Những điều cần làm khi đối mặt với thất nghiệp

Có rất nhiều lý do dẫn đến khả năng thất nghiệp của một người, đó có thể là nguyên nhân chủ quan và khách quan. Song thực sự đây là một rủi ro có thể xảy ra đối với bất kì ai trong thị trường lao động. Việc bạn cần làm là chuẩn bị đối diện với rủi ro này nếu nó thực sự xảy ra với bản thân. Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn một vài thông tin hữu ích về những gì bạn cần làm để đối mặt với thất nghiệp và chuẩn bị cho tình huống này.

Những điều cần làm khi đối mặt với thất nghiệp
Những điều cần làm khi đối mặt với thất nghiệp

Có phải nhân viên giỏi sẽ không bao giờ thất nghiệp?

Thất nghiệp là điều mà không một ai mong muốn xảy ra trên con đường sự nghiệp. Bởi vì điều này sẽ kéo theo nhiều rủi ro về khả năng tài chính, chất lượng cuộc sống bị đe dọa và ảnh hưởng đến các thay đổi sau này trong sự nghiệp tương lai khi bạn muốn tiếp cận một công việc mới!

Dù không muốn và luôn cố gắng né tránh tình huống này, nhưng đôi lúc nguyên nhân khiến nó xảy ra nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, còn gọi là những nguyên nhân khách quan. Điển hình là trong bối cảnh nền kinh tế bị chững lại và có xu hướng khủng hoảng do dịch bệnh Covid-19 như hiện nay thì khả năng cắt giảm nhân sự, thậm chí phá sản ở nhiều công ty là điều hoàn toàn có thể xảy ra! Thế nên ngay cả nhân viên giỏi nhất cũng không dám chắc về rủi ro này!

Tuy nhiên, chúng ta luôn có những giải pháp nhất định để kiểm soát tình hình khiến mọi thứ không quá tồi tệ khi lâm vào tình huống thất nghiệp. Hơn thế nữa nếu bạn có sự chuẩn bị tốt thì sự nghiệp tương lai sẽ khả quan hơn rất nhiều! Dưới đây là gợi ý những điều bạn có thể làm để đối mặt với thất nghiệp!

Đối mặt với thất nghiệp

Bước 1: Trước khi bước vào giai đoạn thất nghiệp

  • Tiết kiệm ngân sách:

Tiết kiệm ngân sách khi bước vào giai đoạn thất nghiệp
Tiết kiệm ngân sách khi bước vào giai đoạn thất nghiệp

Thu nhập là điều mà chắc hẳn tất cả chúng ta sẽ lo lắng đầu tiên khi đối mặt với thất nghiệp. Nhưng đừng để nỗi sợ hãi và lo lắng chế ngự, khiến bạn không thực hiện được những kế hoạch thiết thực ngay lúc này.

Đầu tiên bạn hãy lập kế hoạch ngân sách cho chính mình. Trước khi bước vào thời gian thôi việc (thất nghiệp) thực sự bạn cần biết cụ thể về tình trạng ngân sách của bản thân. Bạn không cần phải là những nhà hoạch định và cố vấn tài chính để lập ra một chiến lược tiết kiệm ngân sách hoàn hảo mà vẫn có thể thực hiện nó hiệu quả để đối mặt với thất nghiệp, bằng cách xác định những điều cơ bản dưới đây:

Hãy tìm câu trả lời trong ngân sách của bạn cho những câu hỏi sau: 
  • Những thứ bạn phải chi trả trong một tháng sẽ bao gồm những gì và tốn bao nhiêu? 
  • Đặt các khả năng nếu bạn không có thu nhập trong thời gian sắp tới thì khả năng ngân sách hiện tại có thể chống chọi là bao lâu?
  • Bạn có nhận được khoản tiền trợ cấp thất nghiệp từ công ty trước không và bao nhiêu?
  • Bạn có thể cắt giảm khoản chi tiêu nào không thiết yếucon số sẽ tiết kiệm được là bao nhiêu?
  • Liệu bản có thể làm thêm việc gì khác như công việc tự do và part-time để tạo ra thu nhập trong thời gian thất nghiệp?
  • Những ai cùng chung sống với bạn có khả năng trang trải giúp bạn trong giai đoạn này?
  • Review lại các mối liên hệ trong công việc

Các thủ tục thôi việc chính thức ở công ty cũ là những điều cần thiết phải thực hiện trước khi kết thúc hành trình với công ty cũ. Bên cạnh đó việc đánh giá các mối quan hệ của bạn cũng là một phần cần thiết tuy không chính thức!

Sau khi đánh giá bạn cần ra quyết định đâu là những mối quan hệ mình nên tăng cường xây dựng kết nối và những mối quan hệ nào nên giảm kết nối ở mức lịch sự và chuyên nghiệp, chứ không phải là “Block” hẳn nhé!

