Những mẹo tuyển dụng vị trí QA tester hiệu quả nhất cho công ty

Trong phát triển phần mềm, việc thuê một người QA tester hoặc QA Engineer là bắt buộc. Khi một website hoặc ứng dụng mới khởi chạy, khách hàng mong đợi chương trình hoạt động hoàn hảo và test dự án là cách để đảm bảo nó hoạt động tốt. Bạn đã sẵn sàng thuê QA tester để tham gia vào team dự án của mình chưa? Dưới đây là những mẹo tuyển dụng QA tester hiệu quả dành cho công ty bạn.

Những mẹo tuyển dụng vị trí QA tester hiệu quả nhất cho công ty
Những mẹo tuyển dụng vị trí QA tester hiệu quả nhất cho công ty

Công việc QA Tester là gì?

QA tester phân tích các ứng dụng hoặc phần mềm bằng cách làm việc qua tất cả các thành phần và tìm ra bất kỳ vấn đề tiềm ẩn nào trước khi sản phẩm được phát hành. Bằng cách trải qua quá trình này, Tester sẽ đảm bảo được chất lượng của sản phẩm phần mềm đó.

QA Engineer điều tra kỹ lưỡng ứng dụng web để developer có thể khắc phục sự cố trước khi đưa ra thị trường, chỉ cung cấp ứng dụng và phần mềm chất lượng cao cho người tiêu dùng. Manual Tester là người sẽ đi qua các thành phần khác nhau của ứng dụng để kiểm tra xem mọi thứ hoạt động trôi chảy với nhau như thế nào.

Để hoàn thành các mục tiêu này, QA Tester sẽ sử dụng các tập lệnh kiểm tra để thực hiện những việc sau:

  • Kiểm tra phần mềm của bạn để tìm các lỗi tiềm ẩn.
  • Theo dõi và kiểm tra trải nghiệm người dùng để đưa ra feedback  cho developer nếu có vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng. Ví dụ, nếu một nút kêu gọi hành động khó nhìn thấy trên màn hình di động, nó sẽ gây khó khăn cho end user. QA Tester có thể ghi nhận feedback này và chuyển nó cho developer.
  • Kiểm tra mọi sai lệch tiềm ẩn với quy trình làm việc trong dự án thông qua các tập lệnh được chạy tự động hoặc thủ công.
  • Hỗ trợ quản lý dự án bằng cách giúp developer cải thiện ứng dụng bằng cách đưa ra các đề xuất về UI và UX. Vì Tester là người bên ngoài sử dụng phần mềm đầu tiên, họ có thể khách quan khi chạy qua ứng dụng để xem các tác vụ cơ bản ổn không trên các thiết bị khác nhau.

Nhìn chung, QA Tester của bạn là một thành viên quan trọng trong của bạn. Quá trình kiểm tra ứng dụng giúp loại bỏ các vấn đề tiềm ẩn để sản phẩm phát hành là sản phẩm tốt nhất có thể. Điều này sẽ giúp bạn xây dựng danh tiếng mạnh mẽ hơn với khách hàng tiềm năng và tăng phạm vi tiếp cận thương hiệu của bạn. 

Những nhiệm vụ công việc của một QA Tester
Những nhiệm vụ công việc của một QA Tester

Những người dùng thử sản phẩm hoặc dịch vụ mới của bạn sẽ có xu hướng để lại đánh giá tích cực hơn, điều này có thể giúp mang lại khách hàng trong tương lai và xây dựng khu vực kinh doanh của bạn.

Chuẩn bị gì để tuyển dụng QA tester

Trước khi tuyển QA tester, bạn cần xác định các dự án của bạn sẽ đòi hỏi những gì. Nhu cầu của bạn sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ sâu của các dự án. 

