Theo một khảo sát năm 2018 của Robert Half, chỉ 39% ứng viên đàm phán lương khi phỏng vấn trong khi số còn lại không làm điều đó chiếm tới 61%. Thậm chí, có đến 44% nhân sự không bao giờ đàm phán lương trong quá trình ứng tuyển hoặc xem xét tăng lương hoặc thăng cấp. Trong phỏng vấn, nhà tuyển dụng luôn đứng về phía doanh nghiệp và áp đảo ứng viên khi bàn bạc về lương vì vậy để có thể đàm phán lương thành công, bạn cần phải có kỹ năng và kinh nghiệm đàm phán lương khi được hỏi những mong muốn về mức lương.
Đàm phán lương là một trong những bước quan trọng nhất khi ứng tuyển vào một công việc mới. Đây không chỉ là cơ hội để bạn đảm bảo mức lương phù hợp với năng lực, mà còn là cách thể hiện sự chuyên nghiệp và hiểu biết của bản thân. Tuy nhiên, việc đàm phán lương thường gây nhiều lo lắng, đặc biệt khi bạn không biết cách thực hiện một cách hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá những kỹ năng và kinh nghiệm đàm phán lương mới nhất năm 2025 để giúp bạn đạt được kết quả tốt nhất.
Đàm phán lương không chỉ là việc bàn bạc về con số, mà còn là cách bạn định giá bản thân và thiết lập kỳ vọng trong mối quan hệ lao động với nhà tuyển dụng. Một cuộc đàm phán lương thành công sẽ giúp bạn:
Tuy nhiên, điều này đòi hỏi bạn phải chuẩn bị kỹ càng và sử dụng các kỹ năng đàm phán một cách khéo léo.
Trước khi bước vào đàm phán, bạn cần hiểu rõ mức lương trung bình cho vị trí mà mình ứng tuyển. Hãy tìm hiểu:
Ít nhất hãy suy nghĩ về một khoảng lương xác định lý tưởng nhất.
Nếu bạn muốn đàm phán lương thành công thì trước tiên bạn phải trả lời được 2 vấn đề cốt lõi đó là:
Có rất nhiều ý kiến khác nhau về chủ đề này nhưng đa phần các ứng viên đều cho rằng chỉ có thể thảo luận về mức lương khi nhà tuyển dụng đưa ra vấn đề trước. Có nghĩa là khi nhà tuyển dụng quyết định bạn phù hợp với công việc. Họ nói rằng: “Bạn sẽ bắt đầu thử việc với mức lương X/tháng trong vòng 3 tháng, sau thời gian thử việc thì bạn sẽ được nhận vào làm chính thức với mức lương Y/tháng, sau đó sẽ xem xét tăng lương dựa trên hiệu quả công việc”. Tất nhiên, bạn hãy quên cái hứa hẹn "xem xét tăng lương" này đi và chỉ quan tâm con số X và Y ở thời điểm này thôi.
Nếu bạn may mắn thì những gì NTD cung cấp chính xác là những gì bạn mong đợi và bạn sẽ đi về nhà trong hạnh phúc. Nhưng bạn có biết rằng, cách đề nghị mức lương này chỉ phù hợp với những người ít kinh nghiệm, thiếu tự tin, kỹ năng hoặc siêu may mắn theo nghĩa đen. Đối với một số người, suy nghĩ “chỉ cần có công việc là được” khiến họ chấp nhận mọi con số mà NTD đưa ra, ngay cả khi nó thấp hơn rất nhiều so với mong đợi.
Bạn có biết rằng, để được tham gia phỏng vấn bạn đã trải qua rất nhiều vòng tuyển chọn và chiến thắng rất điều đối thủ. Cho nên bạn hoàn toàn có thể tự tin đàm phán lương với nhà tuyển dụng nếu họ cung cấp mức lương thấp hơn bạn kỳ vọng. Bạn cũng hoàn toàn không có lý do gì để tiếp tục phỏng vấn nếu mức lương không phù hợp với bạn. Đây là tư duy cơ bản bạn cần có trước khi bạn tìm hiểu kỹ năng đàm phán lương.