Việc này có tác dụng giúp bạn nhìn lại những giá trị trong các kết nối công việc của mình để có điều chỉnh tương tác phù hợp chẳng hạn như giảm tương tác hoặc tăng cương xây dựng mối quan hệ giá trị! Từ đó bạn sẽ sẵn sàng để chuẩn bị tiến bước vào các mối quan hệ công việc mới trong tương lai, hoặc có thể tiếp cận được các cơ hội việc làm mới từ các mối quan hệ cũ nhưng giá trị!

Bước 2: Xác định con đường sự nghiệp tiếp theo

  • Lập kế hoạch cho công việc mới

Khoảng thời gian đầu khi đối mặt với thất nghiệp chắc hẳn chúng ta đều sẽ khá choáng váng ở một mức độ nào đó! Nhưng để mọi thứ trở về trạng thái ổn định thì bạn cần nhanh chóng bắt tay vào việc suy nghĩ kế hoạch cụ thể cho tương lai, chính xác là nghĩ xem nên làm thế nào với công việc tiếp theo của mình?

Đừng đợi đến lúc bạn bước vào giai đoạn sau khi thôi việc cũ mới nghĩ về cách quay lại với guồng quay công việc, hãy cố gắng suy nghĩ đến các công việc tương lai mà bạn có thể thay đổi nếu tình huống thất nghiệp xảy đến với mình dù bạn chưa bao giờ có ý định chuyển việc!

Gợi ý: nếu bạn đang làm việc trong một ngành mà việc làm tự do là phổ biến. Nếu bạn có quan hệ tốt với bất cứ ai trong công ty hiện tại của mình, bạn có thể hỏi họ xem bạn có thể liên hệ để nhận một số công việc theo hợp đồng không.

Nỗ lực không ngừng cho sự nghiệp bản thân ngay cả khi đang thất nghiệp sẽ mang lại cho bạn những kinh nghiệm quý báu cũng như giúp bạn tiếp cận với các cơ hội mới tốt hơn và dễ dàng hơn!

  • Phân tích bản thân

Khi đã xác định được công việc mong muốn tiếp theo của bản thân bạn nên đánh giá năng lực của bản thân xem mình có cần tăng cường hoặc bổ sung thêm kỹ năng làm việc nào để đáp ứng không, rồi tiến hành các hoạt động upskill, chẳng hạn như tham gia một khóa học có chứng nhận hoặc làm các công việc chuyên môn Freelance để tự tích lũy thêm kỹ năng và kinh nghiệm đang thiếu đó!

Bất kể kế hoạch của bạn là gì, bạn nên cập nhật CV của mình và Profile trên các nền tảng xã hội, như LinkedIn, và nhấn mạnh cho mọi người biết rằng bạn đang “open” - tìm kiếm các cơ hội công việc mới!

Tham khảo bí quyết và kinh nghiệm sử dụng LinkedIn để tìm việc hiệu quả

bí quyết và kinh nghiệm sử dụng LinkedIn để tìm việc hiệu quả
Bí quyết và kinh nghiệm sử dụng LinkedIn để tìm việc hiệu quả

Lưu ý khi bạn bắt đầu tìm công việc mới

“Gap” trong sự nghiệp

Việc thất nghiệp giữa chừng gây ra một khoảng thời gian bạn không có việc làm, còn gọi là “gap” trong hành trình sự nghiệp của bạn. Điều này sẽ gây khó khăn cho bạn khi tiếp cận với công việc mới nhất là lúc viết CV ứng tuyển phần Work Experience và khi đi phỏng vấn mà bị nhà tuyển dụng đề cập đến cái “gap” này!

Để xử lý vấn đề này bạn thì lúc viết CV bạn hãy chọn Format Kỹ năng, để tập trung trình bày các kỹ năng và thành tích trong công việc của mình thay vì dùng CV “Trình tự thời gian đảo ngược” khiến bạn buộc phải thể hiện điểm “gap” trong sự nghiệp của mình!

Còn khi nhà tuyển dụng đề cập đến “gap” thì bạn nên trình bày các hoạt động như làm việc freelanceliên quan đến chuyên môn, hoặc tham gia một khóa học kỹ năng trong khoảng thời gian thất nghiệp. Thực tế thì bạn cũng nên làm như vậy chứ không phải nói suông với nhà tuyển dụng chỉ để vượt qua câu hỏi của họ! Đặc biệt là nếu thời gian thất nghiệp cho đến khi ứng tuyển một công việc mới quá dài!

Tận dụng kinh nghiệm để tăng khả năng ứng tuyển CV thành công!

Dù phía trên có khuyên bạn nên sử dụng Format CV Kỹ năng để tránh thể hiện “gap” nhưng nếu vì vậy mà bạn không có các dẫn chứng cho kinh nghiệm làm việc của mình thì sẽ là một sai lầm lớn khiến nhà tuyển dụng loại bỏ CV của bạn!

