8 mẹo trở lại làm việc tại văn phòng suôn sẻ sau đại dịch

Sau khi tình hình covid được khống chế với các biện pháp phòng dịch mới thì viễn cảnh trở lại làm việc tại văn phòng có thể xảy ra. Nếu điều thực sự diễn ra thì rất có thể bạn sẽ lo lắng và gặp chút khó khăn khi trở lại làm việc sau một thời gian dài làm việc tại nhà. Cùng tham khảo 8 mẹo để trở lại làm việc tại văn phòng suôn sẻ sau đại dịch dưới đây để xóa tan lo âu và áp lực nhé!

8 mẹo trở lại làm việc tại văn phòng suôn sẻ sau đại dịch
8 mẹo trở lại làm việc tại văn phòng suôn sẻ sau đại dịch

Tại sao việc trở lại văn phòng lại gây áp lực?

Việc chuyển đổi từ văn phòng sang làm việc tại nhà vốn đã ngốn khá nhiều nỗ lực của bạn trước đây lúc mới thực hiện giãn cách. Khi mà bạn đang dần quen với môi trường và lịch trình làm việc tại nhà thì bạn lại sắp trở lại văn phòng?

Mọi sự thay đổi dù chiều nào cũng có thể gây áp lực cho bạn. Với việc trở lại văn phòng thì bạn sẽ phải di chuyển đến công ty mỗi sáng, giao tiếp trực tiếp với mọi người và thậm chí là chuẩn bị trang phục đi làm. Sau nhiều tháng đã quen không có những điều này có thể khiến bạn cảm thấy quá sức!

Các vấn đề tiềm ẩn về an toàn sức khỏe là một biến số khi virut covid có thể vẫn đang tiếp tục sinh ra biến thể ở các khu vực khác! Chưa điều gì có thể chắc chắn 100% an toàn và bền vững ngay sau đại dịch được kiểm soát!

Tất cả những yếu tố này sẽ tạo ra lo lắng và áp lực cho bạn. Dưới đây là tổng hợp 8 điều bạn có thể làm để việc quay trở lại văn phòng sau đại dịch suôn sẻ hơn!

Trở lại làm việc tại văn phòng suôn sẻ

1. Đặt câu hỏi và chia sẻ mối quan tâm với cấp trên

Cấp trên có thể đã thông báo cho bạn về kế hoạch đưa nhân viên trở lại văn phòng, nhưng ngay cả khi không, hãy hỏi họ về điều đó. Nếu họ không phản hồi hoặc không có câu trả lời rõ ràng, hãy hỏi phòng nhân sự về chính sách của công ty. 

Đặt câu hỏi và chia sẻ mối quan tâm với cấp trên
Ví dụ bạn có thể trình bày theo thứ tự sau: 
  • Xác nhận thông báo của công ty: “Tôi hiểu rằng nhân viên sẽ được yêu cầu trở lại văn phòng vào ngày X tháng Y trừ khi có lý do chính đáng để không tiến hành”.
  • Làm rõ: “Điều này có bao gồm những người chưa được tiêm chủng không? Những biện pháp an toàn nào đã được đưa ra và nhân viên ​​sẽ làm gì khi ở trong văn phòng? ”
  • Mối quan tâm cụ thể: “Tôi lo lắng về tiếp xúc trong không gian chung, nhân viên có thể không tuân thủ đúng các biện pháp phòng dịch và giờ cao điểm khi đi làm phải ra đường”
  • Câu hỏi: “Các chính sách của công ty gồm có gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu mọi người không tuân thủ? Ứng xử tại văn phòng phải như thế nào?”

Càng chi tiết càng tốt!

Những câu hỏi này vừa có thể làm rõ cho bạn cách tổ chức của công ty cho nhân viên quay trở lại văn phòng, đồng thời giúp phía công ty lắp các lỗ hổng và tăng cường thêm việc tổ chức đảm bảo nhân viên có thể quay trở lại văn phòng an toànđảm bảo hiệu suất công việc! Hoặc thậm chí là tạo ra một phương án làm việc khác!

