Đại dịch đã ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, vì vậy có lẽ COVID-19 sẽ luôn là chủ đề xuất hiện ở rất nhiều nơi trong vài năm sắp tới. Trong đó, cách chúng ta làm việc và xoay xở trong thời gian diễn ra dịch bệnh rất có khả năng được đề cập trong các buổi phỏng vấn xin việc! Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến covid mà nhà tuyển dụng rất có thể sẽ đưa ra cho bạn khi tìm việc nhé!
Trước khi tìm hiểu xem nhà tuyển dụng đặt ra các câu hỏi phỏng vấn liên quan đến covid để làm gì và đó là những câu hỏi như thế nào thì chúng ta cùng điểm qua những tác động chính của Covid đối với việc làm và quy trình tuyển dụng nhé!
Có thể nói hầu hết các tác động của Covid đến nhiều lĩnh vực nói chung và thị trường việc làm nói riêng là tiêu cực, nhiều chỉ số giảm không phanh và lâm vào cảnh bế tắc!
Tuy nhiên trong tuyển dụng, bên cạnh xu hướng giảm, thì vẫn có sự đi lên của một vài ngành nghề khác đã cho thấy không hẳn tất cả đều tiêu cực mà đó là một sự thay đổi và chuyển dịch để thích nghi với môi trường!
Cụ thể có những xu như thế nào và sẽ diễn ra trong bao lâu mời bạn đọc cùng xem: Quy trình tuyển dụng sẽ thay đổi như thế nào hậu Covid để biết thêm chi tiết nhằm đón đầu và ra quyết định đúng đắn cho sự nghiệp của bản thân trong tương lai!
Ngoài các câu hỏi phỏng vấn điển hình, các câu hỏi liên quan đến đại dịch có thể được nhà tuyển dụng đưa ra để xem ứng viên của họ có các đặc điểm chính nào, chẳng hạn như khả năng thích ứng hoặc sẵn sàng học hỏi!
Nói chung từ các câu hỏi phỏng vấn liên quan đến COVID nhà tuyển dụng muốn biết được: Bạn có những phẩm chất cần thiết nào để làm tốt công việc này không? Ngoài sự thích nghi đó còn là khả năng làm việc dưới các áp lực và khả năng vực dậy trong công việc trước khó khăn do đại dịch gây ra!
Dưới đây là tám câu hỏi liên quan đến COVID mà nhà tuyển dụng có thể hỏi khi bạn ứng tuyển trong và sau đại dịch và lời khuyên về cách trả lời.
Những loại câu hỏi này thường xuất hiện đầu tiên để warm up cho buổi phỏng vấn.
Đây giống như một lời hỏi thăm sức khỏe thông thường nên hãy đáp lời một cách thoải mái. Giữ cho câu trả lời của bạn khái quát và đừng quá chi tiết.
Hoàn toàn ổn khi bạn giãi bày một vài khó khăn trong năm qua hoặc bày tỏ hy vọng mong chờ về tương lai. Chia sẻ một vài chi tiết khiến bạn quý trọng thời gian dãn cách như gần gũi với gia đình và có thời gian để suy nghĩ về bản thân.
Đừng quá chi tiết, nhất là những mất mát quá nghiêm trọng và cá nhân thì bạn đừng đề cập trong câu trả lời với người mới quen biết như nhà tuyển dụng! Chỉ cần nói đó là một năm khó khăn, buồn bã, nhưng bạn đang dần ổn định và thực sự hào hứng với những ngày tươi sáng phía trước.
TRÁNH thể hiện mình đã học được những gì cho công việc ngay ở câu hỏi này vì có thể bạn sẽ lạc đề và làm mất thời gian của nhà tuyển dụng đấy!
Điều nhà tuyển dụng muốn biết: Mục đích mà bạn ứng tuyển công việc này và điều đó có phù hợp với công ty họ không!
Dù cho mục đích cá nhân của bạn là muốn thoát khỏi điều kiện tồi tệ từ công việc cũ hoặc bị loại trong quá trình cắt giảm nhân sự thì điều nhà tuyển dụng mong muốn trong câu trả lời của bạn sẽ nhiều hơn thế!