Ví dụ: các dự án nhỏ hơn có thể chỉ cần ai đó chạy qua phần mềm đã được phát triển và kiểm tra từng màn hình để đảm bảo nó vượt qua các lỗi và kiểm tra UI và UX. Tuy nhiên, các dự án lớn hơn có thể cần ai đó làm việc cùng với developer để mỗi module được kiểm tra khi nó đang được phát triển. Điều này giúp phát hiện ra bất kỳ vấn đề tiềm ẩn nào trước khi dự án đi đến bước cuối cùng.

Tạo một kế hoạch QA Test phác thảo những khía cạnh nào cần được kiểm tra và các phương pháp luận mà bạn mong đợi QA tester sử dụng. Xem xét các loại công cụ kiểm tra khác nhau mà bạn muốn thực hiện. Dưới đây là một số loại kiểm tra phổ biến:

  • Functional testing. Kiểm tra cách thức hoạt động của các tính năng khác nhau của sản phẩm và mức độ đáp ứng các yêu cầu cần thiết.
  • Performance testing. Kiểm tra hiệu suất khám phá tốc độ hoạt động của sản phẩm và bất kỳ sự chậm trễ tiềm ẩn nào có thể cản trở việc sử dụng của khách hàng.
  • Security testing. Kiểm tra bảo mật đảm bảo rằng desktop hoặc ứng dụng di động không để lại thông tin người dùng dễ bị tấn công.
  • Localization testing. Kiểm tra xem sản phẩm có hoạt động ở tất cả các vị trí được nhắm mục tiêu hay không, kể cả với các ngôn ngữ khác nhau.

Khi bạn biết loại test bạn muốn thực hiện, đã đến lúc xác định chính xác phần nào của quy trình thiết kế nên được test. Sau đó, xác định cách tiếp cận test của bạn. Vạch ra chiến lược test của bạn bằng cách sử dụng Mục tiêu SMART:

  • Specific
  • Measurable
  • Achievable
  • Relevant
  • Time-bound

Khi bạn phát triển phần mềm, ứng dụng và các chương trình khác, bạn sẽ muốn kiểm tra dự án ở các điểm khác nhau trong quá trình phát triển — và kiểm tra là việc sẽ làm liên tục.

【Ví dụ cách xác định Mục tiêu QA test phù hợp】

Giai đoạn đầu: Unit testing: bạn muốn kiểm tra từng đơn vị riêng biệt trong quá trình phát triển để đảm bảo chúng hoạt động chính xác. Điều này đòi hỏi sự chú ý rất cao đến từng chi tiết vì bạn cần kiểm tra code và các chi tiết nhỏ của các chức năng trong từng thành phần.
Giai đoạn đầu và trung gian: Integration testing giúp bạn xem các thành phần khác nhau khớp với nhau như thế nào. Mức độ test này tìm kiếm các vấn đề khi các đơn vị hoặc module khác nhau giao diện hoặc hoạt động cùng nhau.
Giai đoạn trung gian và cuối: System testing xác minh rằng tất cả các thành phần tích hợp hoạt động cùng nhau. Đảm bảo rằng hệ thống tuân thủ mọi yêu cầu và duy trì chất lượng. Loại test này nên được thực hiện bởi các chuyên gia chưa thực hiện giai đoạn test trước đó. Xem xét các yêu cầu kỹ thuật và những yêu cầu riêng của khách hàng.
Giai đoạn cuối: Acceptance testing là giai đoạn cuối cùng của việc thực hiện các kiểm tra đảm bảo chất lượng. Đại diện cơ sở khách hàng có thể là một cơ sở chính ở giai đoạn này. Mục tiêu của giai đoạn này là đảm bảo đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
Sử dụng công thức sau để hình thành các mục tiêu QA Testing: 
  • Xác định giai đoạn phát triển của bạn với dự án
  • Xác định loại test bạn sẽ thực hiện (Specific) và kết quả mong đợi của bạn
  • Lưu ý cách bạn sẽ tiến hành bài test và tiêu chí nào bạn sẽ sử dụng để đo lường kết quả (Measurable).
  • Vạch ra nền tảng và cơ chế bạn sẽ sử dụng để tiến hành Test (Achievable)
  • Mô tả cách kết quả test sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về giai đoạn phát triển được nhắm mục tiêu và những gì bạn muốn cung cấp (Relevant)
  • Xác định khung thời gian mà bạn muốn hoàn thành quá trình Test (Time-bound)