Với những công ty áp dụng từ 2 - 3 vòng phỏng vấn: Phỏng vấn qua điện thoại - phỏng vấn sơ lược - phỏng vấn cuối cùng thì bạn nên đàm phán lương trước vòng phỏng vấn thứ 2. Khi họ gọi để đưa bạn đến phỏng vấn lần 2 chính là thời điểm để bạn đàm phán lương. Còn đối với công ty chỉ có 1 vòng phỏng vấn thì vấn áp dụng cách đàm phán lương như vậy.
Không ai biết rõ mức lương này hơn chính bản thân bạn. Nếu bạn chưa biết cách xác định mức lương bao nhiêu thì GrowUpWork sẽ giúp bạn đưa ra các gợi ý để bạn tìm ra mức lương phù hợp với mình.
Nhưng nếu bạn apply vào vị trí mới có khối lượng công việc ít hơn vị trí cũ thì rất khó để đàm phán lương thành công. Vì vậy, yếu tố tiên quyết đó là mức lương mới phải tương xứng với khối lượng công việc bạn sẽ phải đảm nhiệm.
Mức lương đàm phán sẽ dựa trên mức lương cũ, kỳ vọng của bạn và khối lượng công việc mới. Hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn hoàn toàn xứng đáng với mức lương mình đưa ra chứ không phải bạn đang ảo tưởng.
Thời điểm đàm phán lương rất quan trọng. Thông thường, bạn nên đàm phán khi:
Nếu nhà tuyển dụng hỏi về lương ngay từ đầu, bạn có thể khéo léo trả lời: "Tôi rất hứng thú với vị trí này và muốn tìm hiểu thêm về vai trò cũng như kỳ vọng của công ty trước khi thảo luận về mức lương."
Nếu bạn đang tìm kiếm mức lương mới cao hơn mức lương cũ thì đừng bao giờ nói ra chính xác mức lương cũ của bạn, đặc biệt trong trường hợp mức lương cũ rất thấp.
Khoảnh khắc bạn tiết lộ mức lương cũ khi có cơ hội đề nghị mức lương mới sẽ khiến bạn gặp khó khăn hơn rất nhiều trong đàm phán lương. Nhà tuyển dụng sẽ lấy số tiền lương cũ đó để quyết định số tiền lương mới mà họ sẽ trả cho bạn. Tốt nhất trong trường hợp này là bạn nên nhẹ nhàng chuyển hướng cuộc nói chuyện.
Nếu trong CV trước đó bắt ghi tiền lương thì sao? Chúng tôi chỉ có thể khuyên bạn là không nên điền mức lương thực sự trước đây, nếu bạn muốn nhận được mức lương cao ở công ty sắp tới.
Với nhà tuyển dụng không có mức lương cao hay thấp, chỉ có xứng đáng hay không xứng đáng. Nếu bạn cho họ thấy mức lương bạn đưa ra hoàn toàn xứng đáng với những gì bạn có thể làm thì việc đàm phán chắc chắn sẽ thành công.
Trước khi bạn nói ra một con số cụ thể, hãy nói về những gì bạn đã làm và quan trọng là những gì bạn có thể làm trong thời gian tới. Nếu có thể thì bạn nên đưa ra bằng chứng cho những gì mình đã nói. Trong tình huống cụ thể bạn có thể đề xuất một ý tưởng mới cho vị trí sắp nhận.
Tóm lại, trong cuộc đàm phán, đừng chỉ nhấn mạnh vào số tiền. Hãy tập trung giải thích giá trị mà bạn có thể mang lại cho công ty:
Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rằng bạn xứng đáng với mức lương cao hơn.
Đây cũng là cách đàm phán lương hiệu quả với sếp. Đừng trở thành người đầu tiên hỏi mức lương khi phỏng vấn, hãy để nhà tuyển dụng làm điều đó.
Việc từ chối không bao giờ là dễ dàng nhưng quan trọng là bạn phải biết khi nào nên thực hiện điều đó và mạnh mẽ để có thể nói ra. Nếu bạn đã lọt “mắt xanh” của NTD thì họ sẽ muốn bạn ở lại và chấp nhận thương lượng với mức lương bạn đề nghị. Còn nếu họ đã đưa ra quy định hoặc bậc lương cho vị trí này thì đây là thời điểm để bạn tìm kiếm cơ hội khác.
