Mẫu thư từ chối nhận việc khéo léo, tinh tế nhất

Mặc dù chưa nhận được email trúng tuyển hoặc bạn đã nhận được lời mời đi làm từ nhà tuyển dụng nhưng bạn lại muốn từ chối nhận việc. Điều này là rất bình thường nhưng bạn phải thật sự khéo léo để không mất cơ hội việc làm sau này. Lời khuyên của GrowUpWork là bạn nên soạn email hoặc viết thư từ chối nhận việc cũng được nhưng trước đó hãy gọi cho nhà tuyển dụng để thông báo quyết định của bạn. Cùng xem các mẫu thư từ chối nhận việc khéo léo ngay sau đây.

Cách viết đúng mẫu thư từ chối nhận việc khéo léo, tế nhị nhất 2020
Cách viết đúng mẫu thư từ chối nhận việc khéo léo, tế nhị nhất 2020

Cân nhắc trước khi từ chối một cơ hội việc làm

Trước khi gửi mail từ chối nhận việc, hãy chắc chắn rằng bạn khẳng định không muốn công việc này. Trong tình các tình huống bạn sẽ chấp nhận lời mời nhậ việc nếu một số yếu tố được thay đổi theo mong muốn của bạn (chẳng hạn như tăng lương hoặc các gói phúc lợi), trước tiên hãy cố gắng thương lượng vì một khi bạn đã gửi thư đi thì sẽ chính thức cắt đứt cơ hội này.

Tuy nhiên, nếu bạn đã xem xét kỹ lưỡng và quyết định không chấp nhận nó, hãy soạn và gửi một mail từ chối nhận việc lịch sự, biết ơn và đúng lúc là một cách tuyệt vời để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với nhà tuyển dụng.

Bạn không bao giờ biết khi nào hoặc bằng cách nào con đường của bạn có thể chuyển hướng một lần nữa. Vì vậy, việc thể hiện lòng biết ơn và đúng thời hạn luôn là một cách thể hiện tốt về tính chuyên nghiệp.

Những lý do từ chối nhận việc

Có một số lý do chính sau đây mà các ứng viên thường từ chối nhận việc đó là:

1. Văn hóa làm việc không phù hợp

Văn hóa là một trong các yếu tố mà ứng viên cần xem xét để quyết định có nhận việc hay không. Mặc dù chỉ thông qua 1 vài tiếng phỏng vấn ngắn ngủi tại công ty bạn không thể hiểu rõ văn hóa công ty nhưng nó cũng được thể hiện một phần nào đó. Ví dụ như không gian làm việc, cách mọi người nói chuyện với nhau hoặc khi bạn tương tác với một số nhân viên khiến bạn từ chối nhận việc. 

2. Mức lương không phù hợp

Lý do này rất khó để truyền tải trong thư từ chối nhận việc. Nếu mức lương thấp là một trong nhiều lý do khiến bạn từ chối công việc, hãy từ chối một cách chung chung và đừng đề cập đến mức lương. Nhưng nếu hầu hết các khía cạnh của công việc đều tốt chỉ có vấn đề là mức lương thấp thì bạn có thể trao đổi thêm với nhà tuyển dụng, biết đâu họ sẽ xem xét lại và đưa ra cho bạn mức lương phù hợp. 

3. Đi lại quá khó khăn

Mặc dù đã chuẩn bị sẵn tâm lý nhưng khi đi từ nhà đến chỗ làm việc bạn mới biết nó thực sự tốn thời gian thì bạn có thể từ chối việc làm. Đây không phải là lý do quá tế nhị nên bạn có thể ghi rõ trong thư từ chối nhận việc. 

4. Không đủ linh hoạt cho nhu cầu hiện tại của bạn

Một số ứng viên thích lựa chọn làm việc tại nhà hoặc yêu cầu linh hoạt về giờ làm việc. Đương nhiên, bạn không muốn thay đổi lối sống cho công việc mới của mình. Bạn có thể thông báo cho nhà tuyển dụng về nhu cầu hiện tại của bạn và mức độ linh hoạt mà bạn mong muốn khi bạn từ chối nhận việc. Biết đâu họ có thể đưa ra phương án linh hoạt hơn cho bạn.

Cách viết thư từ chối nhận việc khéo léo

1. Thể hiện sự đánh giá cao của bạn

Đầu tiên, trong mẫu thư từ chối nhận việc của bạn, cần có điều quan trọng nhất là lời cảm ơn người tuyển dụng về cơ hội và thời gian mà họ đã dành cho bạn, mặc dù phỏng vấn các ứng viên là một phần công việc của họ. Bạn đánh giá cao về thời gian mà họ đã dành ra để đọc cv và phỏng vấn bạn.

