Vì sao cần có Feedback về quy trình tuyển dụng?

Ứng viên có điều gì đó để nói về quá trình tuyển dụng của bạn nhưng bạn có đang cho họ cơ hội để chia sẻ phản hồi không? Dưới đây là cách nắm bắt suy nghĩ của người tìm việc và biến chúng thành những cải tiến hữu ích cho chiến lược tuyển dụng thông qua việc thực hiện lấy feedback cho quy trình tuyển dụng.

Vì sao cần có Feedback về quy trình tuyển dụng?
Vì sao cần có Feedback về quy trình tuyển dụng?

Lần cuối cùng bạn xem xét kỹ lưỡng về quy trình tuyển dụng của mình là khi nào?

Nếu đã hơn một vài năm, thì có thể bạn đã hoạt động không theo tiêu chuẩn của ngành tuyển dụng mà không hề hay biết. Công nghệ đang thay đổi nhanh chóng kỳ vọng của người tìm việc đối với bộ phận tuyển dụng của bạn. Câu hỏi không còn xoay quanh việc liệu người tìm việc có kỹ năng phù hợp hay không, mà hơn thế là bạn có cung cấp một khuôn khổ hiệu quả để họ thể hiện kỹ năng của mình không?

Bài viết này sẽ trình bày lý do tại sao việc thu thập feedback về quy trình tuyển dụng lại quan trọng và phác thảo bốn điều đơn giản bạn có thể làm để bắt đầu.

Một số mẹo nhanh để có Feedback về quá trình tuyển dụng: 
  • Đừng né tránh những lời chỉ trích, đó là những cơ hội lớn nhất để bạn phát triển
  • Hãy để ý những điểm nhỏ có thể là triệu chứng của một vấn đề lớn hơn
  • Sử dụng sự trợ giúp của phần mềm khảo sát để tổ chức quy trình của bạn
  • Kiểm tra Profile công ty bạn trên các trang web của bên thứ ba

Vì sao Feedback về quá trình tuyển dụng quan trọng?

Mọi người đều có thể hưởng lợi từ Feedback. Phê bình mang tính xây dựng là cách chúng ta phát triển và tiến hóa bên ngoài “vùng an toàn” của mình, điều này cũng tương tự với doanh nghiệp của bạn. 

Trừ khi bạn đang cởi mở để nhận phản hồi từ những người tìm việc, bạn sẽ không bao giờ biết những lĩnh vực nào trong quy trình tuyển dụng của bạn có thể được cải thiện. Dưới đây là một cái nhìn nhanh về ba lý do chính khiến bạn cần một hệ thống feedback cho quá trình tuyển dụng của mình.

Thị trường việc làm ngày càng ưu ái người tìm việc

Thị trường việc làm ngày càng ưu ái người tìm việc

Trừ khi bạn đang sống dưới một “đáy giếng” trong vài năm qua, bạn có thể nhận thấy thị trường việc làm ngày càng ưu ái ứng viên. Các khảo sát gần đây cho thấy tỷ lệ thất nghiệp chỉ ở mức dưới 5%, với số lượng người tự nguyện bỏ việc để tìm kiếm việc mới đang gia tăng.

Người tìm việc không còn phải chịu đựng những chu kỳ tuyển dụng kéo dài bởi luôn có những cơ hội khác tiếp cận họ dễ dàng. Và với nhiều người tìm việc tập trung vào xây dựng thương hiệu cá nhân và tạo ra sự đa dạng kỹ năng, họ đang ít dựa vào sự cố định ở một công ty. Đây chỉ là một những điều mà bạn đang phải đối mặt trong quá trình theo đuổi những ứng viên xuất sắc.

Người tìm việc tránh các công ty có phương thức tuyển dụng kém

Có rất nhiều khả năng quá trình ứng tuyển và tuyển dụng của bạn đang phạm phải một lỗi lớn mà bạn không hề hay biết.

