Các Software Developer đã, đang và sẽ là những nhân lực có nhu cầu cao trong thị trường việc làm. Bạn đam mê với việc phát triển các phần mềm ứng dụng hữu ích, làm thay đổi cuộc sống thì đây là một lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bạn. Bạn đã sẵn sàng để theo đuổi sự nghiệp này, hãy bắt đầu với việc tạo CV Software Developer chuyên nghiệp cho riêng bạn!
Software Development - Phát triển phần mềm là một trong những ngành nghề có số lượng công việc gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây và được dự đoán tiếp tục tăng mạnh trong nhiều năm sắp tới. Điều này mang đến nhiều cơ hội cho những ai đang theo đuổi sự nghiệp phát triển phần mềm (Software Developer), đồng thời cũng tạo ra sự cạnh tranh cao trong thị trường việc làm ngành này.
Trong khi đó các công ty ngày càng cần những Developer có kỹ năng chuyên môn thành thạo để giúp hoạt động kinh doanh của họ nhanh chóng bắt kịp nhu cầu thay đổi không ngừng của công nghệ và xã hội!
Dưới đây là hướng dẫn nhanh để bạn có thể bắt tay vào việc tạo CV Software Developer cho riêng mình!
Đối với những người đang tiên phong trong lĩnh vực như Software Developer, việc chọn một CV Format dựa trên kỹ năng phát triển chính là tiêu chuẩn chung.
Vì sao vậy?
Bởi vì, các kỹ năng kỹ thuật trong phát triển phần mềm của Developer sẽ quyết định rất lớn khả năng phù hợp cho công việc ứng tuyển.
CV Format kỹ năng kỹ thuật của bạn sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng đọc lướt CV để xem bạn có phù hợp với những gì họ đang tìm kiếm hay không một cách nhanh chóng!
Tuy nhiên, chỉ vì bạn là Software Developer không có nghĩa là bạn chỉ được chọn Format Kỹ năng. Nếu bạn có kinh nghiệm làm việc dày dặn và giá trị, thì hãy chọn Format “trình tự thời gian đảo ngược” để đặt kinh nghiệm làm việc của bạn lên hàng đầu. Hoặc thậm chí bạn có thể kết hợp cả 2 Format cho CV Software Developer của mình
Dù chọn kiểu CV nào, khi ứng tuyển vị trí Software Developer thì điều bắt buộc là phải làm nổi bật các kỹ năng kỹ thuật của bạn trong CV.
Sau khi đã biết nên chọn Format nào, bây giờ bạn cần biết cách để viết CV Software Developer theo từng phần.
Dưới đây là những phần tiêu chuẩn trong CV:
Năm phần này là bắt buộc đối với mọi CV, vì chúng bao gồm tất cả các thông tin thiết yếu mà nhà tuyển dụng cần. Chúng có thể được sắp xếp theo nhiều cách nhưng phải luôn có đủ.
Ngoài 5 phần này bạn có thể cho thêm một vài phần tùy chọn nếu phần đó giúp cho CV Software Developer của bạn tăng tính thuyết phục. Thậm chí tăng lợi thế cạnh tranh khác biệt so với các ứng viên khác!
Sau khi đã quyết định được những phần cần triển khai chúng ta hãy bắt đầu soạn nội dung chi tiết cho từng phần!
Phần này khá đơn giản. Nó thường nằm ở đầu CV và bao gồm các thông tin liên hệ của bạn. Là một nhà phát triển phần mềm, phần này cũng là nơi bạn có thể thêm tài khoản GitHub hoặc Portfolio của mình.
Nên thêm những đường link có liên quan đến công việc phát triển của bạn. Đảm bảo rằng các đường link mà bạn cung cấp có giá trị, nếu không, bạn sẽ chỉ lãng phí thời gian của nhà tuyển dụng.
Nếu bạn quyết định đưa Portfolio hoặc GitHub của mình vào CV và đặt kho lưu trữ của bạn ở chế độ public, hãy biết rằng năng lực của bạn sẽ được đánh giá từ đó. Do đó, bạn nên sắp xếp chúng thật gọn gàng và đảm bảo rằng tất cả chúng sẽ thể hiện thế mạnh của bạn!
Ví dụ:
Việc viết Objectives ngày càng ít phù hợp hơn đối với các Software Developer. Bởi vì Objectives thường sẽ truyền đạt những gì bạn muốn trong sự nghiệp của mình chứ không phải về những gì bạn có thể cung cấp cho nhà tuyển dụng tiềm năng. Như vậy Objective sẽ không tạo được ấn tượng mạnh cho nhà tuyển dụng bằng Summary.
Nói chung, phần này là điểm thu hút nhà tuyển dụng để quyết định đọc các phần còn lại trong CV của bạn.
Ví dụ:
Là một Software Developer, bạn dựa vào các kỹ năng kỹ thuật cụ thể để thực hiện công việc của mình. Vì thế nên các nhà tuyển dụng cũng rất chú ý đến phần này trong CV của bạn. Việc bổ sung các kỹ năng phù hợp với những gì họ đang tìm kiếm là rất quan trọng.
Bạn có thể làm như vậy bằng cách đọc lại mô tả công việc một cách cẩn thận và điều chỉnh các kỹ năng trong CV của mình cho phù hợp với các ngôn ngữ lập trình, hệ thống và chương trình cụ thể mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.
