Developer là vị trí công việc được đánh giá là rất tiềm năng và có nhu cầu tuyển dụng cao trong thời buổi công nghệ là một phần không thể thiếu của cuộc sống. Tuy nhiên để phỏng vấn Developer phù hợp là một thử thách gam go với nhà tuyển dụng, nhất là khi bạn chưa có nhiều kiến thức chuyên môn về công việc này! Dưới đây là một số gợi ý để tổ chức phỏng vấn và tuyển dụng Developer hiệu quả!
Trước khi để có được bước tổ chức phỏng vấn thì nhà tuyển dụng cần có được cho mình những ứng viên tiềm năng.
Mỗi vị trí công việc và ngành nghề sẽ có những tính chất riêng vì vậy ứng viên của mỗi ngành nghề công việc cũng có những đặc điểm khác nhau. Do đó việc hiểu được những đặc điểm này sẽ giúp nhà tuyển dụng thu hút và tìm kiếm người phù hợp dễ hơn!
Sau khi đã có cho mình những ứng viên tiềm năng cho vị trí Developer, nhà tuyển dụng sẽ bắt tay vào việc Setup một buổi phỏng vấn và dưới đây là những điều cần lưu ý.
Ứng viên chắc hẳn đã được nhắc nhở rất nhiều về ấn tượng đầu tiên khi gặp nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn. Chính vì vậy, đa số ứng viên đều có thể làm tốt trong các tạo ấn tượng đầu tiên, thế nên chỉ dựa vào ấn tượng đầu tiên quá nhiều sẽ không giúp nhà tuyển dụng nhìn khách quan được bức tranh thực tế về ứng viên.
Thay vào đó bạn hãy dựa vào các dẫn chứng kỹ thuật làm cơ sở trước khi bị thu hút bởi ấn tượng ban đầu. Kinh nghiệm phỏng vấn ứng viên trong ngành IT của một số công ty nổi tiếng là đưa ra các bài Test kỹ thuật sau đó mới tổ chức một buổi phỏng vấn có cấu trúc, với các câu hỏi tình huống. Như vậy sẽ hiệu quả hơn nhiều, giúp bạn dự đoán hiệu suất thực hiện công việc của ứng viên.
Tuy nhiên, đừng lo lắng, bạn không nhất thiết phải đưa tất cả các phương pháp này vào quy trình phỏng vấn của mình, nhưng hãy cân nhắc thử một hoặc hai phương pháp trong số chúng để xem liệu chúng có mang lại kết quả tốt hơn so với cách làm hiện tại của công ty bạn hay không.
Chuẩn bị một danh sách các câu hỏi và chủ đề mà bạn chắc chắn muốn thảo luận, đồng thời suy nghĩ về trình tự mà bạn muốn thảo luận theo các câu hỏi trong danh sách.
Để có được bảng câu hỏi tốt nhất bạn có thể tham khảo trên mạng Internet kết hợp với ý kiến của những chuyên gia có chuyên môn trong ngành IT và cuối cùng là phê duyệt của trưởng bộ phận tuyển dụng!
Rất ít khả năng bạn sẽ có thể thực hiện một cuộc phỏng vấn tốt nếu cách tiếp cận của bạn hoàn toàn không phù hợp. Do đó, bạn nên chuẩn bị trước.
Muốn vậy, trước hết bạn cần hiểu nhu cầu và mục đích tuyển dụng cụ thể cho vị trí Developer này, bởi vì mỗi dự án và mỗi công ty sẽ có nhu cầu và tính chất khác nhau. Khi đã có mục tiêu cụ thể bạn sẽ bắt đầu xây dựng kịch bản phỏng vấn, bao gồm các câu hỏi phỏng vấn từ khái quát đến các câu hỏi tình huống cụ thể để kiểm tra năng lực kỹ thuật của ứng viên.
Tuy nhiên bạn cũng đừng nên quá cứng nhắc với kịch bản phỏng vấn của mình, cũng như căng thẳng nếu cuộc phỏng vấn diễn ra theo một lộ trình khác và hãy sẵn sàng điều chỉnh tình huống nếu cần. Đối với tất cả mọi thứ trong cuộc sống, cân bằng là chìa khóa.
Trong một thế giới mà thị trường việc làm luôn sôi động với hàng ngàn ứng viên và hàng trăm nhà tuyển dụng, ứng viên cũng là một người có quyền tuyển chọn cho mình công ty phù hợp trong khi bạn đang chọn họ trong số các ứng viên khác. Vì vậy hãy tận dụng cơ hội gặp gỡ trong buổi phỏng vấn để ứng viên thấy công ty bạn là một ưu tiên trong các lựa chọn của họ!
Tuy nhiên điều này không chỉ là thể hiện công ty bạn có môi trường làm việc tuyệt vời như thế nào mà mà còn nằm ở hoạt động kinh doanh và dự án của bạn phù hợp với mong muốn của họ như thế nào!
Như vậy bạn cần xác định một số lý do bằng cách tự trả lời các câu hỏi:
Những câu trả lời trên sẽ trở thành phần giới thiệu thuyết phục và thu hút ứng viên mà bạn cần trình bày khi gặp họ ở buổi phỏng vấn!
Buổi phỏng vấn là cuộc đối thoại hai chiều. Đây không chỉ là cơ hội để bạn tìm hiểu ứng viên của mình mà còn là cơ hội để họ tìm hiểu thêm về doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp của bạn.
