Khi bạn đã trải qua một quá trình phỏng vấn dài, cảm thấy chắc chắn rằng nó đã diễn ra tốt đẹp và thực sự muốn có một công việc, nhưng rồi phát hiện ra mức lương chính thức thực sự thấp hơn những gì bạn mong đợi! Và bạn sẽ bắt đầu bối rối rằng có nên từ chối offer này vì lương thấp hay không! Nếu bạn gặp phải trường hợp này khoan hãy vội đưa ra quyết định mà nên tham khảo bái viết dưới đây đã nhé!
Trước hết, hãy nhìn nhận công việc này từ nhiều góc độ. Liệu nó có thể mang lại cho bạn những cơ hội phát triển và học hỏi không? Môi trường làm việc có phù hợp với bạn không? Những phúc lợi khác như bảo hiểm, nghỉ phép, v.v. có hấp dẫn không? Những yếu tố này cũng rất quan trọng, chứ không chỉ dừng lại ở mức lương.
Nếu công việc này không thể đáp ứng được nhu cầu tài chính của bạn, thì việc từ chối là hoàn toàn hợp lý. Nhưng nếu bạn có nguồn thu nhập khác hoặc không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề tiền bạc, thì có thể xem xét những yếu tố khác.
Hãy nghĩ về kế hoạch nghề nghiệp dài hạn của mình. Có thể công việc này không phải là lựa chọn tốt nhất ngay lúc này, nhưng nó có thể mở ra những cơ hội tốt hơn trong tương lai. Việc tích lũy kinh nghiệm và xây dựng mạng lưới quan hệ cũng rất quan trọng.
Cuối cùng, hãy tin tưởng vào bản thân và lựa chọn công việc mang lại sự thỏa mãn, phát triển và ổn định về tài chính. Đừng vội vàng từ chối chỉ vì mức lương thấp, mà hãy cân nhắc kỹ lưỡng tất cả các yếu tố. Đây là quyết định quan trọng, vì nó sẽ ảnh hưởng đến cả sự nghiệp và cuộc sống của bạn.
Để phản hồi với nhà tuyển dụng khi bạn nhận được offer làm việc với mức lương thấp thì điều đầu tiên bạn cần làm là loại bỏ cảm xúc. Tránh phản ứng bằng một email từ chối ngắn củn hoặc phớt lờ email và cuộc gọi của họ. Thay vào đó, phản hồi đúng đắn nhất là "hãy đàm phán".
Ở giai đoạn này, bạn thực sự không có cái nhìn sâu sắc về những gì nhà tuyển dụng đang nghĩ và tại sao họ lại đưa ra offer với mức lương thấp như vậy!
Hãy thử áp dụng một vài mẹo sau để xử lý tình huống này một cách khéo léo.
Trước hết, hãy cảm ơn công ty đã tin tưởng và mời bạn tham gia phỏng vấn. Điều này cho thấy họ đánh giá cao những gì bạn có thể đóng góp. Sau đó, bạn có thể chia sẻ rằng mức lương đề nghị không hoàn toàn phù hợp với kỳ vọng của bạn về vị trí này. Tuy nhiên, đừng vội vàng từ chối, thay vào đó hãy đề xuất một mức lương phù hợp hơn.
Khi đàm phán, đừng chỉ tập trung vào mức lương. Hãy chia sẻ về những giá trị, kinh nghiệm và kỹ năng mà bạn có thể mang lại cho công ty. Điều này sẽ giúp họ nhìn nhận bạn không chỉ là một con số, mà là một nhân tài tiềm năng. Bạn cũng có thể tham khảo mức lương trung bình của vị trí tương tự trên thị trường để có cơ sở vững chắc cho việc đàm phán.
Nếu công ty vẫn không thể đáp ứng được mức lương mà bạn mong muốn, hãy xem xét những phúc lợi và lợi ích khác như chế độ nghỉ phép, bảo hiểm, cơ hội đào tạo và phát triển. Nhiệu khi những yếu tố này cũng rất quan trọng và có thể bù đắp phần nào cho mức lương thấp. Bạn cũng nên cân nhắc lại mức lương thỏa thuận là GROSS hay NET, nếu là GROSS thì mức đóng thuế phí của công ty là bao nhiêu?
Cuối cùng, nếu vẫn không thể đạt được thỏa thuận, hãy cảm ơn công ty và giữ mối quan hệ tốt. Bạn có thể nói rằng bạn rất quan tâm đến công ty và vị trí này, nhưng mức lương không phù hợp với kỳ vọng của bạn. Hãy để họ biết rằng bạn sẵn sàng tái ứng tuyển trong tương lai nếu có cơ hội phù hợp hơn.
Để hiểu được những gì bạn nên làm tiếp theo, bạn cần phải trả lời một câu hỏi quan trọng để bạn có thể khám phá và hiểu lý do đằng sau một offer.
