Lợi ích và bất lợi khi áp dụng hình thức làm việc linh hoạt
Sẽ có những lợi ích cho công ty và nhân viên khi công ty cho phép nhân viên của họ theo hình thức làm việc linh hoạt. Cho dù hình thức làm việc linh hoạt liên quan đến việc “nén” ngày làm việc, giờ làm việc hàng ngày linh hoạt hay làm việc từ xa, thì vẫn luôn có những bất lợi mà công ty và nhân viên cần cân nhắc. Nhưng một điều không thể phủ nhận là hình thức làm việc linh hoạt ngày càng trở nên phổ biến, nhất là sau giãn cách vì đại dịch Covid. Hãy cùng tìm hiểu về các lợi ích và bất lợi khi áp dụng hình thức làm việc linh hoạt.
Trước tiên cùng điểm qua các lợi ích cho công ty và nhân viên từ hình thức làm việc linh hoạt mang lại.
Lợi ích của hình thức làm việc linh hoạt
Tiết kiệm chi phí trông trẻ em
Công ty đạt được sự gắn bó của nhân viên
Bất lợi của hình thức làm việc linh hoạt
Có thể phải làm việc nhiều hơn
Lợi ích của hình thức làm việc linh hoạt
Lợi ích cho nhân viên:
-
Nhân viên trở nên linh hoạt
Với lịch trình làm việc linh hoạt, nhân viên có thể trải nghiệm nhiều lợi ích. Một điều mà nhiều nhân viên quan tâm đầu tiên là sự linh hoạt để đáp ứng nhu cầu liên quan đến cuộc sống cá nhân và gia đình một cách thuận tiện.
Nếu bạn có một lịch trình linh hoạt, bạn có thể đi họp phụ huynh hoặc gặp giáo viên của con trẻ trong ngày, tham gia một lớp học yoga, hoặc có thể đợi nhân viên bảo trì đến sửa chữa thiết bị hỏng ở nhà.
Cấu trúc của hình thức làm việc linh hoạt cho phép nhân viên làm việc trong những khoảng thời gian họ có thể hoàn thành tốt nhất, cảm thấy sảng khoái nhất.
Nhiều nhà quản lý quan niệm rằng những early bird (người có thói quen dậy sớm) là những người làm việc chăm chỉ và những cú đêm (thói quen ngủ muộn) là những kẻ lười biếng, mà trên thực tế không có sẵn bằng chứng cho thấy quan điểm này là đúng.
Trong khi lại có nhiều bằng chứng ngược lại cho thấy rằng cả cú đêm và early bird đều có thể hoàn thành công việc tốt khi được làm việc trong khoản thời gian phù hợp với họ!
-
Nhân viên chủ động kiểm soát
Nhân viên có được cảm giác kiểm soát cao hơn đối với lịch trình và môi trường làm việc của họ khi được áp dụng hình thức làm việc linh hoạt.
Một lý do khiến mọi người thích làm việc cho chính mình là vấn đề kiểm soát. Bằng cách cho phép nhân viên tự xác định lịch trình và môi trường làm việc của riêng họ, công ty sẽ thu hút được tinh thần làm việc tích cực của nhân viên và mang lại hiệu quả trong công việc.
Tính linh hoạt được tích hợp sẵn cũng giúp giảm thiểu tình trạng kiệt sức của nhân viên do quá tải. Tính linh hoạt có nghĩa là nhân viên có thể nghỉ khi họ cần mà không phải chịu sự phẫn nộ của người quản lý.
-
Tiết kiệm chi phí trông trẻ em
Tùy thuộc vào lịch trình làm việc linh hoạt được chọn thì có thể giảm số giờ và chi phí trông trẻ bên ngoài.
Tuy nhiên, công ty cần nói rõ với nhân viên rằng đối với một số thời gian nhất định trong ngày khi làm việc tại nhà vẫn phải cần người trông trẻ vì bạn không thể làm việc hiệu quả trong khi vừa trông con vừa làm việc, nhất là khi chúng còn quá nhỏ!
Nếu một cặp vợ chồng đều có được áp dụng hình thức làm việc linh hoạt, thì có thể thay phiên nhau chăm sóc, đưa đón trẻ đi học. Kết quả là họ có hai công việc chính thức và thu nhập ổn định mà không tốn quá nhiều chi phí chăm sóc trẻ em như trước!
Lợi ích cho công ty
-
Công ty đạt được sự gắn bó của nhân viên
Với lịch trình làm việc linh hoạt, công ty cũng được hưởng những lợi ích. Từ bỏ một số quyền kiểm soát lịch trình làm việc của nhân viên giúp nâng cao tinh thần, sự gắn bó và gắn bó của nhân viên đối với tổ chức.
Hình thức này cũng làm giảm sự chuyển việc của nhân viên, cả tình trạng vắng mặt và đi trễ bằng cách cho phép người lao động chủ động và linh hoạt thời gian làm việc với các trách nhiệm trong gia đình.
Năng suất có thể tăng lên vì nhân viên có thể làm việc trong khoảng thời gian họ có thể hoàn thành tốt nhất và cảm thấy sảng khoái nhất.
-
Cải tiến hoạt động kinh doanh
Đưa ra lịch trình làm việc linh hoạt sẽ tăng khả năng tuyển dụng những nhân viên xuất sắc. Bạn sẽ phát triển hình ảnh như một công ty được nhiều ứng viên lựa chọn với lịch làm việc linh hoạt. Việc cho phép nhân viên lựa chọn các hình thức làm việc linh hoạt có thể kéo dài thời gian hoạt động của công ty trong một ngày, điều này đặc biệt quan trọng đối với các bộ phận như dịch vụ khách hàng hoặc hỗ trợ kỹ thuật.
