Cover Letter nên nêu rõ lý do bạn rất phù hợp với vị trí này và thúc đẩy người nhà tuyển dụng xem xét CV và liên hệ với bạn để phỏng vấn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về cách tránh mắc phải những lỗi thường gặp khi Cover Letter để giúp bạn tạo ra điểm sáng thúc đẩy tuyển dụng chọn bạn cho vị trí công việc mà bạn mong muốn.
Trên thực tế, tất cả nhà tuyển dụng luôn có một số thông tin nhất định mà họ muốn biết khi đọc Cover Letter của bạn. Thế nên, bạn nên bao gồm các thông tin đó!
Bên cạnh thông tin được liệt kê ở trên, Cover Letter chỉ nên bao gồm những chi tiết bạn cần để đưa ra lập luận thuyết phục nhất về lý do tại sao bạn là ứng viên tốt nhất cho vị trí công việc này.
Dưới đây là 15 điều cần tránh khi viết Cover Letter cùng với các mẹo và gợi ý về những điều bạn có thể làm để khắc phục và thay thế.
Điều quan trọng là phải tuân theo bất kỳ hướng dẫn nào mà phía công ty bạn đang ứng tuyển cung cấp. Đó thường là các hướng dẫn cụ thể về những gì trong hồ sơ xin việc của bạn nên gửi và cách thức để gửi nó. Cover Letter của bạn phải giúp người nhà tuyển dụng dễ dàng thấy được bất kỳ thông tin nào họ đang tìm kiếm. Sử dụng điều này như một cơ hội để cho họ thấy rằng bạn có khả năng thực hiện đúng các yêu cầu công việc và nhận ra các chi tiết quan trọng.
Đọc kỹ tin tuyển dụng và tìm kiếm bất kỳ hướng dẫn cụ thể nào từ nhà tuyển dụng về Cover Letter và các hồ sơ khác. Chắc chắn rằng trong Cover Letter của bạn có các thông tin đáp ứng hướng dẫn đó.
Ví dụ: nếu tin tuyển dụng yêu cầu file PDF, hãy đảm bảo bạn lưu file của mình dưới dạng PDF. Nếu hướng dẫn trả lời một câu hỏi cụ thể, hãy đảm bảo rằng email của bạn làm được điều đó một cách hiệu quả.
Chọn định dạng phù hợp cho Cover Letter giúp người nhà tuyển dụng dễ hiểu hơn. Trong khi bạn muốn Cover Letter của mình trở nên độc đáo, hãy tránh các ý tưởng quá nghệ thuật hoặc dài dòng.
Việc chia nhỏ khối văn bản lớn thành các đoạn ngắn, súc tích giúp họ dễ dàng đọc nhanh và tìm thấy thông tin quan trọng nhất. Hạn chế sử dụng các đồ họa và màu sắc để đảm bảo nhà tuyển dụng tập trung vào những điểm quan trọng nhất của bạn.
Bắt đầu với mẫu Cover Letter để giúp đảm bảo bạn sử dụng đúng định dạng. Sau đó, tùy chỉnh mẫu nếu cần để làm cho bức thư của bạn trở nên độc đáo và giúp bạn nổi bật hơn tất cả các ứng viên khác. Cover Letter dài tối đa một trang với lề một inch và khoảng cách giữa mỗi phần. Sử dụng phông chữ đơn giản và chuyên nghiệp và chọn kích thước dễ đọc.
Không nên giải thích lý do vì sao bạn đang tìm kiếm một công việc mới trong Cover Letter. Điều này đặc biệt quan trọng nếu lý do bạn tìm kiếm một công việc mới là vì mối quan hệ, những điều tiêu cực trong công việc trước đây.
Hãy tập trung giải thích lý do vì sao bạn quan tâm đến công việc mà bạn đang ứng tuyển và bạn sẽ trở thành người đóng góp thế nào nếu được chọn cho vị trí này. Mọi điều trong Cover Letter nên tích cực và tập trung vào tương lai của bạn. Chỉ nói về quá khứ của bạn khi cần thiết để mô tả các kỹ năng, điểm mạnh, tài năng và thành tích của bạn.
Ngay cả khi bạn cần đến mẫu Cover Letter để có định dạng chính xác thì nội dung trong đó vẫn cần phải là những điều thực sự của bạn và phù hợp với người sẽ đọc nó. Vậy nên việc bạn gửi cùng một Cover Letter cho tất cả các vị trí mình ứng tuyển sẽ không mang lại giá trị cho người đọc nó.
Việc cần làm: Bắt đầu email bằng cách gọi tên người nhà tuyển dụng bạn muốn gửi. Nêu rõ tiêu đề cụ thể của vị trí ứng tuyển. Thảo luận về cách các kỹ năng và tài năng của bạn có thể mang lại giá trị, cũng như phong cách, mục tiêu của bạn phù hợp thế nào với văn hóa, sứ mệnh và tầm nhìn của công ty.