"Bạn nghĩ công việc này xứng đáng với con số đó hay bạn xứng đáng với con số đó?"
Nói cách khác, liệu nhà tuyển dụng có đề nghị tương tự cho bất kỳ ai đảm nhận công việc này hay họ đã hạ thấp nó xuống vì họ cảm thấy bạn không xứng đáng?
Khi bạn biết câu trả lời cho điều này, bạn sẽ biết mình đang phải giải quyết vấn đề gì để có thể đưa ra quyết định chấp nhận, từ chối hay thương lượng.
Để trả lời câu hỏi trên một cách rõ ràng thì bạn cần gửi một email phản hồi sau khi nhận offer để mở lời:
Phản hồi bằng cách trả lời mail:
Dàn ý như sau:
Giới thiệu:
- Cảm ơn họ vì lời mời làm việc
- Nhắc lại sự quan tâm của bạn đối với công ty vị trí công việc đó.
- Bao gồm một số lý do thuyết phục tại sao bạn là người phù hợp tuyệt vời và giá trị bạn sẽ mang lại - thật ngắn gọn.
Nội dung:
- Giải thích rằng bạn đang nghiêm túc xem xét cơ hội nhưng muốn họ làm rõ lý do mức lương được đề nghị.
- Hãy hỏi tất cả câu hỏi quan trọng đó - "quyết định của bạn dựa trên giá trị của chính vị trí đó hay dựa trên khả năng thực hiện công việc của tôi?"
Kết thúc:
- Giải thích rằng bạn đã được liên hệ về các cơ hội khác với mức lương cao hơn nhưng đây là vị trí bạn thực sự yêu thích (Thêm lý do bạn yêu thích) vì vậy bạn "muốn xem liệu bạn và nhà tuyển dụng có thể thương lượng hoặc trao đổi thêm hay không.
- Cung cấp cho họ các lựa chọn để gặp mặt trực tiếp hoặc thảo luận về đề nghị qua điện thoại.
- Cảm ơn họ và nói rằng bạn mong nhận được phản hồi của họ và tiến xa hơn khi có cơ hội.
Thông thường, thư mời làm việc kèm offer sẽ được gửi qua email. Tuy nhiên, nếu phải đối diện hoặc trong một cuộc gọi điện video hoặc điện thoại trực tiếp, thì cần bình tĩnh và đừng vội đưa ra quyết định ngay! Thay vào đó, hãy hít thở sâu và nhờ nhà tuyển dụng nêu hết các nội dung offer, hoặc thậm chí lặp lại nếu cần thiết.
“Cảm ơn vì đã gửi offer cho tôi. Anh/chị có phiền khi để tôi có một ngày cân nhắc lại offer này không? ”
Bằng cách không trả lời ngay lập tức, họ sẽ biết rằng bạn thấy offer của họ chưa thích hợp lắm với mong muốn của bạn mà không cần phải nói trực diện.
Tiếp theo, bạn cần nhắc lại mức độ hào hứng của bạn khi gia nhập công ty, để họ biết rằng bạn vẫn quan tâm, nhưng hãy nói rằng bạn sẽ cần một thời gian.
“Tôi thực sự trân trọng cơ hội việc làm này của anh/chị đưa ra. Tôi hoàn toàn chắc chắn rằng có thể mang lại giá trị thực sự cho team của anh/chị và đây là cơ hội tuyệt vời cho tôi, nhưng tôi sẽ phải suy nghĩ về mức lương. Có ổn không nếu tôi muốn có thêm 24 giờ để suy nghĩ kỹ về điều này?"
Bây giờ bạn cần gửi email với tất cả các câu hỏi quan trọng sau đó trong cùng ngày.
Nếu họ không đưa ra lời giải thích hoặc quay lại với lý do bạn thấy không thể chấp nhận được, hãy tự hỏi mình ba câu hỏi sau.
Nếu câu trả lời là KHÔNG, thì từ chối là lựa chọn tốt nhất của bạn.
Ngay cả khi bạn bị nhận phản hồi có phần tiêu cực của họ, hãy kiềm chế để không bộc lộ suy nghĩ của bạn về họ vì điều đó rất có thể phản tác dụng.
Bạn có thể nghĩ rằng điều đó không quan trọng vì bạn sẽ không bao giờ muốn làm việc cho công ty đó. Dưới đây, sẽ là dàn ý cho một mail từ chối một offer với mức lương thấp sau tất cả cân nhắc và thương lượng!
Dàn ý mail:
Giới thiệu
Cảm ơn họ về lời đề nghị và nhắc lại sự quan tâm của bạn đối với công ty và vị trí công việc của họ.
"Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã trao cho tôi [Chức vụ công việc] và đã cho tôi một cơ hội tuyệt vời để làm việc với bạn.
