Ứng viên/ nhân viên Review công ty, có quan trọng không

Review công ty, tổ chức cũng tuân theo nguyên tắc tương tự: Là một Ứng viên / Nhân viên bạn có thể chia sẻ ý kiến của mình về “người sử dụng lao động” của bạn với công chúng và tạo ấn tượng trước cho nhân viên mới tiềm năng về những gì đang chờ đợi họ trong công ty. Tuy nhiên đây cũng là con dao hai lưỡi đối với các công ty vì đó cũng là nơi cho những ý kiến đánh giá tiêu cực. Vậy Ứng viên/nhân viên Review công ty thực sự có giá trị gì? Và những nền tảng nào được sử dụng phổ biến nhất?

Ứng viên/ nhân viên Review công ty, có quan trọng ko?

 

Review công ty như thế nào?

Khi một người nhân viên và một ứng viên muốn nói cảm nhận của mình sau khi có trải nghiệm về một công ty mà mình làm việc hoặc ứng tuyển sẽ diễn ra ở đâu? Không gì đơn giản và dễ tiếp cận hơn những Website Review công ty hay đánh giá việc làm.

Các website này phục vụ để cung cấp cho các ứng viên tiềm năng ấn tượng khác về một công ty so với cách công ty đó tự nói về mình trên các phương tiện truyền thông của họ. 

Các công ty được đánh giá dựa trên các tiêu chí như hành vi của người sử dụng lao động, môi trường & văn hóa làm việc, cách các nhóm gắn kết làm việc cùng nhau, nghề nghiệp và cơ hội đào tạo thêm.

Hơn thế nữa, các review ẩn danh còn được đánh giá thông qua những con số định lượng, sao, hoặc mức điểm và có thể được bổ sung bằng nhận xét cá nhân

Các trang review công ty này này tạo ra thu nhập của họ chủ yếu thông qua các giải pháp xây dựng thương hiệu các công ty có trên trang của họ. Bao gồm các chức năng như Tạo Hồ Sơ công ty, Tài liệu Video và hình ảnh, và dịch vụ quảng cáo tuyển dụng trả phí.

Review Công ty quan trọng như thế nào đối với các công ty?

Ngày càng có nhiều nhân viên đánh giá về nơi làm việc hiện tại hoặc trước đây của họ trên internet. 

Sự lan rộng ngày càng tăng của các nền tảng Review Công ty chủ yếu là do cuộc chiến săn tìm nhân tài. Các công ty sẽ có cơ hội tiếp cận một cách gần gũi hơn với các ứng viên trên thị trường thông qua các review cá nhân, từ đó có thể bắt được sự chú ý và thực sự thu hút được những nhân tài cho công ty mình.
Rõ ràng là hầu hết mọi người không riêng gì những nhân sự tài năng đều muốn có được thông tin toàn diện về một công ty tiềm năng trước khi quyết định ứng tuyển cho một công việc mới.

Ngoài mục đích tiếp cận với ứng viên dễ dàng hơn, công ty còn có thể lan rộng thương hiệu công ty mình với công chúng, khách hàng. Đây cũng là nguồn cung cấp dữ liệu giá trị cho công ty biết được trong mắt công chúng giá trị thương hiệu của họ như thế nào và trông như thế nào. Đó sẽ trở thành cơ sở tiền đề cho các hướng phát triển của công ty trong tương lai.

Công ty nên xử lý như thế nào đối với các Review đến từ Ứng viên/Nhân viên? 

Như bạn đã biết đã là review từ các cá nhân thì cũng sẽ có cái tích cực và cái tiêu cực. Song chúng ta, những công ty luôn hướng tới một mục tiêu chung, hãy cảm thấy biết ơn trước những review đó. 

Vì theo nghiên cứu của Esteban Kolsky trên hành vi khách hàng có thể lấy làm dẫn chứng cho người lao động vì họ cũng sẽ có trải nghiệm với công ty như khách hàng trải nghiệm với một sản phẩm. Kết quả cho thấy chỉ 13% khách hàng không hài lòng sẽ chia sẻ lời phàn nàn của họ với 15 người trở lên. Hơn nữa, cứ 25 khách hàng không hài lòng thì chỉ có 1 người phàn nàn trực tiếp với phía công ty bán hàng/người bán hàng.

Với kết quả trên chúng ta thấy rằng, để nội bộ công ty thấy được họ đang làm chưa tốt ở đâu thật không hề dễ, nên những ý kiến dù có là tiêu cực nhưng cũng rất giá trị và chúng ta cần giữ tinh thần thiện chí để bước vào giai đoạn khắc phục.

Điều quan trọng trong khâu khắc phục là công ty phải thể hiện rằng họ rất cân nhắc các phản hồi một cách nghiêm túc. Tóm lại, công ty nên tiếp nhận các review dưới khía cạnh cải tiến, góp ý xây dựng. Hãy xem đây là một cơ hội để công ty thể hiện khía cạnh chuyên nghiệp khi giải quyết khủng hoảng.