2. Đề xuất hình thức làm việc

Tùy vào công ty và tính chất công việc của bạn, song bạn vẫn nên hỏi xem liệu có thực sự cần thiết phải trở lại làm việc tại văn phòng 5 ngày một tuần ngay lập tức không. 

Từ đó, bạn có thể đề xuất một kế hoạch mà bạn đến văn phòng vài ngày một tuần hoặc chỉ khi có các cuộc họp cần thiết mới đến văn phòng!

Lợi ích và bất lợi khi áp dụng hình thức làm việc linh hoạt
Bài viết liên quan
Lợi ích và bất lợi khi áp dụng hình thức làm việc linh hoạt
Cho dù hình thức làm việc linh hoạt liên quan đến việc “nén” ngày làm việc, giờ làm việc hàng ngày linh hoạt hay làm việc từ xa, thì vẫn luôn có những bất lợi mà công ty và nhân viên cần cân nhắc. Nhưng một điều không thể phủ nhận là hình thức làm việc linh hoạt ngày càng trở nên phổ biến, nhất là sau giãn cách vì đại dịch Covid.

Nếu thương lượng và đề xuất thành công lịch trình này với công ty thì vô cùng có lợi cho bạn. Khi mà bạn có thời gian để thích nghi dần với làm việc tại văn phòng mà không quá đột ngột, hạn chế gây căng thẳng!

  • Cách đề xuất và thương lượng

Hãy xác định khía cạnh nào của quá trình trở lại văn phòng đột ngột khiến bạn cảm thấy phiền toái nhất, cũng như các nguồn căng thẳng cụ thể của bạn, và trình bày rõ ràng điều đó để bạn có thể đưa ra một trường hợp lý tưởng cho việc từ từ thay vì trở lại đột ngột

Đưa ra một vài tùy chọn lên lịch khác nhau và đề xuất một kế hoạch để cấp trên của bạn thấy rằng bạn đang làm việc để cân bằng nhu cầu của bản thân với nhu cầu của công việc.

Bên cạnh đó nếu công ty chưa biết đến mô hình Hybrid Work - kết hợp làm việc tại văn phòng và làm việc tại nhà, bạn cũng có thể giới thiệu cho họ rồi chỉ ra lợi ích khi áp dụng.

3. Chia sẻ với đồng nghiệp

Một số bạn bè và đồng nghiệp trong công việc có thể có cùng sự do dự và lo sợ như bạn. Thậm chí họ có thể đưa ra thêm các lời khuyên thiết thực bao gồm cả cách họ đi đến văn phòng và cách họ giữ cho mình khỏe mạnh và hạnh phúc khi trở lại làm việc trực tiếp.

Chia sẻ chân thành với những người đồng cảm với bạn cũng sẽ giúp bạn cảm thấy mình không đơn độc. Và khi bạn trở lại văn phòng, hãy lập kế hoạch với họ đi uống cà phê, gặp nhau tại bàn làm việc hoặc bắt chuyện để bạn có thể tham gia vào các giao tiếp đời thường trước khi bắt đầu vào các giao tiếp trong công việc.

Dành những ngày đầu tiên trở lại văn phòng với những người bạn cảm thấy thoải mái sẽ bớt căng thẳng hơn so với việc nói chuyện với người lạ hoặc đồng nghiệp mà bạn không biết.

Hơn thế nữa nếu đồng nghiệp làm cùng bộ phận với bạn, thì có thể cùng nhau sắp xếp lịch trình làm việc tại văn phòng và tại nhà, thậm chí hỗ trợ nhau khi cần thiết!

4. Điều chỉnh sinh hoạt cá nhân

Rất có thể, bạn đã có một thói quen sinh hoạt vào buổi sáng rõ ràng trong thời gian làm việc tại nhà. Đây là lúc bạn cần nhìn lại và điều chỉnh trở về các thói quen sinh hoạt vào thời điểm trước giãn cách. Đảm bảo mọi thói quen trở về vị trí cũ trước khi bạn thực sự đến văn phòng.