Viết một Cover Letter phù hợp với nhu cầu của vị trí và công ty yêu cầu nghiên cứu. Nghiên cứu về công ty giúp bạn xác định những điều quan trọng nhất đối với họ và có thể giúp bạn xác định những thông tin cần đưa vào. Tìm hiểu sâu sắc thường là yếu tố quan trọng nhất trong việc viết Cover Letter kết nối với nhà tuyển dụng và cho thấy bạn là ứng viên tốt nhất cho công ty của họ thế nào.
Hãy đọc mô tả công việc và tìm kiếm bất kỳ thông tin nào mà công ty nêu bật là quan trọng đối với vai trò cụ thể hoặc về bản thân họ. Sau đó, xem lại sứ mệnh và tuyên bố tầm nhìn của công ty và xem qua website của họ để biết thông tin về lịch sử, mục tiêu và văn hóa của họ. Cuối cùng, sử dụng các nguồn bên ngoài như fanpage công ty trên Facebook, LinkedIn, các bài review về công ty để thu thập thông tin bổ sung.
Một sai lầm phổ biến khác là cố gắng sử dụng Cover Letter của bạn để giải thích lý do tại sao bạn thiếu kinh nghiệm liên quan. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn chưa tự tin và chưa sẵn sàng cho vị trí công việc đó.
Điều mà bạn cần làm là tập trung nhấn mạnh những kinh nghiệm bạn đã có và thực sự liên quan. Thảo luận về những điều mà kinh nghiệm đã dạy bạn và cách nó đã đưa bạn đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Nếu công việc bạn đang ứng tuyển khác biệt với các công việc trước đây, bạn nên làm nổi bật các kỹ năng, kinh nghiệm có tính ứng dụng cao, chẳng hạn như khả năng thích nghi, teamwork, ham học hỏi,..
Thể hiện mức lương mong muốn là điều cần thiết nhưng Cover Letter không phải là thời điểm thích hợp trừ khi nhà tuyển dụng yêu cầu bạn làm như vậy. Nói về kỳ vọng tiền lương quá sớm có thể khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng mục đích duy nhất của bạn là lương chứ không thấy được sự yêu thích và quan tâm của bạn với công việc và công ty họ.
Sử dụng Cover Letter để giải thích giá trị bạn có thể mang lại cho công ty và công việc. Nếu hướng dẫn của nhà tuyển dụng yêu cầu bạn bao gồm các kỳ vọng về mức lương, hãy đưa ra một khoảng thay vì một con số cụ thể.
Thông tin trong Cover Letter nên có tác dụng hỗ trợ và nâng cao thông tin trong CV. Đặc biệt là những thông tin mà nhà tuyển dụng không thể tìm thấy trong CV của bạn sao cho không bị mâu thuẫn với những chi tiết của CV.
Như vậy, thay vì lặp lại các thông tin, bạn có thể mở rộng thông tin. Ví dụ: giải thích về một thành tích cụ thể để nêu bật một số kỹ năng có trong CV của bạn.
Mục đích của Cover Letter là thúc đẩy nhà tuyển dụng hẹn bạn phỏng vấn, thế nên khi kết thúc email bạn nên bao gồm lời kêu gọi hành động (call-for-action).
Ví dụ: câu nói "Tôi mong được có cơ hội gặp mặt anh/chị để trao đổi thêm về cơ hội này và cùng nhau tạo ra những bước tiến mới" cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn mong họ liên hệ với bạn để phỏng vấn và rằng bạn đã sẵn sàng để giúp công ty đạt được mục tiêu.
Đọc lại là bước quan trọng trong bất cứ tài liệu nào mà bạn viết. Nếu bỏ sót bước này thì bạn có nguy cơ bỏ sót những lỗi khiến bạn phải hối tiếc dù rất nhỏ như lỗi chính tả hoặc ngữ pháp, sử dụng dấu câu không đúng cách, thông tin liên hệ sai,..
Bạn có thể đọc thành tiếng Cover Letter để mô phỏng thông tin mà nhà tuyển dụng sẽ nhận được khi đọc email đó của bạn. Điều này sẽ giúp bạn nhìn nhận khách quan hơn những điều cần chỉnh sửa và thay đổi. Sau đó, lặp lại quy trình cho đến khi bạn không cần thực hiện thay đổi nữa. Một cách khác là nhờ những người thân tin cậy đọc lại giúp bạn.
Cover Letter là một văn bản nhỏ đính kèm theo CV khi bạn ứng tuyển các vị trí công việc. Đây cũng là cơ hội mà bạn có thể tận dụng không gian của email để làm nổi bật nhất lý do bạn nên được hẹn phỏng vấn cho công việc mình ứng tuyển. Hi vọng rằng các lỗi sai thường gặp khi viết Cover Letter được nêu ở trên đã giúp bạn hoàn thiện tốt hơn email của mình khi việc! Chúc bạn may mắn.
Top 5 chứng chỉ dành cho developer uy tín nhất hiện nay