Trong đó, công nghệ đám mây giúp nhân viên truy cập tài liệu từ bên ngoài văn phòng. Ở một số doanh nghiệp, điều này cho phép công ty mở rộng khu vực kinh doanh sang các nước khác hoặc thậm chí trên toàn cầu. Ngoài ra còn tuyển dụng nhân viên làm việc từ xa, công ty có thể thuê nhân công từ nước ngoài có mức lương theo giờ thấp hơn và giảm chi phí trả công cho họ. Tuy nhiên, công ty phải cẩn thận để việc giảm lương không làm tổn hại đến chất lượng sản phẩm.
-
Tiết kiệm chi phí
Chi phí chung có thể giảm xuống khi bạn thuê nhân viên làm việc từ xa. Bạn sẽ giảm được các yêu cầu về diện tích của không gian văn phòng và chi phí bàn, ghế, máy tính và các thiết bị cần thiết khác.
Bất lợi của hình thức làm việc linh hoạt
Bất lợi cho nhân viên
-
Lịch trình khác nhau
Những nhân viên phát triển mạnh trong môi trường văn phòng có thể gặp khó khăn khi làm việc khi các đồng nghiệp không theo lịch trình giống nhau. Các nỗ lực của team có thể yêu cầu lập kế hoạch nâng cao và điều phối các ngày và giờ làm việc theo lịch trình của nhân viên. Đây là lý do tại sao nhiều công ty yêu cầu các ngày và giờ chính mà mọi người đều phải ở trong văn phòng hoặc sẵn sàng cho các buổi họp Zoom.
-
Có thể phải làm việc nhiều hơn
Không có sự phân định rạch ròi giữa không gian, thời gian cho công việc và gia đình với một hình thức làm việc linh hoạt. Khi bạn sử dụng lịch trình linh hoạt, đôi khi điều đó có nghĩa là bạn phải làm việc mọi lúc. Nếu người quản lý cho phép nhân viên linh hoạt đến xem buổi diễn văn nghệ của con họ trong giờ làm truyền thống, thì người quản lý có thể không cảm thấy có lỗi khi gọi cho nhân viên lúc 9h30 tối.
-
Không nhận được sự đồng cảm
Những người làm việc từ xa có thể khiến hàng xóm và bạn bè nghĩ rằng bạn không thực sự làm việc, do đó gây ra vấn đề trong các mối quan hệ. Gia đình và bạn bè có thể trở nên khó chịu khi bạn nói rằng bạn không thể giúp họ một vài việc nhà, vì có thể họ nghĩ bạn hoàn toàn có thể làm tất cả việc nhà vì bạn làm việc từ xa toàn thời gian!
Bất lợi cho công ty
-
Thay đổi phong cách quản lý
Một số nhà quản lý đã quen nhìn thấy khi nào nhân viên của họ đến làm việc, quan sát những gì nhân viên làm cả ngày tại nơi làm việc và biết khi nào mọi người về nhà sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh theo phong cách quản lý mới.
Ngoài ra, một số bộ phận yêu cầu tính chất làm việc nhóm thường xuyên thì vẫn cần gặp nhau, điều này đòi hỏi các hướng dẫn và sự sắp xếp lịch trình từ những người quản lý trong công ty đảm bảo thành viên tham gia đầy đủ và hiệu quả!
-
Khó kiểm soát hơn
Sẽ có lúc những nhân viên làm việc ở văn phòng lo lắng rằng đồng nghiệp làm việc tại nhà của họ là những người lười biếng vì họ không thể nhìn thấy hoạt động và năng suất của người đang làm việc khác không gian trong lúc làm việc.
Khi trong cùng không gian chỉ cần bạn lên tiếng thì sẽ lập tức nhận được phản hồi, còn khi làm việc từ xa sẽ phải nhập những đoạn tin nhắn và chờ đợi phản hồi!
-
Không phải công ty nào cũng áp dụng được
Đối với các công ty chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất đòi hỏi sức người trực tiếp và chưa có khả áp dụng công nghệ mới thì khó và thậm chí là không thể nào áp dụng hình thức làm việc linh hoạt được.
Tuy nhiên đối với khối sản xuất họ có thể chia 1 một ngày thành nhiều ca làm việc khác nhau để luân phiên nhân viên vào các ca, thì đây cũng được xem là một hình thức biến thể của làm việc linh hoạt.
Kết luận
Nhìn chung, những lợi ích vượt trội hơn những bất lợi và một nhà quản lý giỏi có thể xử lý và hạn chế được bất lợi. Áp dụng các hình thức làm việc linh hoạt dần trở thành một yếu tố mà các ứng viên đang tìm kiếm ở mục phúc lợi trong tin tuyển dụng. Hi vọng rằng qua bài viết này cả nhân viên và công ty sẽ có cơ sở để áp dụng hình các thức làm việc linh hoạt sau giãn cách và đại dịch hiệu quả!
Tin tức liên quan
Nghệ thuật từ chối: Bí quyết từ chối công việc khiến ai cũng nể phục!
Những kỹ năng bạn cần học hỏi trong Blockchain Developer Roadmap
Thực trạng nghề Tester tại Việt Nam ở hiện tại và tương lai
Quản trị hệ thống là gì? Những kỹ năng quan trọng nhất của một System Admin