Bạn có thể là một công ty tuyệt vời với những nhân viên hiện tại của mình, nhưng đối với những ứng viên tiềm năng thì còn quá sớm để khẳng định điều đó. Trước hết, bạn cần có những nỗ lực nhất định để tạo trải nghiệm tuyệt vời với bất kỳ ứng viên nào trên thị trường việc làm tốt như cách mà công ty bạn mang lại cho khách hàng. Dưới đây là một vài cách thú vị để đảm bảo và nâng cao trải nghiệm ứng viên tuyệt vời!
Công ty bạn có những vị trí công việc thực sự hấp dẫn và đáng mơ ước nhưng cách mà bạn tổ chức một quy trình tuyển dụng có thể khiến các vị trí công đó không nhận được sự hưởng ứng xứng đáng từ các ứng viên. Điều này sẽ khiến cho bạn không thể đạt được mục tiêu tuyển dụng trong hiện tại và con đường tuyển dụng người phù hợp cho công ty bạn sẽ khó khăn hơn về sau.
Điểm chính của vấn đề nằm ở cách bạn tổ chức quy trình tuyển dụng và chìa khóa giải pháp sẽ nằm ở trải nghiệm ứng viên. Một khi thiết lập và điều chỉnh quy trình tuyển dụng trên cơ sở trải nghiệm ứng viên bạn sẽ hạn chế được vấn đề trên và đạt được hiệu quả tuyển dụng như mong muốn.
Vậy trải nghiệm ứng viên thật sự là gì? Và những điều chỉnh trong quy trình tuyển dụng để tăng trải nghiệm ứng viên hiệu quả mà bạn có thể áp dụng. Tất cả sẽ có trong các phần tiếp theo
Câu trả lời về trải nghiệm ứng viên thực chất là toàn bộ cảm nhận của ứng viên từ trước khi quyết định nộp đơn cho đến sau quá trình tuyển dụng kết thúc, dù họ ký hợp đồng lao động với công ty bạn hoặc không.
Thậm chí nếu mở rộng tầm nhìn, bạn cũng có thể thấy rằng sự trải nghiệm có thể gắn với toàn bộ vòng đời của một nhân viên, từ trước khi tuyển dụng đến sau khi thôi việc /nghỉ hưu.
Trải nghiệm này sẽ cung cấp cho ứng viên về văn hóa, phong cách và cả môi trường làm việc của công ty. Cuối cùng là giúp ứng viên đó đánh giá công ty mà họ đã ứng tuyển có quy mô như thế nào, mức độ chuyên nghiệp ra sao và còn nhiều điều khác nữa!
Dưới đây là tổng hợp những cách hiệu quả giúp bạn xây dựng trải nghiệm ứng viên trong từng bước của quy trình tuyển dụng.
Bất kỳ công ty nào cũng sẽ dễ rơi vào một khuôn mẫu Job Description nhàm chán, không có nét riêng và không thể hiện được tiếng nói doanh nghiệp đặc trưng (Như cột bên trái ở phía dưới). Tuân theo một bố cục hợp lý là điều nên làm nhưng công ty bạn cũng cần có nét khác biệt để người tìm việc có thể phân biệt, từ đó ghi nhớ. Hơn nữa ứng viên còn có thể phần nào đánh giá được độ phù hợp giữa văn hóa công ty với kỳ vọng của họ. Dưới đây là ví dụ so sánh để bạn có thể hiểu rõ hơn:
Job Description nhàm chán, rập khuôn
ví dụ về nghề Quảng cáo
Job Description đưa ứng viên vào một câu chuyện
ví dụ về nghề Y tá
Tab “tuyển dụng” của website công ty bạn là một trong những cơ hội tốt nhất để giới thiệu thương hiệu nhà tuyển dụng. Rất nhiều site “Tuyển dụng” ngày nay trông giống nhau và có thể tạo cảm giác quá tầm thường hoặc phóng đại. Vì vậy, hãy trung thực với các ứng viên và đảm bảo rằng Site “Tuyển dụng” của bạn đáng tin cậy, xác thực và phản ánh trải nghiệm nhân viên thực sự của công ty bạn.