Để thể hiện sự chân thành thì bạn có thể chọn ra một cái gì đó để cảm ơn. Ví dụ như nếu bạn hỏi rất nhiều câu hỏi liên quan đến vị trí công việc và họ đã trở lời tất cả những câu hỏi đó một cách chi tiết và thẳng thắn, bạn có thể đề cập đến nó hoặc bạn có thể cảm ơn vì sự thân thiện của mọi người và cảm thấy rất vui khi được gặp họ.

2. Đưa ra lý do chính đáng

Nếu bạn đã dành nhiều thời gian để phỏng vấn, thì bạn cũng nên cho nhà tuyển dụng một một lý do chính đáng vì sao bạn từ chối nhận việc. Một số ứng viên đề cập đến lý do cụ thể và so sánh với công ty sắp nhận việc - việc này là hoàn toàn sai. Bạn nhận được một công việc tốt hơn là điều rất đáng vui mừng nhưng khi trình bày trong thư từ chối, bạn không cần phải đi sâu vào bất kỳ chi tiết tiêu cực nào bạn không thích về công việc hoặc công ty. Thay vào đó, hãy tập trung vào những điều tích cực và chúc công ty thành công. Nếu bạn không có lý do cụ thể nào để đưa ra bạn có thể nói đơn giản rằng công việc không phù hợp với bạn tại thời điểm này.

3. Tạo cơ hội giữ liên lạc

Việc tạo mối quan hệ tốt với nhà tuyển dụng có thể giúp bạn có cơ hội hợp tác với họ trong tương lai. Bạn có thể bắt đầu xây dựng mối quan hệ bằng cách đề cập đến các vấn đề đã thảo luận trong buổi phỏng vấn như một sự kiện hoặc hội nghị mà cả bạn và nhà tuyển dụng đều sẽ tham dự.

Ví dụ, “Mong sẽ gặp lại anh/chị vào tháng tới tại buổi workshop.... công ty tổ chức”. Nếu không, bạn có thể đưa ra một lời chúc tốt đẹp như “Rất vui khi được biết anh/chị. Hy vọng sau này chúng ta có cơ hội hợp tác trong một dịp nào đó.”

Mẫu Email cảm ơn sau phỏng vấn ấn tượng
Bài viết liên quan
Mẫu Email cảm ơn sau phỏng vấn ấn tượng
Không ai biết bạn có phải là ứng viên sáng giá nhất cho vị trí công việc sắp tới hay không và cũng không có ai bắt buộc bạn phải viết email cảm ơn bằng tiếng Anh ấn tượng sau phỏng vấn giúp ghi dấu ấn với nhà tuyển dụng. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Accounttemps, 80% nhà tuyển dụng thấy thư cảm ơn sau phỏng vấn hữu ích, nhưng chỉ có 24% ứng viên gửi thư.
Cách viết thư từ chối nhận việc khéo léo
Cách viết thư từ chối nhận việc khéo léo

4. Trình bày ngắn gọn

Nhà tuyển dụng không có nhiều thời gian vì vậy bạn cần viết thư từ chối ngắn gọn và đúng trọng tâm. Chính vì thế, bạn cần đầu tư thời gian cũng như tâm huyết để có thể tạo ra thư từ chối nhận việc chất lượng, mang đến hiệu quả cao.

5. Hãy nhanh chóng

Khi đã có ý định từ chối thì bạn nên viết thư từ chối nhận việc ngay. Điều này không chỉ giúp công ty có thời gian để tìm kiếm ứng viên khác, mà còn giúp bạn không còn cảm thấy lưỡng lự. Các nhà tuyển dụng thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân viên phù hợp với công việc. Đừng để họ tin rằng họ đã tìm thấy một nhân viên hoàn hảo khi bạn không có ý định làm việc.

Các mẫu thư từ chối nhận việc hay

Dưới đây là các mẫu thư từ chôi lời mời nhận việc đến nhà tuyển dụng cả tiếng Việt và tiếng Anh mà bạn có thể tham khảo!

Các mẫu dưới đây thường được gửi tới nhà tuyển dụng qua mail với Subject Mail từ chối nhận việc

Mẫu thư từ chối nhận việc bằng tiếng Việt

Kính gửi Ông/ Bà/ Công ty … (Tên người nhận)!

Lời đầu thư, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành đến ông/ bà/ công ty vì đã mời tôi vào làm việc tại vị trí … của công ty. Tuy nhiên, sau khi xem xét cẩn thận tôi rất tiếc khi phải từ chối công việc này vì tôi nhận thấy nó không thật sự phù hợp với khả năng và mục tiêu cá nhân của tôi ở thời điểm hiện tại và trong tương lai.

Một lần nữa, tôi muốn bày tỏ lòng cảm kích của mình đến Quý công ty vì đã mời tôi vào làm việc và thành thật xin lỗi nếu quyết định này của tôi gây bất tiện cho quá trình tuyển dụng của ông/ bà/ công ty. Hi vọng Quý công ty sẽ sớm tìm được nhân sự thay thế phù hợp cho vị trí này!

