Môi trường tại nơi làm việc của bạn được tạo thành từ các giá trị, niềm tin, thái độ, kỳ vọng và hành vi được chia sẻ bởi các nhân viên trong công ty bạn, từ cấp quản lý đến nhân viên cấp cao. Những nhân viên thành công nhất là những người phù hợp với văn hóa công ty hiện có của công ty. Bài viết này sẽ cực kỳ thích hợp nếu bạn là nhà tuyển dụng, để biết được các ứng viên có phù hợp với văn hóa công ty không!
Văn hóa công ty hay còn được biết đến với tên gọi - văn hóa doanh nghiệp là hành vi kết quả khi một nhóm đạt được sự hiểu biết về cách làm việc cùng nhau. Văn hóa doanh nghiệp thể hiện qua nhiều khía cạnh của một công ty:
Mặc dù văn hóa của một tổ chức bị ảnh hưởng bởi những trải nghiệm mà mỗi nhân viên mang lại, nhưng nó vẫn đặc biệt bị ảnh hưởng bởi người sáng lập, giám đốc điều hành và các nhân viên quản lý khác của tổ chức.
Hơn nữa, những người lao động có hành vi phù hợp với mong đợi của cấp quản lý sẽ có nhiều khả năng được thăng chức hơn.
Phần thưởng và sự công nhận dành cho nhân viên, những gì được đánh giá cao và củng cố, định hình mạnh mẽ văn hóa doanh nghiệp. Một nhân viên phù hợp với văn hóa công ty sẽ làm việc tốt trong môi trường và văn hóa mà bạn đã tạo ra và thúc đẩy lợi ích của doanh nghiệp.
Một buổi phỏng vấn xin việc cho phép nhà tuyển dụng đánh giá mức độ phù hợp của các ứng viên với môi trường làm việc hiện tại. Điều này bắt đầu bằng việc đánh giá cụ thể các kỹ năng, kinh nghiệm và lộ trình làm việc dự định của họ. Tuy nhiên, các cuộc phỏng vấn nên khai thắc được nhiều hơn những gì trong CV.
Các câu hỏi được hỏi trong buổi phỏng vấn xin việc nên cũng nên dùng để đánh giá sự phù hợp với văn hóa công ty. Cách ứng viên trả lời các câu hỏi có thể là một yếu tố quyết định trong việc lựa chọn nhân viên.
Khám phá cách các ứng viên đã tiếp cận nhiều tình huống công việc khác nhau trong quá khứ cho bạn biết liệu phong cách và hành vi làm việc của họ có phù hợp với tổ chức bạn hay không và liệu họ có thành công khi làm việc với những nhân viên khác!
Một ứng viên thành công cần thể hiện cả những năng lực cần thiết để thực hiện công việc và sự phù hợp thiết yếu cần thiết để làm việc hiệu quả trong tổ chức hiện tại.
Sau đây là một vài hướng dẫn cụ thể mà bạn, nhà tuyển dụng có thể vận dụng để tìm ra ứng viên có mức độ phù hợp về văn hóa công ty cao:
Như đã nói ơ trên văn hóa công ty được thể hiện qua nhiều mặt trong một doanh nghiệp, vì thế bạn cần viết ra đặc điểm văn hóa công ty mình cho từng khía cạnh này! Mô tả càng chi tiết càng tốt.
Một điều hiển nhiên để biết xem ứng viên có phù hợp với văn hóa công ty bạn không là trước hết bạn phải hiểu văn hóa công ty mình như thế nào!
GrowUpWork khuyên bạn nên truyền đạt các thông tin về công ty, nhất là những mô tả có thể thể hiện được văn hóa công ty trên Site tuyển dụng của công ty bạn cũng như trên các trang khác mà bạn có đăng tin tuyển dụng. Thậm chí sử dụng quảng cáo để thúc đẩy các thông tin này cũng góp phần xây dựng thương hiệu tuyển dụng về lâu dài!
Mọi thông tin nên được có sẵn trong tin tuyển dụng để bạn và cả ứng viên có thể xem xét về mức độ phù hợp văn hóa từ những giai đoạn đầu tiên và bạn sẽ tiết kiệm một phần thời gian để đánh giá về mức độ phù hợp quá chi tiết sau này, nhằm nhanh chóng đưa ra offer chớp lấy nhân tài giữa rất nhiều các công ty khác!
