Làm thêm là một cách để biến thời gian rảnh rỗi của bạn thành thu nhập thêm và học được những kỹ năng hữu ích cho sự nghiệp của bạn. Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt chính mà bạn cần lưu ý khi ứng tuyển cho một công việc làm thêm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về những khác biệt này cách tạo một CV xin việc làm thêm.
Khi ứng tuyển vào một vị trí làm thêm, part-time để bổ sung cho công việc chính của mình thì đa phần người tìm việc sẽ mắc lỗi sử dụng CV chính của họ để ứng tuyển,
Điều này có thể làm giảm cơ hội nhận được công việc vì 2 nguyên do chính:
Cung cấp cho nhà tuyển dụng hơn những gì họ yêu cầu thường là một điều tuyệt vời khi nói đến ứng tuyển một công việc chính thức.
Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng với các việc làm thêm, thường có xu hướng nằm trong các ngành có doanh thu cao như bán lẻ, khách sạn và dịch vụ.
Trong những ngành này, nhiều nhà tuyển dụng sẽ không muốn nhân những cá nhân có năng lực vượt quá mức, vì trung bình những cá nhân đó sẽ có xu hướng rời bỏ công việc part-time nhanh hơn.
Rất có thể vị trí bán thời gian bạn nhận được sẽ không hoàn toàn phù hợp với trình độ và kỹ năng mà công việc chính của bạn yêu cầu.
Ví dụ: CV bạn sử dụng để thăng tiến sự nghiệp kế toán hoặc phát triển phần mềm của mình, không phù hợp để ứng tuyển vào một việc làm thêm trong ngành bán lẻ.
Hãy tạo một CV xin việc mới phù hợp với việc làm thêm sẽ cải thiện cơ hội nhận được việc làm thêm đó.
Các bước để viết một CV hiệu quả cho một công việc làm thêm hơi khác so với cách viết một CV cho một vị trí chính thức tiêu chuẩn.
Dưới đây là các bước quan trọng nhất:
Giờ làm việc và lịch trình của bạn có thể sẽ khác với nhân viên toàn thời gian nên bạn phải cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn đang tìm kiếm công việc làm thêm trước một thời hạn nào đó để tránh bất kỳ sự nhầm lẫn nào sau khi gặp gỡ phỏng vấn. Và điều này bạn nên đặt vào phần Objective của CV.
Trừ khi bạn đã từng làm thêm hoặc part-time trước đây, còn không hãy điều chỉnh trình độ và kinh nghiệm của mình từ các công việc chính thức (công việc khác) để đáp ứng các yêu cầu của việc làm thêm đó.
Đừng ngại sáng tạo hoặc đề cập đến các kỹ năng từ các ngành hoàn toàn khác nhau, miễn là những điều bạn nêu có liên quan.
Ví dụ:
Kinh nghiệm của bạn với tư cách là một kỹ sư có vẻ như hoàn toàn không liên quan đến công việc bán thời gian trong ngành bán lẻ.
Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng các ví dụ về những lần bạn đã giải quyết các vấn đề kỹ thuật để thể hiện kỹ năng tư duy phản biện tương tự sẽ giúp bạn giải quyết các mối quan tâm của khách hàng với tư cách là một nhân viên bán lẻ.
Nhiều việc làm thêm có hình thức làm việc từ xa (remote work) hoặc làm việc tại nhà (work from home).
Ngay cả khi bạn đang ứng tuyển một việc làm thêm trực tiếp, chẳng hạn như bán lẻ thì có cho mình kỹ năng máy tính sẽ vẫn giúp bạn sử dụng các công cụ khác nhau cần thiết hỗ trợ cho công việc này, cũng như đưa bạn vượt xa giữa hầu hết các ứng viên khác.
Việc làm thêm là một cơ hội việc làm có thể nhận được hàng tá đơn xin việc từ khắp nơi gửi về, nhất là các công việc online. Thế nên bạn cũng cần chú trọng đến việc làm sao cho việc.
Viết CV của bạn để nhắm mục tiêu một công việc cụ thể hoặc thích hợp là một cách tuyệt vời, vì nó sẽ để lại ấn tượng mạnh hơn và xác định bạn là một ứng cử viên duy nhất.
Ví dụ: Giả sử bạn đang ứng tuyển cho một công việc văn phòng. Sau khi chứng minh đủ trình độ chung của bạn cho vị trí này, bạn có thể chọn sử dụng phần còn lại của CV để làm nổi bật năng lực kỹ thuật của mình.
Bằng cách này, bạn sẽ tự cho mình là “ứng viên công nghệ” trong suy nghĩ của nhà tuyển dụng, trái ngược với hàng chục ứng viên cạnh tranh chung chung, đủ tiêu chuẩn khác.
Đừng ngại ứng tuyển cho những công việc mà bạn không có kinh nghiệm trực tiếp, ngay cả ở cấp độ fresher.