Bạn vẫn cần thể hiện kinh nghiệm của mình trong CV thông qua việc đề cập các kỹ năng, chỉ khác là bạn không nêu các mốc thời gian quá cụ thể.
Điều cần tập trung là các kỹ năng và kinh nghiệm bạn lựa chọn trình bày phải thật nổi bật và cô động. Quan trọng là chúng phải đúng với những gì nhà tuyển dụng đang cần! Để biết được cụ thể những điều đó là gì bạn cần đọc lại bảng mô tả công việc của họ!

Nói đến cách làm nổi bật kinh nghiệm của bản thân thì không gì tuyệt vời bằng những thành tích mà bạn đã đạt được. Hãy kèm các thành tích với con số cụ thể vào các kinh nghiệm và kỹ năng của bạn trong CV.

Xem thêm hướng dẫn viết CV chuyên nghiệp dành cho người chuyển việc để biết chi tiết và các mẫu tham khảo!

Tiếp cận với công việc mới như thế nào?

Nếu bạn đã lâu không tiếp xúc với thị trường việc làm và tuyển dụng ngoài kia do mải mê trong guồng quay của công việc cũ thì hành trình tìm việc mới sẽ trở nên trúc trắc với bạn. Một trong số đó là câu hỏi “Tôi phải tìm việc ở đâu?”

Hiện nay có rất nhiều kênh tìm việc cho người lao động có thể tiếp cận dễ dàng. Có thể kể ra như các nền tảng tuyển dụng từ miễn phí cho đến có phí, các mối quan hệ quen biết, hay việc tham gia các hội thảo việc làm, sự kiện chuyên ngành là các nguồn tiếp cận được với nhiều cơ hội công việc. Cụ thể về hành trình tìm việc này nên đi như thế nào cho hiệu quả và nhanh chóng, thì bạn tham khảo thêm nội dung: Chiến lược tìm kiếm việc làm hiệu quả nhé!

Kết luận

Thất nghiệp là một tình huống không ai muốn nhưng đôi khi nó sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát của bản thân mà xảy ra với bạn. Hoang mang, choáng váng là điều không thể tránh khỏi, nhưng nếu bạn có hiểu biết về tình huống này sẽ khiến mọi thứ dễ chịu hơn! Hi vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích giúp bạn chuẩn bị và đối mặt với thất nghiệp!


Tin tức liên quan

Nghệ thuật từ chối: Bí quyết từ chối công việc khiến ai cũng nể phục!

News|2024-12-25
Từ chối một công việc, một lời mời hay một cơ hội không phải lúc nào cũng dễ dàng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá nghệ thuật từ chối, cách để

Những kỹ năng bạn cần học hỏi trong Blockchain Developer Roadmap

News|2024-08-13
Blockchain đang thực sự vươn mình trở thành lĩnh vực trọng điểm của công nghệ hiện đại. Đương nhiên, với vị thế ngày càng cao của ngành thì Blockchain Developer cũng là một ngành nghề cực hot. Nếu bạn có đủ kỹ năng thì mức lương thưởng khi lập trình Blockchain sẽ là rất cao.

Thực trạng nghề Tester tại Việt Nam ở hiện tại và tương lai

News|2024-07-13
Tester là một công việc được đánh giá có tiềm năng cực lớn trong tương lai. Vậy, thực tế nghề Tester đang có vị thế như thế nào ở hiện tại? Trong tương lai, liệu ngành này có thể bứt phá nhiều hơn? Thông tin sau đây sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng nhất khi làm Tester.

Quản trị hệ thống là gì? Những kỹ năng quan trọng nhất của một System Admin

News|2024-07-13
Quản trị hệ thống là gì? Làm sao để phát triển tốt trong lĩnh vực system admin? Ngành quản trị hệ thống cần những kỹ năng gì? Hãy tham khảo thông tin chia sẻ sau đây và bạn sẽ tìm được hướng đi phù hợp nhất cho bản thân.

Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách của bạn

News|2023-11-03
Lựa chọn nghề nghiệp là một việc cực kỳ quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai chúng ta. Có rất nhiều yếu tố nên cân nhắc khi chọn nghề. Trong đó tính cách là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Nếu biết cách chọn nghề phù hợp với tính cách thì khả năng thành công sẽ là rất cao.

Top 20 Kỹ năng mềm trong ngành IT - cần thiết nhất

News|2023-10-28
Kỹ năng mềm trong ngành IT là rất quan trọng. Chúng sẽ giúp lập trình viên phát triển bản thân và tạo mối quan hệ với đồng nghiệp, khách hàng tốt hơn. 20 kỹ năng mềm sau đây sẽ là cần thiết nhất dành cho bạn.