Xác định mục tiêu kiểm tra QA của bạn bằng cách sử dụng các công thức này sẽ giúp bạn tạo ra một kế hoạch khả thi. Bạn sẽ chuẩn bị tốt hơn để thu thập dữ liệu cụ thể về sự thành công của các quá trình test để bạn có thể đưa thông tin vào sử dụng và xây dựng trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Quá trình tuyển dụng

Viết mô tả công việc (Job Description)

Mô tả công việc của bạn nên phác thảo những gì bạn đã xác định là hành động của mình từ các bước xác định và phác thảo Testing trước đó.

Bao gồm các nội dung sau:

  • Bạn muốn kiểm tra loại ứng dụng, phần mềm hoặc chương trình nào. Ví dụ: bạn cần cho biết bạn muốn một ứng dụng web được test hay một phần mới của phần mềm dựa trên máy tính của bạn.
  • Bạn muốn biết được gì khi test. Hãy cho Tester biết nếu đây là phiên bản chương trình đầu tiên và bạn muốn tập trung vào việc tìm lỗi — hoặc nếu bạn đang cập nhật một chương trình hiện có và muốn xem quy trình làm việc đã được cải thiện như thế nào.
  • Những gì bạn muốn tester tìm kiếm trong dự án của bạn. Việc cho tester biết bạn muốn họ mở rộng tầm mắt để làm gì có thể giúp họ chuẩn bị tốt hơn cho bài kiểm tra và biết cần tập trung các kỹ năng của mình vào đâu.
  • Những loại bằng cấp nào bạn muốn ở tester. Nếu bạn cần Tester có một nền tảng nhất định, chẳng hạn như kinh nghiệm với phần mềm Marketing, hãy đề cập đến điều đó. Nếu bạn muốn Tester xem xét các phần code của bạn, hãy cho họ biết họ nên có kinh nghiệm về ngôn ngữ nào.
  • Tester sẽ làm việc với những ai. Chẳng hạn như cộng tác với team dev trong suốt quá trình. Biết được họ sẽ phù hợp với vị trí nào trong tổ chức và những người mà họ nên cộng tác trong suốt công việc có thể giúp giảm thiểu các vấn đề về thông tin sai lệch và tạo ra một quy trình suôn sẻ.

Job Description sẽ mô tả bất kỳ yêu cầu kinh doanh nội bộ nào cần đáp ứng và cung cấp thông tin về giá cả để những Tester chuyên nghiệp có thể đưa ra giá thầu mà bạn thấy hợp lý. Điều này sẽ giúp bạn đi đến thỏa thuận nhanh hơn để bạn có thể bắt đầu dự án của mình.

Mẫu Mô tả công việc ngành IT
Bài viết liên quan
Mẫu Job Description (Mô tả công việc) ngành IT
Kết quả của quá trình tuyển dụng có thành công hay không cũng phụ thuộc rất lớn vào cách bạn tạo và truyền đạt Job Description. Vậy đâu là tiêu chí và những điều cần lưu ý với Job Description là gì? Download miễn phí mẫu JD ngành IT và các ngành phổ biến khác!

Đăng tuyển mô tả công việc

Bạn có rất nhiều kênh để đăng tuyển mô tả công việc nhằm tìm ra QA Tester thích hợp! Bao gồm có trả phí và cả miễn phí!

Nơi đầu tiên bạn cần đăng tuyển lên trước tiên đó chính là trang “Tuyển dụng” của Website, sau đó mới đến các trang khác! Trong đó có website tìm việc và tuyển dụng, nơi có chuyên môn tuyển dụng và lượng truy cập cao của người tìm việc có nhu cầu thực sự!

Bên cạnh đó, hãy cân nhắc việc đăng tuyển trên các trang mạng xã hội vì việc này có thể gắn liền với hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp bạn.