Dưới đây là một ví dụ cụ thể cho việc quản trị các review của công ty:##

Expert tip

Như các bạn đã biết thường thì những nhân viên cũ sẽ là đối tượng có thể để lại những review tiêu cực về khoảng thời gian họ làm việc tại công ty cũ. 

Giải pháp cho công ty ở đây là sự chủ động, hãy nhận thức và ngăn chặn những vấn đề khi nó chỉ mới là rủi ro. Các công ty có thể đưa bản khảo sát hoặc mở một buổi trao đổi về những điều mà nhân viên cũ cảm thấy công ty cần cải thiện trước khi nhân viên ấy thôi việc, và làm dịu tình hình ngay lúc đấy thì mọi vấn đề sẽ được ngăn chặn tại gốc rễ. 

Tuy nhiên nếu nó vẫn diễn ra trên các trang Review thì ban truyền thông công ty cũng cần phản hồi công khai ngay dưới review tiêu cực đó với tinh thần lắng nghe và thiện chí, cũng như cam kết khắc phục và bày tỏ chân thành sự tiếc nuối với trải nghiệm không tốt của họ tại công ty. Sau cùng hãy thể hiện sự biết ơn với đóng góp và góp ý của họ.

Review Công ty quan trọng như thế nào đối với ứng viên/nhân viên?

Văn hóa đọc và review trên các trang review công ty
Văn hóa đọc và review trên các trang review công ty

Nếu bạn là người lao động đang làm việc hoặc đang tìm việc thì Review Công ty chắc chắn là quyền lợi về tiếng nói của bạn để giúp đỡ những người lao động khác có góc nhìn tham khảo về công ty mà họ cũng đang quan tâm. 

Đây cũng là tiếng nói của nhiều cá nhân, tuy cung cấp nhiều thông tin không phải ai cũng biết khá thú vị và thực tế về nhiều môi trường làm việc khác nhau, xong cũng đòi hỏi người đọc cần chọn lọc và tham khảo là chính.

Lợi ích từ các Review công ty đối với ứng viên/nhân viên:

  • Nắm thực tế từ người trong cuộc chia sẻ
  • Những điều chưa được biết mà Website công ty không có
  • Tổng hợp được nhiều khía cạnh của một công ty
  • Cơ sở để có thể chuẩn bị tốt trước khi bước vào môi trường làm việc

Đọc review công ty sao cho “chuẩn”?

Khi một nền tảng review công ty hoạt động với cách thức ẩn danh, thì một câu hỏi đặt ra là “Những điều chúng ta đọc liệu có đáng tin?”. Thực tế, những khả năng mạo danh, hoặc ngại chia sẻ những điều tiêu cực có thể khiến cho môi trường trên các trang Review công ty có thể được cho là thật giả khó lường. Tuy nhiên, chúng ta luôn có cách để nhận biết, dựa trên các tiêu chí chất lượng sau, bạn sẽ thành công trong việc phân biệt các review công ty nghiêm túc với những review đáng ngờ, và không có giá trị khách quan như đã nói ở phần trước.

  • Số lượng xếp hạng: Một công ty càng được đánh giá thường xuyên thì những đánh giá đó càng đáng tin cậy. Các bình luận cũng dễ phân loại hơn: Có phải chỉ một người phàn nàn về việc điều hòa kém chất lượng, hay đó là vấn đề của toàn công ty?
  • Mức độ cập nhật của các bài đánh giá: Nếu bài đánh giá gần đây nhất là cách đây một thời gian, điều này có nghĩa là kể từ đó, các điều kiện có thể đã thay đổi rất nhiều.
  • Số lượng tiêu chí đánh giá: Có phải chỉ có thể chọn “tốt” hoặc “xấu” trong review hay có các thang đánh giá khác không? Đánh giá càng chính xác và khác biệt, kết quả càng mang tính đại diện.
  • Chức năng tìm kiếm: Bạn có thể tìm kiếm một công ty cụ thể và có thể lọc kết quả theo ngành hoặc khu vực không?
  • Thông tin về công ty: Có thông tin về công ty - chẳng hạn như ngành, phạm vi sản phẩm và quy mô không? Đáng tin nhất là các vị trí tuyển dụng hiện tại cũng sẽ được hiển thị.
  • Dễ sử dụng: Giao diện nền tảng có thân thiện với người dùng không, bạn có thể tìm thấy thông tin liên quan một cách nhanh chóng và chúng có được truy cập miễn phí không hay chỉ có thể xem chúng sau khi đăng ký xong?

Những điều cần lưu ý khi viết Review công ty

Lời Review công ty của chính bạn có thể vừa là cơ hội vừa là rủi ro. Trên hết, là một nhân viên, bạn nên chú ý đến từ ngữ của mình. Ngay cả khi bài review của bạn là ẩn danh, vẫn có nguy cơ bị nhận dạng do bạn vô tình đưa ra quá nhiều chi tiết. Tùy thuộc vào mức độ gay gắt của bạn từ những lời chỉ trích của mình, bạn có thể đưa mình vào tình thế bất lợi.

