Thất bại trong buổi phỏng vấn xin việc nào đó có thể khiến bạn cảm thấy nản chí. Nếu không có các hành động phục hồi tinh thần kịp thời thì rất có thể làm bạn mất tự tin cho những đợt ứng tuyển sau! Tham khảo những bước lấy lại tinh thần và vượt qua phỏng vấn thất bại trong bài viết này để hướng đến buổi phỏng vấn thành công!
Đó là một cơ hội mà bạn vô cùng mong đợi và nó thực sự quan trọng trong mục tiêu sự nghiệp của bản thân nên khi gặp thất bại bạn sẽ cảm thấy rất thất vọng và khó khăn để vượt qua cảm giác mất mát, đặc biệt là khi bạn đã chuẩn bị khá nhiều cho buổi phỏng vấn đó!
Thậm chí, chỉ khi vừa bước ra khỏi phòng phỏng vấn bạn liền nhận ra mình đã làm sai gì đó trong buổi phỏng vấn và bắt đầu ăn không ngon ngủ không yên những ngày tiếp theo. Lo lắng sau phỏng vấn không tốt cũng sẽ khiến bạn khó tập trung vào các cơ hội việc làm khác! Trước những sa sút trong tinh thần sẽ cản trở bạn làm tốt những việc khác và khó thành công ở những cơ hội tiếp theo.
Nếu bạn nghĩ rằng một số biện pháp kiểm soát và phục hồi tinh thần sau cuộc phỏng vấn là cần thiết, thì điều quan trọng là phải lập kế hoạch cho phép bản thân thực hiện để hướng tới tinh thần lạc quan và sẵn sàng cho buổi phỏng vấn xin việc kế tiếp.
Cảm thấy buồn ngay sau thất bại trong buổi phỏng vấn cũng không sao, vì đó là cảm xúc tất nhiên. Thay vì gạt bỏ và kìm nén những cảm giác tiêu cực và thay thế chúng bằng sự tích cực độc hại trước tiên bạn cần cho mình thời gian để chấp nhận thất bại, tiêu cực một chút cũng được. Vì cảm thấy khó khăn như thế nào với cảm xúc này cũng là động lực để bạn cố gắng làm tốt hơn ở lần sau.
Sau khi chấp nhận và thừa nhận bản thân đã thực sự làm chưa tốt thì bạn cần biết rằng rớt phỏng vấn không đáng sợ. Bởi vì để đậu thì bạn chỉ có một cách là làm thật tốt nhưng lại có quá nhiều cách để bị loại, lắm khi ứng viên đã được đậu phỏng vấn chỉ nhỉnh hơn bạn một chút cũng có thể khiến bạn bị loại! Và thay vì tạo áp lực cho bản thân về kết quả của cuộc phỏng vấn, hãy ghi công cho bản thân vì bạn đã cố gắng.
Sau khi cảm thấy thất vọng, điều thực sự quan trọng là cho phép bản thân giải phóng tâm trí. Nói chuyện với một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè về trải nghiệm đó sẽ cho bản thân bạn thể hiện quan điểm của mình với trải nghiệm đó. Hơn nữa khi chia sẻ với người đáng tin cậy có thể cung cấp cho bạn thêm một quan điểm nữa về buổi phỏng vấn.
Nếu bạn không có người có thể tâm sự hoặc là một người hướng nội thì hãy viết nhật ký về trải nghiệm này của bạn. Khi viết ra hết, bạn sẽ trở thành bên thứ ba đang nhìn vào một câu chuyện trước mắt ở góc độ khách quan hơn và cảm thấy nhẹ nhõm hơn!
Sau khi xử lý xong vấn đề tinh thần của bản thân, tiếp theo hãy bắt đầu chuyển hóa nó thành hành động, càng tốt nếu hành động đó có thể khắc phục tình hình.
Một email cảm ơn nên được gửi sau mỗi phỏng vấn cả khi bạn đã làm không tốt hoặc tốt. Mặt khác, điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đã có một cuộc phỏng vấn không tốt. Khi bạn gửi email cảm ơn, hãy tận dụng cơ hội này để cứu vãn bất cứ điều gì bạn cảm thấy mình làm không tốt trong buổi phỏng vấn.
Bạn có thể tham khảo mẫu dưới đây:
Dear Ms/Mr [Tên người phỏng vấn],
Cảm ơn anh/chị rất nhiều vì đã dành thời gian phỏng vấn tôi cho vị trí [tên vị trí công việc đó]. Cơ hội để tìm hiểu thêm về vị trí này rất quan trọng và ý nghĩa với tôi, cũng rất hân hạnh khi được gặp gỡ anh/chị và [tên người phỏng vấn khác nếu có].