Điều đó có thể là tiến trình tuyển dụng kéo dài, quá nhiều vòng để vượt qua (như các bài kiểm tra và đánh giá tính cách trước khi phỏng vấn) và thậm chí cả giao tiếp giữa bộ phận công ty bạn với ứng viên đều có thể dẫn đến việc họ quay lưng với bạn.

Dưới đây là một số thống kê nhanh các yếu tố khiến ứng viên từ bỏ ứng tuyển:

  • 89% Thời gian tuyển dụng kéo dài
  • 52% Thiếu phản hồi từ nhà tuyển dụng
  • 53% Những yêu cầu và kỳ vọng về công việc được không được giải thích rõ ràng trong Job Description

Feedback từ các ứng viên giúp quá trình của bạn tốt hơn

Việc thu thập Feedback về quy trình tuyển dụng của bạn là rất quan trọng vì nó giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn là chỉ nhìn từ phía nội bộ công ty
Nhóm của bạn nên thu thập feedback từ cả những người mới ứng tuyển và những người đã chọn rút khỏi quá trình tuyển dụng. Yêu cầu phản hồi là tìm ra mấu chốt của vấn đề thực sự tồn tại trong quá trình của bạn. Các công ty thường mắc sai lầm khi sửa chữa quá mức hoặc sai chỗ khi có vấn đề phát sinh, điều này chỉ dẫn đến tình trạng lộn xộn và trầm trọng hơn. 

Thu thập feedback về quy trình tuyển dụng

Có một số thủ thuật bạn có thể sử dụng để đảm bảo bạn thực hiện việc lấy feedback một cách đúng đắn. Dưới đây chỉ là một gợi ý mẫu về những gì bạn có thể làm khi tạo quy trình feedback của công ty mình. Hãy nhớ điều chỉnh những đề xuất này để phù hợp với doanh nghiệp của bạn.

Sử dụng các tài nguyên có sẵn

Bạn có thể bắt đầu thu thập feedback tuyển dụng ngay bây giờ với một mẹo đơn giản.

Với sự ra đời của phần mềm follow, khảo sát và đánh giá trên mạng xã hội, việc thu thập feedback về công ty của bạn chưa bao giờ dễ dàng hơn thế.

Như vậy, bạn cần phải tham gia khi các cuộc thảo luận đang diễn ra về công ty của bạn trên mạng. Ít nhất hãy thường xuyên theo dõi các review công ty trên các nền tảng tìm việc làm phổ biến (nhà tuyển dụng bên thứ ba), chẳng hạn như Vietnamwork, Career builder.

Các bài review này là một nguồn có giá trị vì bạn có thể chắc chắn rằng mình đang nhận được phản hồi trung thực. Sự ẩn danh của các nền tảng tìm việc khiến mọi người đủ thoải mái để chia sẻ cảm xúc thật của họ theo cách mà một cuộc khảo sát có mục tiêu có thể không đạt được.

Hoàn toàn đón nhận

Phần khó nhất của quá trình này là chấp nhận những lời chỉ trích nhưng đó là điều dễ mà quan trọng nhất bạn có thể làm. Mặc dù nó có thể là một viên thuốc đắng khó nuốt, nhưng những anti hay lời phê bình thực sự sẽ mang lại lợi ích nhiều nhất cho bạn về lâu dài. Theo dõi tích cực danh tiếng trên online của bạn có thể giúp bạn thực hiện các thay đổi, bắt đầu từ hôm nay.

Chọn lọc yếu tố cốt lõi ẩn đằng sau các Review tiêu cực

Có điểm chung hay quy luật nào đó hình thành xung quanh những lời phàn nàn nhất định không? Nếu vậy, đó là dấu hiệu bạn đang đối mặt với một vấn đề lớn hơn. Sau khi bạn đã xác định chính xác, hãy sắp xếp lại danh sách và ưu tiên sửa chữa những điều có tác động nhất.

Thậm chí những điều chỉnh nhỏ cũng sẽ cải thiện trải nghiệm ứng viên của bạn theo cấp số nhân trong khi bạn bắt tay vào giải quyết những vấn đề lớn hơn cần thời gian để gỡ rối.