Trừ khi bạn đang theo đuổi một công việc yêu cầu chứng chỉ hoặc kỹ năng chuyên môn cụ thể, bạn sẽ có thể liên hệ nhiều kỹ năng bạn đã sử dụng cho hầu hết các công việc trước đây với vị trí công việc hiện tại.
Ví dụ, một cá nhân làm việc trong ngành dịch vụ có thể trích dẫn kỹ năng giao tiếp tuyệt vời của họ như một cách để có được một công việc kỹ thuật, vì những công việc kỹ thuật cũng thường đòi hỏi sự hợp tác và làm việc theo nhóm.
Nhiều người tìm việc làm thêm cố tình bỏ thông tin về công việc chính thức ra khỏi CV của họ vì một số người sử dụng lao động xem công việc đó là dấu hiệu cho thấy ứng viên đó có xu hướng thôi việc nhanh.
Đối với các công việc làm thêm, nhà tuyển dụng có xu hướng ít quan tâm đến những khía cạnh như vậy và thay vào đó chỉ muốn biết liệu bạn có kinh nghiệm trong công việc mà bạn sẽ cần làm hay không. Bạn chỉ cần tập trung vào việc chứng minh càng nhiều kinh nghiệm công việc phù hợp càng tốt.
Dưới đây là một cấu trúc viết CV chuẩn phù hợp cho đơn xin việc làm thêm sẽ giúp bạn truyền đạt tất cả thông tin quan trọng cần thiết để ứng tuyển việc làm thêm mà bạn muốn:
Dưới đây là một tuyên bố mục tiêu mẫu cho vị trí kế toán bán thời gian liên quan đến cả ba mục ở trên:
Là một kỹ sư trong công việc chính thức, đang tìm kiếm việc làm thêm như một người nhập liệu, vận dụng các kỹ năng tư duy phản biện xuất sắc và sự thành thạo với máy tính. Nền tảng về năng lực giải quyết vấn đề và toán học khiến tôi trở thành ứng cử viên hàng đầu cho vị trí này. Thời gian làm việc của tôi là Thứ Hai - Thứ Sáu, từ 6:00 chiều - 9:00 tối.
Liệt kê một số kỹ năng quan trọng và phù hợp nhất cho vị trí việc làm thêm bạn đang ứng tuyển. Đối với các việc làm thêm mà bạn đang ứng tuyển dù cùng một vị trí nhưng yêu cầu chi tiết vẫn có thể khác nhau, nên bạn cũng cần lưu ý điều này.
Hãy nêu đầy đủ cả loại kỹ năng cứng và mềm. Điều quan trọng là phải làm nổi bật kiến thức nghiệp vụ, song các kỹ năng mềm như giao tiếp rõ ràng cũng quan trọng không kém.
Dưới đây là Mục Skills mẫu - kế toán:
- Microsoft Office Excel
- Quản lý bảng tính
- Intuit QuickBooks
- Trình độ toán học
- Có khả năng tổ chức và phân tích cao
Phần này là nơi bạn nên liệt kê 2-3 lịch sử công việc có liên quan. Dưới mỗi mục, hãy liệt kê một vài thành tích công việc thể hiện kỹ năng của bạn.
Giới hạn mỗi thành tích trong một câu duy nhất và đảm bảo tập trung vào giá trị bạn đã tạo ra cho nhà tuyển dụng, thay vì chỉ mô tả nhiệm vụ của bạn.
Ví dụ mẫu Mục Work Experience trong CV làm thêm.
Administrative Assistant
JII Company
May 2021 – Dec 2021
- Prepared over 250 pages of paperwork for a company audit 1.5 weeks ahead of schedule.
- Efficiently filed orders and liaised with suppliers, saving the company $1700 per month.
- Organized all paperwork and diaries with precise detail, allowing new hires to transition into the job as quickly as possible.
- Promoted for implementing an office optimization plan that increased employee productivity by 5%
Bookkeeper (part-time)
IOM Associates
Feb 2020 – May 2021
- Created detailed reports for management using Microsoft Excel.
- Maintained regulatory compliance and saved the firm $6,500 in potential fines.
- Streamlined general ledger and invoicing practices, increasing efficiency by 20%.
Liệt kê trường học, thời điểm tốt nghiệp và bằng cấp của bạn. Bạn cũng có thể tùy ý đưa vào các môn học có liên quan đặc biệt và điểm trung bình của bạn.
Đây là mẫu Education:
HUTECH University
2016 B.S. in Computer Science
GPA: 3.7/4.0
Nếu bạn đã có kinh nghiệm tìm việc trước đây, thì khả năng để có một công việc làm thêm thực sự không quá thách thức, điều quan trọng là bạn cần xác định mục đích thực sự bạn tham gia việc làm thêm đó để làm gì và khả năng thời gian bạn có thể tham gia. Hi vọng rằng hướng dẫn trên đây đã có thể giúp bạn tạo đơn xin việc hoặc CV xin việc làm thêm chuyên nghiệp và có được việc làm như mong muốn.
Top 5 chứng chỉ dành cho developer uy tín nhất hiện nay