Điểu chỉnh thói quen sinh hoạt trước ngày đầu tiên trở lại làm việc tại văn phòng
Điểu chỉnh thói quen sinh hoạt trước ngày đầu tiên trở lại làm việc tại văn phòng
Cách điều chỉnh: 
  • Đặt báo thức và bắt đầu thức dậy mỗi ngày như thể bạn cần chuẩn bị đi đến công ty
  • Dành thời gian chỉnh chu vẻ ngoài một chút dù bạn không đi đâu. 
  • Soạn quần áo đi làm trước đây theo từng bộ và để ở nơi dễ lấy trong tủ đồ sau một thời gian chúng bị vùi lấp dưới các quần áo bận ở nhà 
  • Thay vì đặt thật nhiều báo thức cách nhau 5 phút hãy loại bỏ dần và tập thức dậy sau hồi báo thức duy nhất

Hãy bắt đầu chuẩn bị để bạn không phải làm tất cả mọi thứ cùng một lúc vào ngày đầu tiên trở lại văn phòng.

5. Tận dụng cơ hội này để thay đổi có lợi cho sự nghiệp của bạn

Một khi bạn xác định được những khía cạnh căng thẳng của việc sự trở lại, hãy xem liệu có bất kỳ vấn đề nào bạn có thể chủ động giải quyết hay không. 

Đại dịch đã buộc nhiều người phải suy nghĩ sâu sắc về công việc của họ, đánh giá những gì họ thích và những gì họ thực sự không thích

Đây là thời điểm để tạo ra sự thay đổi, vì mọi thứ từ lịch trình, sắp xếp chỗ ngồi cho đến các quy tắc văn hóa tập thể đều đang thay đổi. Điều này sẽ tạo cơ hội để bạn xây dựng lại môi trường làm việc theo cách khiến bạn hạnh phúc hơn.

Trò chuyện với cấp trên và phòng nhân sự về mong muốn của bạn trong công việc như việc bạn muốn chuyển bàn của mình ra gốc phía ngoài hay ngồi cạnh những người làm việc mật thiết và có thể hỗ trợ bạn. Cho cấp trên hiểu rằng đáp ứng những mong muốn này sẽ giúp bạn làm việc hiệu suất hơn!

6. Chấp nhận và tôn trọng sự thay đổi xung quanh

Tôn trọng mong muốn của đồng nghiệp! Lý do nhắc đến điều này là vì trong một tập thể sẽ có nhiều cách đón nhận việc trở lại văn phòng khác nhau

Có những người hoàn toàn vui mừng khi được trở lại nơi làm việc, nhưng cũng có người thì không! Trong số đó có thể là họ đang quan ngại việc tiếp xúc gần với mọi người xung quanh, đeo mặt nạ hoặc tự bảo vệ mình. Hoặc các nhân viên là phụ huynh thì có mối lo về con trẻ của họ. Người hướng nội có thể cảm thấy hoàn toàn mệt mỏi khi đột ngột ở bên cạnh nhiều người cả ngày. 

Mỗi người mỗi cảnh sẽ sinh ra phản ứng khác nhau khi ở chung một không gian tại văn phòng. Nếu bạn không hiểu và tôn trọng ý kiến riêng của họ thì rất có thể gây ra các căng thẳng và áp lực khi làm việc cùng nhau!

7. Hãy thoải mái với chính mình

Nếu một cuộc họp trực tiếp không diễn ra suôn sẻ, hoặc bạn cảm thấy mình chưa làm việc hiệu quả nhất có thể, thì có thể gây ra bất mãn với công việc trong tâm lý

Vì vậy, hãy bạn cần chấp nhận rằng những vấp váp trong công việc khi trở lại làm việc trực tiếp là hoàn toàn có thể xảy ra và là một phần tất yếu trong sự thay đổi này. 