Không ai muốn điền vào một đơn ứng tuyển 30 trang, sự rườm rà trong cách ứng tuyển của một công ty là điều làm giảm trải nghiệm tích cực của ứng viên thứ hai sau việc không phản hồi ứng tuyển.
Đảm bảo quy trình ứng tuyển của bạn hiện đại, có áp dụng công nghệ cao và hiệu quả nhất có thể. Có thể nhờ ứng viên góp ý trong buổi phỏng vấn về việc ứng tuyển vào công ty bạn để điều chỉnh hình thức ứng tuyển sao cho tiện lợi và đơn giản nhất.
Nếu bạn đã chuẩn bị khâu tổ chức cho ngày phỏng vấn sắp tới rất chỉnh chu thì có thể làm điều gì khác nữa để tác động vào trải nghiệm của ứng viên?
Tạo ấn tượng đặc biệt là một trong những điều mà nhà tuyển dụng nên nhắm đến trong việc nâng cao trải nghiệm ứng viên. Chúng tôi gợi ý một cách độc đáo đó là gửi cho ứng viên một playlist với các podcast thú vị hoặc các bài hát truyền cảm hứng, xua tan căng thẳng để họ nghe trên đường đến buổi phỏng vấn, hoặc trong lúc chờ đến ngày phỏng vấn.
Cách này không làm công ty của bạn không tốn kém gì, nhưng nó sẽ tạo ra một trải nghiệm khác biệt, đáng nhớ vào thời điểm căng thẳng cao độ của quá trình tìm kiếm việc làm của ứng viên.
Bên cạnh các thủ tục và văn bản chính thức để báo ứng viên trúng tuyển, bạn có thể làm thêm điều gì để tạo ấn tượng không?
Lần cuối cùng bạn nhận được một bức thư viết tay là khi nào trong thời buổi công nghệ với các công cụ liên lạc online? Vì thế bạn có thể chào mừng các nhân viên mới của mình bằng cách gửi một ảnh thư viết tay gồm lời chào đón và nhắn nhủ của người quản lý. Điều này sẽ vừa tạo ra một trải nghiệm độc đáo vừa thể hiện thành ý, củng cố sự gắn bó và tinh thần cống hiến của họ cho một môi trường làm việc mới.
Chỉ vì bạn quyết định không tiếp tục với một ứng viên không có nghĩa là họ không đáng được tôn trọng. Ở mức tối thiểu, hãy cho ứng viên biết bạn đã quyết định chuyển sang một hướng khác. (Bạn sẽ ngạc nhiên khi có nhiều ứng viên bị từ chối mà không hề nhận được phản hồi nào!)
Hãy vượt lên trên và hơn thế nữa bằng cách gọi điện cho họ thậm chí là chia sẻ cho họ những góp ý từ người quản lý tuyển dụng, để họ biết cách cải thiện cho lần sau ứng tuyển sau.
Trải nghiệm của ứng viên không chỉ là việc "đưa họ vào cửa". Đó là về việc chăm sóc nhân viên sau khi họ được tuyển dụng và tạo cơ hội cho họ phát triển và cống hiến. Đầu tiên là một quy trình tiếp nhận và đào tạo nhân viên mới hoàn chỉnh; tiếp sau là tổ chức các buổi tuyên dương nhân viên hiệu suất và các lễ kỷ niệm đáng nhớ khác (sinh nhật nhân viên, các ngày lễ hội lớn,...)
Khi đó bạn sẽ gặt hái được những lợi ích: nhóm ứng viên tiềm năng của bạn sẽ có chất lượng cao hơn, bạn sẽ tăng khả năng giữ chân và giảm chi phí tuyển dụng, đồng thời mức độ tương tác của nhân viên sẽ cải thiện.
Hãy tạo ra một trải nghiệm được thiết kế cho toàn bộ vòng đời của nhân viên và thay đổi cách ứng viên tìm việc làm và cách tìm thấy các tài năng mà công ty bạn cần để phát triển.
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của trải nghiệm ứng viên đối với quá trình tuyển dụng, thương hiệu tuyển dụng và những lợi ích mang tính định hướng của công ty. Hi vọng rằng bài viết đã giúp công ty bạn có thêm các ý tưởng mới để nâng cao trải nghiệm ứng viên
Top 5 chứng chỉ dành cho developer uy tín nhất hiện nay