Sau buổi phỏng vấn, tôi nhận ra rằng tôi đã bỏ qua [chèn một vài câu ngắn gọn về những gì bạn cảm thấy mình đã bỏ lỡ trong cuộc phỏng vấn. Thật ngắn gọn!]
Tôi thực sự vui trong cuộc thảo luận của chúng ta về [bao gồm một số điểm nổi bật về các dự án hoặc chủ đề được thảo luận trong cuộc phỏng vấn mà bạn muốn bổ sung].
Một lần nữa cảm ơn anh/chị đã dành thời gian cho tôi. Mong sớm nhận được hồi âm từ anh/ chị.
Best regards,
[Chữ ký mail của bạn]
Hoặc nếu bạn cảm thấy quá khó khăn để nhắc đến những thiếu sót của mình trong email thì có thể viết một email cảm ơn sau phỏng vấn thông thường. Cách làm này sẽ giúp bạn xóa bỏ cảm giác tiếc nuối khi đã cố gắng hết mình trong và cả sau phỏng vấn!
Sau khi bạn đã gửi email cảm ơn cho người phỏng vấn, đã đến lúc suy nghĩ về cách cải thiện trong tương lai.
Chẳng hạn như lỗi đến trễ, thì cần tìm ra nguyên nhân khiến bạn đến trễ và ngăn chặn nó vào lần sau. Ví dụ, nguyên nhân đó là bạn lạc đường, thì vào lần phỏng vấn sau hãy dành thời gian trước ngày phỏng vấn để tìm đường trước và đi thử đến nơi phỏng vấn xem mất bao lâu!
Theo thống kê lỗi phổ biến có thể khiến bạn phỏng vấn xin việc lại nằm ở việc trả lời các câu hỏi phỏng vấn. Nên bạn cần dành thời gian nhớ lại xem mình đã trả lời như thế nào và điểm sai nằm ở đâu cũng như câu trả lời tốt hơn sẽ như thế nào!
Sẽ hiệu quả hơn khi bạn có thể viết lại các câu hỏi và câu trả lời mình mong muốn ra giấy để có thể ghi nhớ thực hiện trong lần phỏng vấn tiếp theo!
Tham khảo thêm phương pháp STAR để có được câu trả lời phỏng vấn trôi chảy không thiếu ý mà vẫn thuyết phục nhé!
Nếu chỉ rút kinh nghiệm từ quan sát và đánh giá của bản thân thì rất có thể bạn sẽ bỏ sót những điểm chưa tốt mà ở góc nhìn của người phỏng vấn mới nhìn thấy. Hơn nữa họ là những chuyên gia trong việc tuyển dụng, nên sẽ cho bạn những ý kiến rất có giá trị để bạn học tập cho những lần kế tiếp!
Chắc chắn một điều rằng bạn cũng khá tò mò về lý do họ không chọn bạn, đúng chứ! Vì thế cân nhắc đến việc xin Feedback từ họ là cần thiết.
Để xin Feedback bạn có thể reply mail thông báo kết quả phỏng vấn của họ. Tuy nhiên, có một vài công ty sẽ không thông báo cho ứng viên rớt phỏng vấn. Thế nên, bạn cần chủ động hơn để hỏi về kết quả phỏng vấn của mình sau một thời gian kể từ ngày phỏng vấn. Tham khảo cách hỏi kết quả phỏng vấn mà không làm người phỏng vấn khó chịu!
Đặc biệt nếu bạn ứng tuyển công việc đó thông qua một bên thứ ba như công ty tuyển dụng hay Headhunter thì rất có khả năng họ sẽ cũng tham gia phỏng vấn và sẵn lòng góp ý cho bạn rất nhiệt tình sau buổi phỏng vấn!
Khi bạn xin Feedback, hãy nhớ hỏi về điều gì tốt và điều gì chưa tốt. Điều quan trọng không kém là hãy nhớ hỏi xem điều gì đã diễn ra tốt đẹp để bạn biết mình phải tiếp tục làm gì!
Phỏng vấn thực sự là một thử thách khó khăn với người tìm việc vì không chỉ phải làm tốt mà còn phải cạnh tranh với những ứng viên khác. Thế nên, phỏng vấn thất bại là điều dễ xảy ra hơn bao giờ hết, nhất là người chưa có kinh nghiệm nhưng không vì thế mà bạn bỏ cuộc! Hi vọng rằng nội dung bài viết này có thể giúp bạn vượt qua phỏng vấn thất bại để tiến đến các cơ hội việc làm khác thành công!
Top 5 chứng chỉ dành cho developer uy tín nhất hiện nay