Lựa chọn hồ sơ ứng tuyển

Khi các hồ sơ ứng tuyển bắt đầu đến, bạn muốn xem xét cẩn thận từng hồ sơ để có thể tìm được chuyên gia phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Nhìn vào các hồ sơ ứng tuyển để có cảm nhận về phạm vi kinh nghiệm của chuyên gia và số lượng dự án mà họ đã làm việc. Xem liệu các bằng cấp đó có phù hợp với nhu cầu kinh doanh cụ thể của bạn hay không.

Bên cạnh đó, những yếu tố sau đây cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp bạn tìm QA Tester cho dự án của mình.

  • Kỹ năng tư duy phản biện. Bạn muốn tìm những Tester thể hiện khả năng xuất sắc trong việc xem xét các vấn đề một cách nghiêm túc, nhìn nhận từ mọi khía cạnh và suy nghĩ thấu đáo khi tìm kiếm giải pháp. Bạn muốn một người thực sự có thể kiểm tra sản phẩm từ quan điểm của một khách hàng.
  • Kỹ năng giao tiếp. Bạn cũng muốn tìm một Tester có thể thể hiện kỹ năng giao tiếp xuất sắc. Họ sẽ cần trình bày chính xác bất kỳ vấn đề nào họ tìm thấy và sau đó mô tả tình hình cho các developer và những người còn lại trong team.
  • Kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm. Tương tự, QA Tester sẽ làm việc song song với các thành viên khác trong team chạy qua chương trình để tìm kiếm các vấn đề cụ thể. Họ sẽ cần có khả năng làm việc tốt, lắng nghe quan điểm và mối quan tâm.
  • Thích nghi và linh hoạt. Bạn cũng muốn các thành viên trong nhóm có thể nhanh chóng thích ứng với các nhu cầu kinh doanh mới.

Bạn có thể sử dụng một số chiến lược để xác định những ứng viên có những đặc điểm này. Để bắt đầu, hãy xem Cover Letter.

Tương tự, bạn muốn xem qua kinh nghiệm trong CV của họ. Xem những loại dự án họ đã làm việc và những gì họ chịu trách nhiệm trong các dự án đó. Nó sẽ giúp bạn có cảm nhận về phạm vi kinh nghiệm của họ.

Tiến hành phỏng vấn

Đầu tiên, bạn muốn xem xét các kỹ năng kỹ thuật của QA Tester đó đối với ngành, đặc biệt là bất kỳ kỹ năng nào đặc biệt cho nhu cầu công ty bạn. Thứ hai, bạn muốn xem xét các kỹ năng mềm sẽ ảnh hưởng đến mức độ phù hợp với các thành viên còn lại trong team của bạn.

Để xác định mỗi kỹ năng trong hai loại này, bạn sẽ cần đặt nhiều câu hỏi phỏng vấn khác nhau nhắm vào từng loại.

Các câu hỏi đánh giá kỹ năng chuyên môn của QA Tester: 
  • Các loại Software tester mà bạn biết và bạn đã tiến hành những loại nào?
  • Bạn có thể mô tả cho sự khác biệt giữa ranch testingboundary testing được không?
  • Bạn đã sử dụng những loại công cụ test nào? Trong những trường hợp nào?
  • Bạn có thể giải thích cho tôi các bước của Bug Cycle không?
Câu hỏi đánh giá mức độ phù hợp khi làm việc trong team: 
  • Hãy mô tả cho một trong những thách thức lớn nhất mà bạn phải đối mặt  khi là QA Tester?
  • Bạn đã bao giờ đối mặt với những thách thức về giao tiếp khi làm việc với một team chưa và giải quyết thế nào?
  • Bạn sử dụng chiến lược nào để đánh giá phần mềm từ các khía cạnh khác nhau? Làm thế nào để bạn đặt mình vào suy nghĩ của khách hàng mục tiêu?

Bạn cũng có thể mời một thành viên của team mà Tester sẽ làm việc cùng để lấy ý kiến ​​của họ. Điều này sẽ giúp bạn xây dựng team tối ưu!

