Kỹ năng mềm là điều quen thuộc với tất cả chúng ta vì trong bất cứ môi trường nào cũng cần đến, trong học tập, làm việc và cuộc sống. Tuy quen thuộc nhưng rất quan trọng, vì nó giúp bạn đạt được những kỹ năng cứng, kinh nghiệm để đến gần hơn các mục tiêu quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những kỹ năng mềm quan trọng đối với việc làm ngành IT.
Kỹ năng mềm (Soft skills) được xem là những kỹ năng hành vi của một người. Thay vì những kỹ năng được học như kỹ năng cứng (chuyên môn), kỹ năng mềm thiên về những đặc thể hiện phong cách và phương pháp làm việc.
Đối với những chuyên gia IT, phong cách làm việc cũng quan trọng như năng lực kỹ thuật của bạn. Thị trường công nghệ chứa đầy các quy trình, lộ trình và hệ thống dây chuyền. Tuy nhiên, các kỹ năng khác ngoài kiến thức kỹ thuật nghiêm ngặt có thể đưa một chuyên gia IT lên một tầm cao mới.
Kỹ năng mềm đặc biệt quan trọng nếu bạn phải trao đổi trực tiếp với khách hàng. Nhà tuyển dụng muốn đảm bảo bạn có kỹ năng phù hợp để tương tác với khách hàng và để lại cho họ ấn tượng tốt không. Các kỹ năng mềm cũng rất quan trọng nếu bạn làm việc theo nhóm. Với các kỹ năng mềm phù hợp, bạn sẽ là một thành viên hiệu quả của nhóm.
Công nghệ không tồn tại trong chân không và việc xây dựng công nghệ với người khác hoặc là một thành viên của nhóm sẽ thú vị hơn.
Chưa xét về sự thú vị thì làm việc theo nhóm là hình thức phổ biến của công việc IT, dù cho bạn có thể thấy dân IT là một người khá ít nói.
Vì vậy, nói nhiều chưa chắc đã là giao tiếp hiệu quả. Cơ bản thì để làm việc trong ngành IT với kỹ năng giao tiếp thì bạn phải chắc chắn mình có thể giải thích một cách rõ ràng về cách hoạt động của một tính năng của dự án hay cả dự án đó, báo cáo tiến độ, nhờ sự giúp đỡ,.v.v Tất cả đều là giao tiếp có mục đích.
Một khía cạnh khác của giao tiếp là hiểu người nghe của bạn. Khả năng điều chỉnh giọng điệu và sự hiểu biết của bạn dựa trên người bạn đang nói chuyện là một kỹ năng mềm tuyệt vời, đặc biệt là khi giải thích điều gì đó mang tính kỹ thuật cho các thành viên thuộc thế hệ trước, những người không quen thuộc với một số công nghệ nhất định.
Là một người làm việc trong ngành IT, cụ thể là Developer hay Tester bạn sẽ phải đối mặt với một guồng quay với nhiều việc cần làm đến cùng một lúc. Là người mới thì có thể bạn sẽ lần lượt làm hết từ dự án này đến dự án khác để làm quen, nhưng khi đã quen bạn phải tự mình sắp xếp thời gian để có thể đảm đương các nhiệm vụ của mình trong nhiều dự án với các yêu cầu khác nhau cùng lúc.
Quản lý thời gian có ảnh hưởng đến nhiều kỹ năng mềm khác, chẳng hạn như khả năng ước lượng và đảm bảo thời hạn hoàn thành. Khi ai đó có thể hoàn thành công việc kịp thời, họ ngay lập tức trở nên có giá trị hơn.
Những người lao động thiếu kỹ năng quản lý thời gian sẽ trở nên rắc rối khi làm việc và cuối cùng là dồn nhiều việc hơn cho các thành viên khác trong nhóm, bởi vì không ai muốn giao cho người đó nhiệm vụ mà họ sẽ phải hoàn thành mãi.
Có thể bạn quan tâm: Quản lý thời gian hiệu quả khi làm việc tại nhà
“Buôn có bạn, bán có phường”! Tương tự thì kỹ năng tạo dựng và duy trì các mối quan hệ trong ngành IT khá quan trọng ở nhiều cấp độ. Một trong những lợi ích của một Network là nó trở thành một nguồn lực giúp bạn vượt qua thách thức và giải quyết vấn đề.