Một số người sẽ tỏ ra khá tự tin và hỏi bạn đủ loại câu hỏi mà không cần bất kỳ lời nhắc nhở nào từ phía bạn, nhưng những người nhút nhát và kiệm lời sẽ cần một chút khuyến khích. Hãy cởi mở và chân thành trong các câu trả lời của bạn và sử dụng cơ hội này để xây dựng sự gắn bó thân thiện với ứng viên.
Vòng này có thể có hoặc không tùy thuộc vào quyết định của trưởng bộ phận tuyển dụng công ty của bạn! Nếu bạn muốn có thêm dữ kiện để lựa chọn được ứng viên phù hợp cho vị trí Developer thì vòng này sẽ giúp rất nhiều cho việc ra quyết định tuyển dụng của bạn!
Nếu có thực hiện, bạn cố gắng thiết lập một bài test mà ứng viên tiềm năng có thể thực hiện trong thời gian ngắn. Dù cho bạn muốn thấy toàn bộ tiềm năng của ứng viên trước khi tuyển dụng họ, nhưng nếu các bài Test này quá dài và phức tạp có thể khiến sự phấn khởi của ứng viên tiềm năng giảm sút và có nguy cơ rút khỏi cuộc ứng tuyển. Thời lượng tối đa để ứng viên có thể hoàn thành một bài test năng lực không nên quá 3 tiếng!
Liên hệ để phản hồi với các ứng viên về kết quả phỏng vấn và bài Test năng lực của họ trong thời gian sớm nhất có thể. Lý tưởng nhất là trong vòng một tuần kể từ ngày phỏng vấn và Test năng lực. Cố gắng hết sức để cung cấp cho các ứng viên một đánh giá chi tiết về hiệu suất của họ - ngay cả khi ứng viên đó không trúng tuyển.
Đến đây bạn sẽ thấy vòng test năng lực thực sự có lợi. Bởi vì nó sẽ là cơ sở để bạn có thể dùng để giải thích thỏa đáng lý do không thành công và góp ý cho ứng viên. Điều này sẽ góp phần xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng tích cực cho công ty bạn.
Như đã nói vài lần ở các phần trên rằng ứng viên cho vị trí Developer rất được săn đón trong thị trường việc làm và tốc độ để có được công việc thực sự rất nhanh. Nên bạn cần phải tăng tốc trong việc ra quyết định để tránh vụt mất ứng viên phù hợp vào tay các công ty khác.
Dựa trên kinh nghiệm tuyển dụng của chúng tôi, dù chỉ chậm trễ có một tuần trong việc đưa ra quyết định tuyển dụng đôi khi cũng đủ để đánh mất một ứng viên tốt. Do đó, nếu bạn đã tìm thấy một Developer có vẻ phù hợp với nhu cầu của mình, đừng chần chờ gửi offer cho họ.
Muốn vậy bạn cần chuẩn bị sẵn các tiêu chí để ra quyết định nhanh chóng!
Nếu ở công ty bạn đã có một chuyên gia về IT có thể mời họ cùng tham gia phỏng vấn. Sự am hiểu chuyên môn và am hiểu nội bộ hoạt động công ty của họ sẽ giúp bạn đưa ra quyết định có tuyển dụng ứng viên hay không ngay khi vừa kết thúc phỏng vấn. Lý tưởng nhất bạn có thể mời quản lý sẽ làm việc với ứng viên trúng tuyển sau này!
Trước khi mời họ tham gia phỏng vấn bạn nên thảo luận trước với họ về bộ kỹ năng và mức độ thành thạo cho từng kỹ năng mà một ứng viên đạt yêu cầu nên có và thống nhất về kịch bản phỏng vấn để cả hai có thể phối hợp ăn ý!
Nên mời các ứng viên trúng tuyển đến trụ sở văn phòng công ty bạn khi có thể dù hầu hết giao tiếp của bạn với các kỹ sư phần mềm các developer từ xa sẽ diễn ra thông qua một ứng dụng nhắn tin!
Cơ hội này sẽ giúp bạn giao tiếp trực tiếp để hiểu rõ hơn về các developer mới của mình và mang đến cho bạn cơ hội thiết lập các mối quan hệ công việc hiệu quả dựa trên sự tin tưởng ngay từ ngày đầu. Một lợi thế nữa là hầu hết các ứng viên sẽ xem các chuyến công tác này như một phúc lợi thêm khi cân nhắc chọn công ty bạn.
Nếu bạn có ý định thuyên chuyển công tác của ứng viên trúng tuyển, hãy cân nhắc cẩn thận và đừng quên nói với ứng viên chính xác những chi phí bạn sẽ chi trả và những thủ tục pháp lý mà ứng viên trúng tuyển cần thực hiện để làm việc với công ty bạn.
Tìm được những ứng viên tiềm năng cho vị trí Developer công ty bạn đã là một thử thách đáng gờm song để ra quyết định tuyển dụng Developer phù hợp nhất trong số các ứng viên đó còn khó khăn hơn. Tuy nhiên, hi vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn những gợi ý hữu để việc tổ chức phỏng vấn cũng như ra quyết định hiệu quả, dễ dàng hơn!
Top 5 chứng chỉ dành cho developer uy tín nhất hiện nay