Quyết định tuyển dụng

Khi bạn đã xác định được ứng viên hàng đầu thì sẽ cần phải gửi offer cần tuân theo những nguyên tắc sau!

Lưu ý
  • Điều chỉnh nó với các tiêu chuẩn ngành của bạn dựa trên những bài kiểm tra mà bạn mong đợi QA Tester của mình sẽ chạy và chúng sẽ hoạt động trong bao lâu.
  • Xem ngân sách của bạn để bạn biết chính xác khả năng đầu tư cho vị trí này.
  • Nhìn vào kinh nghiệm của QA tester. Hãy nhớ rằng một người rất có kinh nghiệm trong ngành sẽ kiếm được nhiều tiền hơn một người mới.

Bạn có một số tùy chọn để đưa ra offer. Nếu bạn đã nói chuyện với người đó thường xuyên trong suốt quá trình đánh giá, thì việc mời họ làm việc và nêu chi tiết offer của bạn qua điện thoại có thể là một lựa chọn phù hợp.

Nếu bạn chủ yếu gửi email, thì việc gửi offer qua email cũng có thể hiệu quả. Nếu bạn đưa ra lời đề nghị trực tiếp hoặc qua điện thoại, thì việc viết chi tiết lời đề nghị qua email để ứng viên xem xét cũng là một phương pháp hay.

Tạm kết

Tuyển dụng QA tester cho các dự án phần mềm là một điều cần thiết, quyết định chất lượng phần mềm và hiệu quả của toàn dự án! Hi vọng rằng các nội dung trên đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích để tuyển dụng được QA Tester giỏi dang và phù hợp nhất!


Tin tức liên quan

Top 5 chứng chỉ dành cho developer uy tín nhất hiện nay

News|2024-07-18
Lập trình viên đang được đánh giá là ngành nghề hot bậc nhất hiện tại và tương lai. Với mức lương thưởng cao, ngành IT luôn là “mảnh đất màu mỡ” để giới trẻ cạnh tranh lẫn nhau. Tất nhiên, để có một vị thế tốt trong lĩnh vực này thì bạn sẽ phải nỗ lực rất nhiều. Một trong những minh chứng cho năng l

7 chứng chỉ dành cho Tester mà bạn không nên bỏ qua

News|2024-07-17
Tester là ngành nghề được dự đoán sẽ rất "hot" trong tương lai gần tại Việt Nam. Vì vậy, ngay bây giờ bạn hãy tham khảo và thi 7 chứng chỉ dành cho Tester như sau đây. Hồ sơ tốt sẽ giúp bạn có mức lương và công việc rất tốt.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer và cách trả lời hay nhất

News|2023-12-09
Lập trình Mobile sẽ trở thành xu hướng với mức lương cao trong tương lai. Nếu bạn muốn theo đuổi và tham gia thì hãy tham khảo các câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer cực hay sau đây.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer và cách trả lời hay nhất

News|2023-12-09
IoT Engineer là lĩnh vực có tiềm năng cực kỳ lớn ở hiện tại và tương lai. Nếu tham gia được thì bạn sẽ có cơ hội phát triển cùng mức lương tốt. Nhưng trước hết hãy tham khảo 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer cực hay và cách trả lời sau đây để tự tin vượt qua vòng tuyển chọn.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn IT Comtor và cách trả lời hay nhất

News|2023-12-06
Bạn đang theo học hoặc định hướng làm IT Comtor? Bạn sắp trải qua buổi phỏng vấn IT Comtor? Hãy tham khảo 20 câu hỏi phỏng vấn IT Comtor và cách trả lời cực hay sau để vượt qua dễ dàng.

Tổng hợp những mẫu skill sheet trong ngành IT

News|2023-10-27
Skill Sheet là gì? Làm sao để viết Skill Sheet ấn tượng nhất? Có những mẫu Skill Sheet nào tốt? Toàn bộ những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong chia sẻ sau đây.