Khi bạn có người để thảo luận về mọi thứ, sẽ mở ra cho bạn khả năng hiểu biết sâu sắc và giải pháp. Bạn không chỉ nâng cao tư duy của chính mình mà còn có được tư duy tốt nhất của những người khác. Tư duy tuyệt vời xảy ra khi các ý tưởng, suy nghĩ, thách thức, vấn đề và giải pháp được thảo luận một cách cởi mở. Một Network mạnh mẽ gồm những người mà bạn cảm thấy thoải mái khi chia sẻ và có chuyên môn có thể hỗ trợ thông tin cần thiết cho bạn.
Đặc biệt với ngành IT, thì kỹ năng này còn có môi trường phát triển dễ dàng hơn nữa. Các bạn có nhiều cộng đồng chia sẻ chuyên môn cho bất cứ kỹ thuật nào trong IT mà không cần gặp mặt trực tiếp. Và không thể phủ nhận rằng sự phát triển của ngành này cũng bắt nguồn từ các cộng đồng nhà phát triển theo nhiều chuyên môn, các kỹ thuật công nghệ khác nhau.
Phát triển phần mềm nói riêng và các công việc ngành IT khác nói chung là câu chuyện của giải quyết vấn đề. Bạn không thể giải quyết vấn đề trừ khi bạn thấu hiểu góc nhìn của người dùng.
Sản phẩm tệ nhất là những sản phẩm mà rõ ràng các nhà thiết kế và kỹ sư không có hiểu biết thực sự về người dùng hoặc cuộc sống hàng ngày của họ. Khả năng đồng cảm với người dùng của bạn và hiểu vấn đề của họ là yếu tố quan trọng để giải quyết vấn đề đó.
Việc thiếu khả năng đồng cảm có thể khiến các chuyên gia công nghệ cảm thấy thất vọng và nản chí vì sản phẩm họ làm ra không được đón nhận. Điều này càng trở nên tồi tệ hơn khi các chuyên gia IT thiếu hiểu biết về các mục tiêu kinh doanh tổng thể mà họ đang cố gắng đạt được.
Nhà tuyển dụng tìm kiếm những nhân viên có năng lực tự ra quyết định cho các nhiệm vụ. Họ muốn biết bạn có thể đưa ra quyết định sáng suốt bất kể bạn đang ở trong tình huống nào không. Với tư duy phản biện, bạn đánh giá một vấn đề và sau đó đưa ra một giải pháp hiệu quả. Tư duy phản biện rất quan trọng trong tất cả các loại ngành nghề và chức danh công việc.
Người làm việc có tư duy phản biện cũng có mức độ linh hoạt cao. Nghĩa là họ không có tư duy cố định, nhưng sẵn sàng để chấp nhận các giải pháp có thể nằm ngoài quy chuẩn.
Đối với ngành IT thì kỹ năng này rất quan trọng. Để có được một sản phẩm phần mềm, bạn phải tỉ mẩn thực hiện từng dòng code nho nhỏ. Việc tập trung vào chi tiết sẽ hạn chế những sai sót không đáng, có nguy cơ phá hủy chất lượng của cả sản phẩm, hoặc thậm chí không thể sử dụng.
Kỹ năng này cũng giúp bạn phát hiện các nguyên nhân tạo ra vấn đề trong quá trình phát triển phần mềm một cách nhanh chóng.
Kỹ năng mềm là một phần quan trọng trong các công việc ngành IT, bất chấp những định kiến về người làm nghề này khi đặt họ vào thước đo nhu cầu Soft skill so với những nghề khác. Thực tế là nội dung trên đã phá vỡ những định kiến đó, cho thấy rằng một chuyên gia IT chuyên nghiệp không thể yếu các kỹ năng mềm. Hi vòng rằng nội dung này cũng có thể giúp bạn có nỗ lực trau dồi các kỹ năng mềm tốt hơn khi làm việc trong ngành IT.
Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách của bạn