Vì vậy, hãy trả lời dựa trên mục tiêu hướng đến tương lai mà bạn muốn đạt được với vị trí công việc mà đang phỏng vấn. Đây có thể là một cơ hội tuyệt vời để chia sẻ về cách mà bạn tìm thấy công ty và giới thiệu những kỹ năng làm việc có thể chuyển giao của bạn.
“Mục tiêu sự nghiệp của tôi trở nên thay đổi do đại dịch khi tôi nhận thấy mình cần phải chuyên tâm và quyết liệt hơn trong việc trau dồi kỹ năng đã có, nâng cao trình độ và học các kỹ năng mới càng nhanh càng tốt để chống chọi và đứng vững trong nghề nghiệp trước những khó khăn do đại dịch gây ra”
Sau đó bạn tiếp tục đề cập đến cách bạn muốn phát triển chuyên nghiệp hoặc những kỹ năng mới nào bạn muốn tập trung vào mài giũa.
Điều mà một nhà tuyển dụng muốn biết: Cách mà bạn điều chỉnh trước thay đổi bất ngờ? Bởi vì các công ty luôn phát triển với việc cập nhật công nghệ, giới thiệu sản phẩm mới, thay đổi cơ cấu tổ chức, v.v, thế nên nhà tuyển dụng muốn biết bạn vẫn có thể làm việc hiệu quả trước những sự thay đổi đó!
Bên cạnh đó, họ còn muốn biết bạn có phải là người kiên cường và luôn cố gắng tìm ra mọi thứ để xoay xở khi gặp khó khăn không!
Bạn có thể nói về cách bạn set up khu vực dành riêng cho làm việc, học cách sử dụng các phần mềm làm việc online, thành thạo trong việc giao tiếp online hiệu quả với đồng nghiệp khi làm việc từ xa như thế nào
Với cách trả lời bằng tình huống như trên bạn có thể áp dụng phương pháp STAR để giúp cho câu trả lời của mình càng thêm thuyết phục và trôi chảy như sau:
Ví dụ: Bạn muốn nói về cách mình đã set up khu vực làm việc tại nhà thế nào?
- Xác định Situation (tình huống): bạn bắt đầu làm việc từ xa một cách đột ngột
- Giải thích Task: bạn chưa bao giờ làm việc ở nhà trước đây, bạn sống ở một căn nhà thuê dạng một phòng ngủ, khá chật chội và người ở ghép cùng bạn nói chuyện điện thoại cả ngày!
- Mô tả Action (hành động) bạn đã thực hiện: bạn và người ở ghép đã trao đổi về lịch trình làm việc của bạn và nhờ sự phối hợp của họ trong sinh hoạt, mua tai nghe khử tiếng ồn và bạn khám phá ra niềm vui khi làm việc từ là tận dụng được khu vực ban công mà trước đây bạn chưa biết!
- Kết luận bằng Result (Kết quả): bạn đã tăng năng suất làm việc và ra mắt một bảng quảng cáo sản phẩm mới của công ty đúng hạn!
Nếu bạn thuộc trường hợp trên thì với câu hỏi này bạn cần thêm các action liên quan đến những thứ như duy trì tổ chức, làm việc độc lập và giao tiếp với cấp trên, đồng nghiệp của bạn.
Nhà tuyển dụng coi trọng kỹ năng giao tiếp trong công việc qua online của ứng viên. Ngoài tác dụng đảm bảo công việc được diễn ra trôi chảy nó còn liên quan đến khả năng gắn kết với doanh nghiệp khi tất cả mọi người làm việc ở mỗi nơi khác nhau! Nên hãy chú trọng vào kỹ năng này khi trả lời câu hỏi nhé!
Có thể bạn quan tâm: Làm thế nào để tìm việc làm từ xa hiệu quả?
Nói cách khác, bạn có thể học hỏi và phát triển từ những điều khó khăn không? Các nhà tuyển dụng luôn tìm cách thuê những người sáng tạo và có định hướng giải pháp. Họ muốn biết rằng bạn có thể tạo ra các giải pháp và kinh nghiệm làm việc trong hoàn cảnh bất lợi!