Đừng bao giờ đưa ra một khoảng khi được đề nghị mức lương chẳng hạn như: “Tôi mong muốn mức lương trong khoảng từ 10 đến 15 triệu đồng”. Điều đó chỉ khiến cho nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ lựa chọn con số nhỏ hơn. Hãy đưa ra một con số cụ thể, nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn là người tự tin, biết mình muốn gì và họ sẽ đánh giá cao bạn.
Ngoài lương cơ bản, bạn có thể đàm phán thêm các lợi ích khác như:
Ví dụ: "Nếu ngân sách hiện tại không cho phép tăng lương như mong đợi, liệu tôi có thể nhận thêm phụ cấp đào tạo hoặc hỗ trợ học phí cho các khóa học chuyên môn không?"
Một số ứng viên cảm thấy không tự tin khi đề nghị mức lương, bạn nên nhớ rằng không ai muốn trả lương cao cho một người không tự tin và bi quan.
Ví dụ: "Tôi hiểu rằng đây là mức lương hiện tại mà công ty có thể đưa ra. Tuy nhiên, với kinh nghiệm và kỹ năng của tôi, tôi mong muốn mức lương khoảng X triệu. Liệu chúng ta có thể cân nhắc thêm được không?"
GrowUpWork khuyên bạn nên đàm phán lương gross để đảm bảo quyền lợi của mình. Bạn cũng có thể đàm phán lương net nhưng phải đảm bảo rằng công ty quy ra lương gross và đăng ký với cơ quan BHXH theo đúng quy định.
Nếu đàm phán lương net, có thể công ty sẽ đăng ký với cơ quan BHXH mức lương rất thấp và thường họ sẽ đóng bảo hiểm, thuế... rất thấp. Và khi bạn gặp vấn đề liên quan đến an sinh xã hội, thai sản, thất nghiệp mới phát hiện ra sự thật phũ phàng.
Khi hợp đồng là lượng Gross, luật quy định cụ thể trách nhiệm của mỗi bên trong đóng bảo hiểm, công đoàn và Thuế thu nhập cá nhân.
Bạn lấy lương Gross - trách nhiệm mình phải đóng = lương thực nhận hàng tháng. Khi có vấn đề về thai sản, tai nạn lao động, mất sức lao động, thất nghiệp, thì bạn hưởng được quyền lợi trên số lương Gross mà bạn đóng và Công ty bạn đồng chi trả.
Việc đưa ra mức lương không phù hợp với năng lực hoặc thị trường sẽ khiến bạn mất đi cơ hội. Hãy luôn dựa vào thông tin nghiên cứu để xác định mức lương hợp lý.
Nhiều ứng viên bước vào đàm phán mà không chuẩn bị kỹ, dẫn đến việc lúng túng không biết cách trả lời khi nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi về lương.
Sự lo lắng hoặc thiếu tự tin sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bạn không chắc chắn về giá trị bản thân.
Nhiều ứng viên cũng thường hay mắc lỗi là chỉ tập chung đòi hỏi vào các lợi ích. Khi Nhà tuyển dụng đang còn cân nhắc về năng lực của bạn, cần thử thách bạn thêm thì việc bạn chỉ nói về các lợi ích mà bạn sẽ có khi vào làm công ty sẽ là một điểm trừ lớn, thậm chí nó sẽ tạo ra cảm xúc không tốt và Nhà tuyển dụng có thể loại trừ bạn ngay lập tức nếu có ứng viên khác mà họ đang xem xét cho cùng vị trí này.
Đàm phán lương là một kỹ năng quan trọng mà bất kỳ ứng viên nào cũng cần phải nắm vững, đặc biệt trong bối cảnh thị trường lao động năm 2025 đang có nhiều thay đổi. Để thành công trong việc đàm phán lương, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng, tự tin, và khéo léo trong cách thể hiện giá trị của mình. Hãy nhớ rằng, đàm phán không phải là cuộc chiến, mà là một quá trình hợp tác để đạt được lợi ích tốt nhất cho cả bạn và nhà tuyển dụng.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn tự tin hơn trong việc đàm phán lương và đạt được công việc như ý!
Top 5 chứng chỉ dành cho developer uy tín nhất hiện nay