính mình. 

Dành thời gian mỗi ngày để tập thể dục, ăn uống, ngủ nghỉ và thời gian yên tĩnh để suy ngẫm, động não hoặc suy nghĩ về mục tiêu. Những người và công việc bạn yêu thích xứng đáng được bạn cố gắng hết sức, và bạn chỉ có thể cống hiến khi bạn vẫn khỏe mạnh và chăm sóc bản thân tốt!

Kết luận

Cân bằng cuộc sống là cân bằng giữa các yếu tố vai trò như sự nghiệp và đời sống cá nhân của bạn được cân bằng hợp lý. Nó có nghĩa là dành đủ thời gian để đạt được mục tiêu và dành thời gian cho những người và hoạt động bạn yêu thích.

Để mang lại sự cân bằng hơn trong cuộc sống của bạn, hãy kiểm tra cách bạn sử dụng thời gian của mình. Xác định và loại bỏ các nhiệm vụ có giá trị thấp bất cứ khi nào có thể, đồng thời cố gắng tập trung nhiều nỗ lực hơn vào các hoạt động mà bạn tin rằng sẽ tạo ra sự khác biệt. Cố gắng thêm sự linh hoạt vào lịch trình của bạn, đồng thời tìm ra mục đích và sự hài lòng trong công việc của bạn.


Tin tức liên quan

Những kỹ năng bạn cần học hỏi trong Blockchain Developer Roadmap

News|2024-08-13
Blockchain đang thực sự vươn mình trở thành lĩnh vực trọng điểm của công nghệ hiện đại. Đương nhiên, với vị thế ngày càng cao của ngành thì Blockchain Developer cũng là một ngành nghề cực hot. Nếu bạn có đủ kỹ năng thì mức lương thưởng khi lập trình Blockchain sẽ là rất cao.

Thực trạng nghề Tester tại Việt Nam ở hiện tại và tương lai

News|2024-07-13
Tester là một công việc được đánh giá có tiềm năng cực lớn trong tương lai. Vậy, thực tế nghề Tester đang có vị thế như thế nào ở hiện tại? Trong tương lai, liệu ngành này có thể bứt phá nhiều hơn? Thông tin sau đây sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng nhất khi làm Tester.

Quản trị hệ thống là gì? Những kỹ năng quan trọng nhất của một System Admin

News|2024-07-13
Quản trị hệ thống là gì? Làm sao để phát triển tốt trong lĩnh vực system admin? Ngành quản trị hệ thống cần những kỹ năng gì? Hãy tham khảo thông tin chia sẻ sau đây và bạn sẽ tìm được hướng đi phù hợp nhất cho bản thân.

Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách của bạn

News|2023-11-03
Lựa chọn nghề nghiệp là một việc cực kỳ quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai chúng ta. Có rất nhiều yếu tố nên cân nhắc khi chọn nghề. Trong đó tính cách là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Nếu biết cách chọn nghề phù hợp với tính cách thì khả năng thành công sẽ là rất cao.

Top 20 Kỹ năng mềm trong ngành IT - cần thiết nhất

News|2023-10-28
Kỹ năng mềm trong ngành IT là rất quan trọng. Chúng sẽ giúp lập trình viên phát triển bản thân và tạo mối quan hệ với đồng nghiệp, khách hàng tốt hơn. 20 kỹ năng mềm sau đây sẽ là cần thiết nhất dành cho bạn.

Hard skills và soft skills là gì? Tầm quan trọng trong ngành IT

News|2023-10-27
Hard Skills và Soft Skills đều là 2 yếu tố cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực IT. Nhiều nhà tuyển dụng cho rằng ứng viên sở hữu cả 2 kỹ năng này chính là nhân tài mà mọi doanh nghiệp đều muốn có.