Dưới đây là một số ví dụ về các kỹ năng kỹ thuật - còn được gọi là kỹ năng cứng - bạn có thể thêm:
Nếu bạn là Full-stack Developer, ngoài khả năng thành thạo Serverless hoặc Node.js, hãy đảm bảo bạn có thêm cả kỹ năng của Front-end và Back-end vào phần này.
Tóm lại,điều quan trọng trong phần này là bạn chỉ điền các kỹ năng bạn biết thành thạo và phù hợp với vị trí công việc cụ thể.
Nếu thêm quá nhiều kỹ năng mà bạn không thành thạo sẽ khiến nhà tuyển dụng cho rằng kiến thức của bạn quá rộng hoặc bạn là một người mới đang cố gắng điền vào CV của mình càng nhiều càng tốt.
Các kỹ năng của bạn có thể được tóm tắt dưới dạng danh sách để phân loại các kỹ năng cứng với kỹ năng mềm hoặc bạn có thể đi kèm với kỹ năng công nghệ của mình. Bạn cũng nên thể hiện mức độ chuyên sâu và thành thạo ở các kỹ năng mà bạn có
Ví dụ:
Đây là phần quan trọng nhất trong CV của bạn. Các phần trên có tác dụng khiến nhà tuyển dụng muốn đọc phần Kinh nghiệm làm việc - Work Experience của bạn.
Như lúc chọn Format CV đã khẳng định kỹ năng kỹ thuật là cơ sở ảnh hưởng đến quyết định chọn CV của nhà tuyển dụng vậy nên bạn cần nhấn mạnh các kỹ năng kỹ thuật của mình trong suốt quá trình tuyển dụng. Điều này sẽ cho nhà tuyển dụng của bạn biết rằng bạn hiểu sâu về những kỹ năng đó, giúp bạn có lợi thế hơn so với các ứng viên khác.
Trong phần kinh nghiệm của bạn nên có đề cập các kỹ năng của mình.
Kinh nghiệm làm việc của bạn nên được viết theo thứ tự thời gian đảo ngược, bắt đầu từ công việc gần đây nhất. Cụ thể như sau:
Với mỗi kinh nghiệm tại các công ty trước, bạn cần trình bày như sau:
Ví dụ:
Tùy thuộc vào trình độ trong lúc bạn viết CV này thì phần Education có thể là phần quan trọng nhất hoặc kém quan trọng nhất trong CV của bạn.
Nếu bạn là sinh viên mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm, thì phần này nên được thêm vào phía đầu CV, bên dưới phần Summary.
Trong trường hợp đó, bạn có thể làm cho nó nổi bật bằng cách thêm:
Tuy nhiên, nếu bạn đã là một Developer dày dạn kinh nghiệm, thì phần Education sẽ chiếm vị trí kém quan trọng và bạn có thể thêm nó bên dưới Work Experience của mình.
Trong trường hợp này bạn nên trình bày đơn giản hơn, bao gồm tên trường đại học, tên bằng cấp và năm tốt nghiệp của bạn là đủ.
Ví dụ:
[showcvtemplate cvid="94,95,96,97" col=4 row=1]
Những phần này, mặc dù là không phải là phần chính, nhưng lại được các công ty (chẳng hạn như các công ty startup) chú trọng, đề cao giá trị của tác phong và văn hóa làm việc.
Các phần này thêm một chút sinh động vào CV của bạn và có thể giúp nhà tuyển dụng tiềm năng hiểu rõ hơn về con người của bạn.
Dưới đây là một số phần tùy chọn có thể giúp CV Software Developer hiệu quả hơn:
Thêm các dự án cá nhân vào CV có thể rất quan trọng nếu bạn bắt đầu với tư cách là một Software Developer, vì nó cho nhà tuyển dụng thấy niềm đam mê lập trình của bạn.
Có thể bạn quan tâm: 15 ý tưởng Side Project độc đáo cho lập trình viên
Phần này cho nhà tuyển dụng biết bạn là người thích học hỏi và thường xuyên cập nhật công nghệ kỹ thuật mới. Ghi lại các khóa học liên quan và các chứng.
Cố gắng thêm những sở thích độc đáo và thú vị, sẽ tăng thêm giá trị nếu nó phù hợp với văn hóa làm việc của công ty bạn ứng tuyển hoặc thể hiện được đam mê với phần mềm của bạn.
Ngay nhà tuyển dụng yêu thích CV của bạn, hãy lưu ý giai đoạn tiếp theo, nhà tuyển dụng có khả năng tìm kiếm bạn ở trên mạng.
Do đó, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng CV hoặc điều chỉnh Profile của bạn trên các trang mạng xã thật chuyên nghiệp và phù hợp với công việc bạn đang tìm kiếm.
Bạn có thể rất thành thạo trong các khả năng phát triển phần mềm của mình nhưng vì tính chất công việc không cho phép bạn có quá nhiều thời gian để tìm hiểu về thị trường việc làm cũng như các kỹ năng viết CV hiệu quả. Hi vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn các hướng dẫn chi tiết để bạn có thể tự tạo CV ứng tuyển vị trí Software Developer chuyên nghiệp! Chúc bạn thành công!
Top 5 chứng chỉ dành cho developer uy tín nhất hiện nay