Có một số cách khác nhau để bạn có thể trả lời câu hỏi này. Bạn có thể theo hướng cá nhân như đề cập rằng bạn đã nhân ra làm việc tại nhà sẽ có thể dành nhiều thời gian hơn cho gia đình hoặc bạn đã học được một kỹ năng mới hoặc dành thời gian phát triển một sở thích mới.
Bạn có thể nói rằng mình đã tham gia một khóa học online để nâng cao kỹ năng và mở rộng kỹ năng kỹ thuật của bạn nếu bạn làm việc trong ngành CNTT với những kỹ thuật công nghệ mới đang là xu hướng trong đại dịch! Có liên quan đến yêu cầu kỹ năng trong tin tuyển dụng càng tốt!
Hoặc có thể đó là điều bạn đã học được về bản thân hoặc cách bạn làm việc. Chẳng hạn như:
“Hai năm trước, tôi chưa bao giờ nghĩ đến khả năng tham gia vào một công việc làm việc từ xa. Nhưng sau một năm đầy biến động do COVID, tôi phát hiện ra rằng mình có thể hoàn thành nhiều việc hơn khi làm việc tại nhà. Có được sự độc lập đó khiến tôi làm việc hiệu quả hơn rất nhiều ”.
Sẽ không sao nếu ứng viên không có câu trả lời ấn tượng nổi bật cho một câu hỏi như thế này. Vì có thể gia đình ứng viên bị ảnh hưởng trực tiếp tiêu cực từ dịch covid khiến họ suy sụp tinh thần trong thời gian đó, nên có thể trình bày điều mà ứng viên học được chính là trở nên kiên cường hơn để bước tiếp trong cuộc sống, quay trở lại làm việc và trân trọng những gì mình đang có hơn!
Một phiên bản khác của câu hỏi đó là, bạn làm gì khi mọi thứ trở nên khó khăn?” Đây cũng là một câu hỏi phỏng vấn hành vi nên bạn có thể tiếp tục sử dụng phương pháp STAR để tạo ra một câu trả lời hay!
“Mọi thứ khá lộn xộn khi bắt đầu đại dịch, đặc biệt là khi tôi đột ngột làm việc tại nhà. Nó khiến tôi nhận ra rằng tôi cần có cách quản lý thời gian rõ ràng và quyết định những công việc nào cần cắt giảm, những công việc nào cần giữ lại và cách ủy quyền. Tôi đã lập danh sách tất cả mọi thứ tôi phải hoàn thành trong một tuần. Khi cắt giảm, chia việc và tạo ra một lịch trình hàng ngày cho mình đã giúp tôi giảm bớt căng thẳng khi không phải đắn đo mình cần làm gì vào mỗi ngày. Đồng thời có thể bắt tay ngay vào công việc giúp tôi tiết kiệm thêm thời gian để thư giãn và gần gũi với gia đình”
Những người phỏng vấn đang thực sự cố gắng đánh giá xem bạn có sẵn sàng quay trở lại văn phòng sau khi làm việc ở nhà quá lâu hay không.
Hoặc có thể công ty có định hướng tuyển ứng viên phải làm việc được tại văn phòng toàn thời gian sau đại dịch!
Nội dung câu trả lời phụ thuộc vào mong muốn của bạn nên cần làm rõ với nhà tuyển dụng:
Nếu bạn mong muốn được làm việc tại nhà thì cần xác nhận rằng bạn có được chọn làm việc từ xa không khi công ty đi vào hoạt động tại văn phòng? Và việc này có phải là bắt buộc cho vị trí công việc này?
Còn nếu bạn muốn quay lại văn phòng, bạn có thể nói:
”Tôi rất sẵn lòng quay lại văn phòng khi mọi thứ đã hoàn toàn an toàn, tôi rất muốn biết về kế hoạch trở lại văn phòng của công ty"
Ngoài ra hiện nay có nhiều công ty muốn thiết lập mô hình Hybrid Work cho nhân viên họ, kết hợp giữa làm việc tại văn phòng và làm việc tại nhà vài ngày trong tuần. Bạn có thể nói:
“Tôi thực sự công nhận tầm quan trọng của việc làm việc tại văn phòng, nhưng tôi nhận thấy rằng bản thân mình sẽ đạt năng suất cao nhất khi làm việc tại nhà. Nếu được, tôi muốn tìm công việc cho phép mình vừa có thể làm việc tại nhà kết hợp với làm việc tại văn phòng khi cần thiết. Công ty anh/chị có các chính sách về hình thức Hybrid Work cho nhân viên không?”