Xác thực với phần mềm khảo sát

Bên cạnh việc tận dụng các review công ty sẵn có trên Internet. Tiếp cận trực tiếp với những người bạn đã phỏng vấn và tuyển dụng là một bước quan trọng khác. Điều này sẽ giúp bạn mở ra phạm vi thu thập Feedback của mình và nhận được câu trả lời từ những người có thể không có thói quen review và lên tiếng trên mạng xã hội hoặc các trang tìm việc.

Bạn có thể hỏi trực tiếp ý kiến và cảm nhận của họ trong phỏng vấn hoặc gửi một email kèm form cho họ khi kết thúc tuyển dụng hoặc bất cứ giai đoạn nào của tuyển dụng.

Feedback chỉ có giá trị khi được chuyển thành hành động

Trên đây chỉ là sơ lực và khá bao quát về cách feedback của ứng viên có thể biến đổi quy trình tuyển dụng của bạn. Cuối cùng để việc này mang lại hiệu quả và tạo ra giá trị thì công ty bạn phải hành động để điều chỉnh và thay đổi, nếu không thì chẳng có "phép màu" nào xảy ra sau khi bạn thu thập feedback. 

Kết luận

Việc tìm hiểu về xu hướng của ứng viên và trải nghiệm của họ là cơ sở để công ty bạn cạnh tranh tốt hơn trong thị trường tuyển dụng và thậm chí là cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động của công ty khi có trong tay những nhân viên tài năng. Hi vọng rằng bài viết này đã giúp bạn nhận ra tầm quan trọng của Feedback về quy trình tuyển dụng từ ứng viên và khiến nó giúp quy trình tuyển dụng của bạn hoàn thiện.


Tin tức liên quan

Top 5 chứng chỉ dành cho developer uy tín nhất hiện nay

News|2024-07-18
Lập trình viên đang được đánh giá là ngành nghề hot bậc nhất hiện tại và tương lai. Với mức lương thưởng cao, ngành IT luôn là “mảnh đất màu mỡ” để giới trẻ cạnh tranh lẫn nhau. Tất nhiên, để có một vị thế tốt trong lĩnh vực này thì bạn sẽ phải nỗ lực rất nhiều. Một trong những minh chứng cho năng l

7 chứng chỉ dành cho Tester mà bạn không nên bỏ qua

News|2024-07-17
Tester là ngành nghề được dự đoán sẽ rất "hot" trong tương lai gần tại Việt Nam. Vì vậy, ngay bây giờ bạn hãy tham khảo và thi 7 chứng chỉ dành cho Tester như sau đây. Hồ sơ tốt sẽ giúp bạn có mức lương và công việc rất tốt.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer và cách trả lời hay nhất

News|2023-12-09
Lập trình Mobile sẽ trở thành xu hướng với mức lương cao trong tương lai. Nếu bạn muốn theo đuổi và tham gia thì hãy tham khảo các câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer cực hay sau đây.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer và cách trả lời hay nhất

News|2023-12-09
IoT Engineer là lĩnh vực có tiềm năng cực kỳ lớn ở hiện tại và tương lai. Nếu tham gia được thì bạn sẽ có cơ hội phát triển cùng mức lương tốt. Nhưng trước hết hãy tham khảo 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer cực hay và cách trả lời sau đây để tự tin vượt qua vòng tuyển chọn.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn IT Comtor và cách trả lời hay nhất

News|2023-12-06
Bạn đang theo học hoặc định hướng làm IT Comtor? Bạn sắp trải qua buổi phỏng vấn IT Comtor? Hãy tham khảo 20 câu hỏi phỏng vấn IT Comtor và cách trả lời cực hay sau để vượt qua dễ dàng.

Tổng hợp những mẫu skill sheet trong ngành IT

News|2023-10-27
Skill Sheet là gì? Làm sao để viết Skill Sheet ấn tượng nhất? Có những mẫu Skill Sheet nào tốt? Toàn bộ những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong chia sẻ sau đây.