Một vấn đề khác là thiếu bối cảnh chung trong các review công ty. Những điều này có thể bị phóng đại, đặc biệt nếu bạn đang viết review với sự chi phối của cảm xúc. 

Điều đáng lưu ý là trước tiên bạn nên nghĩ đến người đọc, với các câu hỏi như:

  • Ý kiến của bạn có giúp họ đánh giá công ty khách quan hay không?
  • Vấn đề của mình có phải là vấn đề chung mà nhiều nhân viên mắc phải.

Ngoài ra, khi đặt tay viết Review bạn nên chọn từ ngữ chuyên môn phù hợp, bởi việc chỉ trích thậm tệ và mù quáng một đối tượng nào đó sẽ làm giảm giá trị của bạn trong mắt những người đọc khác và dĩ nhiên là họ cảm thấy vấn đề của bạn không thuyết phục và khách quan lắm.

Ý kiến ​​tích cực hay tiêu cực luôn có thể tạo ra sự minh bạch hơn nếu nó cả trung thực và thực tế. Chỉ bằng cách này, review của bạn mới có thể đóng góp vào điều kiện làm việc tốt hơn và đóng vai trò là định hướng cho các ứng viên khác. Với mục đích đó, thì bạn đừng khiến những website review công ty chỉ trở thành nơi để bạn trút xả những điều quá cá nhân vì thế thì không còn có giá trị gì đối với cộng đồng, cả phía ứng viên/nhân viên và phía các công ty.

Các trang Review công ty phổ biến tại Việt Nam

Như các bạn đã biết, ngày nay các website và diễn đàn Review các công ty không còn xa lạ gì. Xuất phát từ nhu cầu muốn biết thêm thông tin về những công ty mà người lao động quan tâm với nhiều góc nhìn nhất mà các site này đã ra đời. 

Dưới đây là các trang review công ty phổ biến tại Việt Nam

  • Balancejob (balancejob.com)
  • Glassdoor (glassdoor.com)
  • Reviewcongty (reviewcongty.com)
  • Reviewcompany (reviewcompany.vn)
  • Itviec (Itviec.com)
  • 123job (123job.vn)
  • Timviectop (timviectop.com)
  • Haymora (haymora.com)

Kết luận

Đọc Review đã là thói quen của chúng ta trong những năm gần đây trênkhông gian mạng, thế giới là mặt phẳng mà tất cả mọi người đều có quyền thảo luận và được lắng nghe. Với lượng thông tin thực tế và đa chiều ta thấy được Review công ty thực sự quan trọng không chỉ với ứng viên/nhân viên mà cả công ty được review trên các website đó. Mong rằng với những chia sẻ phía trên có thể giúp bạn và chúng ta có thể tự bảo vệ mình và tạo ra môi trường review lành mạnh, hữu ích.
 


Tin tức liên quan

Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách của bạn

Kỹ năng làm việc| 2023-11-03
Lựa chọn nghề nghiệp là một việc cực kỳ quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai chúng ta. Có rất nhiều yếu tố nên cân nhắc khi chọn nghề. Trong đó tính cách là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Nếu biết cách chọn nghề phù hợp với tính cách thì khả năng thành công sẽ là rất cao.

Top 20 Kỹ năng mềm trong ngành IT - cần thiết nhất

Kỹ năng làm việc| 2023-10-28
Kỹ năng mềm trong ngành IT là rất quan trọng. Chúng sẽ giúp lập trình viên phát triển bản thân và tạo mối quan hệ với đồng nghiệp, khách hàng tốt hơn. 20 kỹ năng mềm sau đây sẽ là cần thiết nhất dành cho bạn.

Hard skills và soft skills là gì? Tầm quan trọng trong ngành IT

Kỹ năng làm việc| 2023-10-27
Hard Skills và Soft Skills đều là 2 yếu tố cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực IT. Nhiều nhà tuyển dụng cho rằng ứng viên sở hữu cả 2 kỹ năng này chính là nhân tài mà mọi doanh nghiệp đều muốn có.

10 bí quyết giữ chân nhân tài ngành IT mà các HR phải biết

Kỹ năng làm việc| 2023-10-01
Giữ chân nhân tài là nhiệm vụ mà mọi công ty đều muốn thực hiện. Đó sẽ là cách để đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty. Nếu bạn cũng muốn thực hiện điều này thì hãy tham khảo top 10 cách giữ chân nhân tài ngành IT sau đây.


Việc tạo CV đúng chuẩn giúp gia tăng cơ hội trúng tuyển của bạn ít nhất 20%. Hãy nhanh tay tạo CV Rirekisho chuẩn Nhật hoặc CV chuẩn tiếng Anh theo các mẫu chuyên nghiệp nhất của GrowUpWork chúng tôi dưới đây nhé!