Ý của nhà tuyển dụng có nghĩa là: Nếu làm việc từ xa thì bạn sẽ không thể tham gia cùng công ty vào các hoạt động gắn kết tại văn phòng như họp đột xuất và liên hoan, vậy bạn có ổn với điều đó không?
Sau khi đại dịch vừa đi qua, mọi thứ vẫn chưa có gì được xem là chắc chắn hoàn toàn, luôn có khả năng phải quay trở lại làm việc từ xa bất cứ lúc nào hoặc thậm chí là mãi mãi. Nên đây như là một câu hỏi thăm dò về mong muốn và đánh giá của bạn về năng suất làm việc của bản thân trong môi trường tách biệt!
Nếu một người phỏng vấn hỏi điều này, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy công ty họ đang hướng tới hình thức làm việc từ xa hoàn toàn cho ít nhất một số vị trí công việc. Vì vậy, bạn nên hỏi xem kế hoạch dài hạn của họ là gì, đặc biệt nếu năng lượng làm việc của bạn chỉ được phát huy tốt khi làm việc tại văn phòng.
Nhà tuyển dụng muốn biết rằng khi mọi thứ thay đổi không như mong muốn thì ứng viên có đủ kiên cường để vượt qua những khoảng thời gian thử thách, có đủ cởi mở để học hỏi điều gì đó và đủ lạc quan để tìm thấy triển vọng trong tình thế khó khăn không!
Nếu bạn đã trải qua một mất mát hoặc khó khăn liên quan đến COVID, việc được yêu cầu xác định điều gì đó tốt đẹp đến từ nó là một yêu cầu hóc búa. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó sẽ không xuất hiện trong quá trình bạn tìm việc (cũng không có nghĩa là người phỏng vấn đang cố ý gợi lên cảm giác tiêu cực cho bạn). Vì vậy bạn nên chuẩn bị câu trả lời này trước tại nhà.
Và nếu câu hỏi này hoặc bất kỳ câu hỏi nào khác mà bạn chưa có câu trả lời ngay lúc đó khiến bạn có thể bối rối thì hãy nói:
“Đó là một câu hỏi hay. Tôi có thể dành một giây để suy nghĩ về câu trả lời của mình không? ''
Đừng ngại với việc xin thời gian để chuẩn bị câu trả lời tốt nhất và cũng đừng để nhà tuyển dụng chờ quá lâu!
Đặt lại câu hỏi cho nhà tuyển dụng là một mục ứng viên không nên quên khi đi phỏng vấn. Việc đặt câu hỏi về cách công ty ứng với đại dịch có thể cho bạn biết nhiều điều về văn hóa của họ.
Đó cũng là một cách tuyệt vời để thể hiện sự nghiêm túc và quan tâm thực sự của bạn đến vị trí công việc này!
Dưới đây là một vài câu hỏi gợi ý:
Khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn liên quan đến COVID cũng như đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng bạn nên thể hiện sự trắc ẩn và thái độ đồng cảm với tình hình của công ty.
Điều này sẽ tạo ra môt gắn kết cảm xúc tốt giữa bạn và nhà tuyển dụng và xây dựng thêm ấn tượng đẹp về bạn.
Những gì đã diễn ra trong đại dịch có tác động thay đổi nhiều hoặc rất nhiều đến công việc và sự nghiệp của bạn, nên cũng không quá bất ngờ khi nhà tuyển dụng có thể đề cập đến chủ đề này trong buổi phỏng vấn. Điều quan trọng là bạn nắm được những câu hỏi cụ thể sẽ trông như thế nào và chuẩn bị những ý trả lời phù hợp cho từng câu. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết này cũng đã giúp bạn phần nào làm được điều đó! Chúc bạn thành công!
Top 5 chứng chỉ dành cho developer uy tín nhất hiện nay