Nội dung
Giải thích rằng bạn đã nghiêm túc xem xét cơ hội nhưng cần từ chối offer.
"Sau khi xem xét cẩn thận mức lương được nêu ra, tôi rất tiếc khi phải quyết định từ chối offer của quý công ty.
Như tôi đã đề cập trong cuộc trò chuyện của chúng ta, tôi cảm thấy mức lương được đưa ra không phù hợp với đóng góp mà tôi sẽ thực hiện khi đảm nhận vai trò và nhu cầu tài chính của tôi "
Kết thúc
Để ngỏ cánh cửa tương lai
"Rất hân hạnh khi được gặp anh/chị và tìm hiểu về [Công ty] cũng như công việc tuyệt vời mà anh chị mang đến. Tôi thực lòng hy vọng chúng ta có cơ hội làm việc cùng nhau trong tương lai và sẽ thật tuyệt nếu được giữ liên lạc với quý công ty."
Nếu bạn trả lời 'có' cho bất kỳ hoặc tất cả các câu hỏi ở phần trên, bạn có thể vẫn đang nghĩ đến việc nhận một công việc mặc dù mức lương chưa thực sự đúng với mong muốn ban đầu của mình.
Tất cả chúng ta đều đã từng có những công việc chưa lý tưởng nhưng chúng ta cần phải nhận chúng vào thời điểm đó, vì đó đã là điều tốt nhất có thể.
Dưới đây là 3 lý do chính để cân nhắc nhận một công việc ngay cả khi bạn cảm thấy mình phải được trả nhiều lương hơn!
Nếu tiền là quan trọng và bạn không thể từ chối công việc, thì tất nhiên bạn sẽ cần phải chấp nhận.
Hầu hết chúng ta sống trong thế giới thực không phải là một thế giới lý tưởng nên đôi khi chúng ta không có được sự lựa chọn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng mặc dù bạn có thể cần phải chấp nhận công việc, nhưng bạn không nhất thiết phải chấp nhận hoàn cảnh.
Hãy chủ động và tiếp tục ứng tuyển các cơ hội khác. Đặt cho mình mục tiêu là 2 lần ứng tuyển mỗi tuần để duy trì đà phát triển.
Nếu bạn đang trong quá trình thực hiện một sự thay đổi đáng kể trong sự nghiệp, bạn có thể cần phải giảm mức lương mong muốn bởi vì trên thực tế, bạn đang bắt đầu lại từ đáy.
Mặc dù hiện tại bạn có thể chưa xứng đáng tiền nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không thể đạt được mức lương mong đợi một cách nhanh chóng.
Hãy tập trung, tận dụng mọi cơ hội học tập hoặc chương trình đào tạo được cung cấp và hãy nhớ rằng đây chỉ là giai đoạn tạm thời.
Đôi khi chúng ta được cung cấp một cơ hội thực sự đáng giá hơn số tiền mà cơ hội đó mang lại.
Ví dụ:
Luôn có nhiều yếu tố đáng giá trong một cơ hội công việc mà bạn có thể đánh đổi với mức lương để đạt được. Vì vậy hãy xác định ra yếu tố đó nhé! Bạn có thể nên làm điều đó vì giá trị độc đáo mà nó mang lại cho triển vọng nghề nghiệp của bạn trong tương lai.
Nếu bạn muốn có công việc nhưng vẫn chưa hài lòng vì mức lương khởi điểm, hãy mở đầu cuộc thảo luận với 6 từ sau - Tôi muốn làm nó thành công.
Điều này cho nhà tuyển dụng biết rằng cuối cùng bạn muốn nhận offer của họ và đáng để họ tìm ra giải pháp.
Hãy cho nhà tuyển dụng biết điều này càng sớm càng tốt trong quá trình này. Đưa ra các đề xuất về những gì còn thiếu, những gì bạn cần hoặc những gì bạn sẽ trao đổi, chẳng hạn như lương với những ngày nghỉ phép, cổ phiếu hoặc phúc lợi chẳng hạn.
Biết được liệu nhà tuyển dụng gửi offer với mức lương thấp dựa trên chính vai trò hay những gì họ cảm thấy cá nhân bạn sẽ mang lại y hay không sẽ giúp ích rất nhiều cho việc này.
Khi bạn nhận được offer với mức lương thấp, đừng phản hồi gì cụ thể ngoại trừ việc cảm ơn họ và sau đó tìm hiểu xem quyết định của họ dựa trên cơ sở nào. Hiểu biết này sẽ chỉ dẫn bạn phải làm gì tiếp theo. Hi vọng những gợi ý trên đây sẽ giúp bạn có quyết định thích hợp với trường hợp cá nhân của mình để cân nhắc có nên từ chối offer vì mức lương thấp không! Chúc bạn may mắn.
Top 5 chứng chỉ dành cho developer uy tín nhất hiện nay