Khi đó bạn sẽ cảm thấy thoải mái, hãy nói chuyện cởi mở về căng thẳng của bạn với những người bạn tin tưởng. Biết rằng bạn vẫn đang nỗ lực hết mình là đủ!

8. Theo dõi cảm xúc và tự tán dương

Hãy luôn quan tâm đến sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn trong quá trình chuyển đổi môi trường làm việc từ nhà sang văn phòng, để có các điều chỉnh và kiểm soát hợp lý.

  • Ví dụ:

Lịch trình làm việc khi trở lại văn phòng đang quá sức và buộc bạn phải làm thêm giờ thì mới hoàn thành xong thì hãy lược bớt những việc không quá cần thiết và cấp bách cũng như ủy quyền giao phó đến các bộ phận liên quan hơn!

Tự khen ngợi bản thân khi bạn đã làm tốt một công việc nào đó trong ngày trở lại làm việc trực tiếp, có thể viết nó để nhớ lại vào buổi sáng hôm sau khi bạn đến văn phòng làm việc. Tin tưởng bản thân có thể làm tốt như thế và hơn thế nữa!

Kết luận

Sự thay đổi từ làm việc tại nhà sang trở lại làm việc văn tại phòng sẽ kéo theo những thay đổi khác trong lịch trình, khối lượng công việc và thói quen sinh hoạt. Quan trọng là bạn đã biết trước và có kế hoạch chuẩn bị rõ ràng cho những điều này! Hi vọng rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn tự tin để trở lại làm việc văn phòng suôn sẻ!


Tin tức liên quan

Những kỹ năng bạn cần học hỏi trong Blockchain Developer Roadmap

News|2024-08-13
Blockchain đang thực sự vươn mình trở thành lĩnh vực trọng điểm của công nghệ hiện đại. Đương nhiên, với vị thế ngày càng cao của ngành thì Blockchain Developer cũng là một ngành nghề cực hot. Nếu bạn có đủ kỹ năng thì mức lương thưởng khi lập trình Blockchain sẽ là rất cao.

Thực trạng nghề Tester tại Việt Nam ở hiện tại và tương lai

News|2024-07-13
Tester là một công việc được đánh giá có tiềm năng cực lớn trong tương lai. Vậy, thực tế nghề Tester đang có vị thế như thế nào ở hiện tại? Trong tương lai, liệu ngành này có thể bứt phá nhiều hơn? Thông tin sau đây sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng nhất khi làm Tester.

Quản trị hệ thống là gì? Những kỹ năng quan trọng nhất của một System Admin

News|2024-07-13
Quản trị hệ thống là gì? Làm sao để phát triển tốt trong lĩnh vực system admin? Ngành quản trị hệ thống cần những kỹ năng gì? Hãy tham khảo thông tin chia sẻ sau đây và bạn sẽ tìm được hướng đi phù hợp nhất cho bản thân.

Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách của bạn

News|2023-11-03
Lựa chọn nghề nghiệp là một việc cực kỳ quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai chúng ta. Có rất nhiều yếu tố nên cân nhắc khi chọn nghề. Trong đó tính cách là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Nếu biết cách chọn nghề phù hợp với tính cách thì khả năng thành công sẽ là rất cao.

Top 20 Kỹ năng mềm trong ngành IT - cần thiết nhất

News|2023-10-28
Kỹ năng mềm trong ngành IT là rất quan trọng. Chúng sẽ giúp lập trình viên phát triển bản thân và tạo mối quan hệ với đồng nghiệp, khách hàng tốt hơn. 20 kỹ năng mềm sau đây sẽ là cần thiết nhất dành cho bạn.

Hard skills và soft skills là gì? Tầm quan trọng trong ngành IT

News|2023-10-27
Hard Skills và Soft Skills đều là 2 yếu tố cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực IT. Nhiều nhà tuyển dụng cho rằng ứng viên sở hữu cả 2 kỹ năng này chính là nhân tài mà mọi doanh nghiệp đều muốn có.