Kính thư!

Mẫu thư từ chối nhận việc bằng tiếng Anh

Mẫu 1. Vị trí không phù hợp

Dear [Interviewer]:

Thank you so much for considering me for the position of [Job Title]. After careful consideration, I’ve decided to pursue a position with another company that’s more in line with my current career path and personal goals.

It was a true pleasure to learn more about the excellent work you do at [Company]. I appreciate the time and consideration you gave my application and wish you success in your efforts to find the perfect candidate.

I look forward to hearing from you in the future. If there are any questions you have for me, please let me know.

Best Wishes,

Mẫu 2. Mẫu thư từ chối nhận việc vì lương thấp

Dear [Interviewer]:

Thank you so much for offering me the [Vị trí ứng tuyển] position. After carefully considering the compensation package outlined in your offer, I must regretfully decline. The salary does not meet the financial requirements of my current situation.

It was a pleasure meeting you and learning about your company. I wish you continued success and hope we will have the opportunity to work together in the future.

Again, thank you for your consideration.

Mẫu thư từ chối nhận việc khéo léo, tinh tế nhất 2020
Mẫu thư từ chối nhận việc khéo léo, tinh tế nhất 2020

Mẫu 3. Văn hóa, danh tiếng của công ty không phù hợp

Dear [Interviewer]:

Thank you for offering me the position of [Vị trí ứng tuyển]. I appreciate your interest in hiring me. Unfortunately, I have decided to accept a position with another company that is a better match for my current goals.

Again, I appreciate the offer and your careful consideration. I wish you and your company continued success in all endeavors.
Best Regards,

Mẫu 4. Từ chối công việc sau khi đã chấp nhận

Dear [Interviewer]:

Thanks so much for offering me the position of [Vị trí ứng tuyển]. It was a pleasure meeting you.

Unfortunately, after a great deal of thought, I have decided to turn down this gracious job opportunity. I am truly sorry for any inconvenience this decision may cause and hope it will not affect any future relationships with your company.
I wish you continued success and hope to hear from you in the future.

Kind Regards,

Tạm kết!

Bạn phải nhớ rằng, khi bạn gửi mail từ chối nhận việc thì cơ hội để bạn nhận được công việc đó lần nữa gần như bằng không. Vì vậy, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi bạn đưa ra quyết định từ chối nhận việc. Cuối cùng, đừng ngại viết thư từ chối nhận việc nếu công việc hoặc công ty không phù hợp. 

GrowUpWork chúc bạn viết thư từ chối nhận việc khéo léo và thành công nhé!

Có thể bạn quan tâm: 


Tin tức liên quan

Top 5 chứng chỉ dành cho developer uy tín nhất hiện nay

News|2024-07-18
Lập trình viên đang được đánh giá là ngành nghề hot bậc nhất hiện tại và tương lai. Với mức lương thưởng cao, ngành IT luôn là “mảnh đất màu mỡ” để giới trẻ cạnh tranh lẫn nhau. Tất nhiên, để có một vị thế tốt trong lĩnh vực này thì bạn sẽ phải nỗ lực rất nhiều. Một trong những minh chứng cho năng l

7 chứng chỉ dành cho Tester mà bạn không nên bỏ qua

News|2024-07-17
Tester là ngành nghề được dự đoán sẽ rất "hot" trong tương lai gần tại Việt Nam. Vì vậy, ngay bây giờ bạn hãy tham khảo và thi 7 chứng chỉ dành cho Tester như sau đây. Hồ sơ tốt sẽ giúp bạn có mức lương và công việc rất tốt.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer và cách trả lời hay nhất

News|2023-12-09
Lập trình Mobile sẽ trở thành xu hướng với mức lương cao trong tương lai. Nếu bạn muốn theo đuổi và tham gia thì hãy tham khảo các câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer cực hay sau đây.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer và cách trả lời hay nhất

News|2023-12-09
IoT Engineer là lĩnh vực có tiềm năng cực kỳ lớn ở hiện tại và tương lai. Nếu tham gia được thì bạn sẽ có cơ hội phát triển cùng mức lương tốt. Nhưng trước hết hãy tham khảo 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer cực hay và cách trả lời sau đây để tự tin vượt qua vòng tuyển chọn.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn IT Comtor và cách trả lời hay nhất

News|2023-12-06
Bạn đang theo học hoặc định hướng làm IT Comtor? Bạn sắp trải qua buổi phỏng vấn IT Comtor? Hãy tham khảo 20 câu hỏi phỏng vấn IT Comtor và cách trả lời cực hay sau để vượt qua dễ dàng.

Tổng hợp những mẫu skill sheet trong ngành IT

News|2023-10-27
Skill Sheet là gì? Làm sao để viết Skill Sheet ấn tượng nhất? Có những mẫu Skill Sheet nào tốt? Toàn bộ những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong chia sẻ sau đây.