Nếu bạn và các ứng viên đã đi được với nhau đến vòng phỏng vấn thì đây sẽ là cơ hội để bạn thu thập những thông tin đi kèm với cảm nhận trực tiếp trong quá trình trao đổi để nắm bắt xem ứng viên phù hợp với văn hóa công ty bạn đến đâu.
Câu hỏi để test độ phù hợp không khó tìm nhưng bạn nên dựa vào tính chất và tình huống của công ty mình lẫn ngữ cảnh của ứng viên để đưa ra câu hỏi đúng trọng điểm mà vẫn phù hợp!
Dù ứng viên đó và vị trí đó cho phép họ làm việc với thời gian và không gian linh hoạt nhưng việc được tham quan vẫn luôn cần thiết!
Dịp này sẽ cho bạn và cả ứng viên cảm nhận trực quan về môi trường họ sẽ tham gia và phong cách làm việc của tập thể mà họ có tiềm năng hợp tác! Qua đó giúp cho khâu ra quyết định offer của bạn sẽ dễ dàng hơn và ứng viên phản hồi cũng nhanh chóng hơn!
Để đánh giá ứng viên trước khi đưa ra quyết định tuyển dụng, dù ở khía cạnh nào bạn cũng cần thảo luận với bộ phận nhân sự của mình! Đây có thể là những thành viên thấu hiểu văn hóa nội bộ của bạn nhất và có chuyên môn trong lĩnh vực về nhân lực! Đặc biệt đối với khía cạnh văn hóa doanh nghiệp!
Bằng cách kết hợp thông tin này với hiệu suất của ứng viên trong bài đánh giá kỹ năng, bạn sẽ ở vị trí tốt hơn để đưa ra lựa chọn tốt nhất.
Văn hóa công ty thể hiện trong các tương tác hàng ngày của người lao động với đồng đội, người quản lý, cấp dưới và khách hàng của họ. Đó có thể là những đặc tính sau:
Nếu sự hợp tác là không thể thiếu trong hoạt động hàng ngày, thì một nhân viên làm việc tốt theo nhóm và đánh giá cao ý kiến đóng góp của nhiều người có khả năng làm việc tốt trong công ty bạn. Một nhân viên muốn làm việc một mình trong phần lớn thời gian có thể không phải là người phù hợp với văn hóa.
Nếu công ty bạn nhấn mạnh đến việc trao quyền cho nhân viên và trách nhiệm giải trình cá nhân, thì một nhân viên muốn được chỉ dẫn phải làm gì sẽ không phải là một sự phù hợp văn hóa tốt.
Một nhà quản lý có phong cách lãnh đạo dựa vào sự chỉ huy và kiểm soát sẽ không phải là sự phù hợp tốt đối với những nhân viên mong đợi những ý kiến đóng góp, ý kiến và cam kết của họ được trưng cầu và xem xét cẩn thận.
Nếu doanh nghiệp của bạn yêu cầu mức độ bao phủ ca làm việc cố định hoặc mong đợi nhân viên tham gia vào các hoạt động ngoài giờ thường xuyên, thì những ứng viên cần giờ làm việc linh hoạt hoặc muốn làm việc từ xa sẽ không phù hợp.
Nếu tổ chức của bạn ưu tiên bán hàng thông qua bất kỳ phương tiện nào và khuyến khích sự cạnh tranh giữa các nhân viên để đạt được kết quả cao hơn, thì những nhân viên kém quyết đoán hoặc dễ bị hoang mang bởi áp lực cạnh tranh sẽ không phù hợp với văn hóa.
Nếu bạn mong đợi một mức độ chuyên nghiệp cao trong cách nhân viên ăn mặc và tương tác với khách hàng, thì những ứng viên thích môi trường giản dị hoặc giao tiếp thân mật sẽ không phù hợp với văn hóa công ty bạn!
Xém xét ứng viên có phù hợp với văn hóa công ty không là một khía cạnh rất quan trọng! Hi vọng rằng qua bài viết này bạn sẽ có thêm gợi ý để xác định ứng viên thích hợp nhất với các vị trí mình đang tuyển dụng để có được những nhân viên tài năng nhất và có thể phát huy tối đa năng lực của họ trong môi trường công ty bạn! Chúc bạn thành công!
Top 5 chứng chỉ dành cho developer uy tín nhất hiện nay