Trả lời câu hỏi phỏng vấn bằng phương pháp STAR
Bạn đang tham gia một buổi phỏng vấn xin việc và mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp. Bạn đã đến đúng điểm hẹn và đúng giờ, bạn có phong thái tự tin, thân thiện với người phỏng vấn. Và giờ đã đến phần quan trọng, bạn có biết Phương pháp STAR là gì không? Nó sẽ giúp bạn vượt qua thử thách trả lời các câu hỏi phỏng vấn hiệu quả!
Bạn đã có phần giới thiệu bản thân đầy ấn tượng nhưng người phỏng vấn bắt đầu vào các câu hỏi mang tính tình huống, nó thường bắt đầu với cụm từ “Bạn có thể kể cho tôi nghe về lúc mà bạn…”
Những câu hỏi dạng này có thể sẽ khá khó khăn với bạn, bởi nó không đơn giản là trả lời “CÓ” hoặc “Không” là xong, mà bạn cần phải có các giải thích và dẫn chứng hợp lý để có một câu trả lời hoàn chỉnh và chuyên nghiệp. Ghi nhớ và luyện tập phương pháp STAR sẽ giúp bạn xử lý câu trả lời thật trôi chảy và đầy tính thuyết phục khi gặp các câu hỏi này!
Trước hết, chúng ta cần phải hiểu về Phương pháp STAR trước khi vận dụng nó!
Trả lời câu hỏi phỏng vấn bằng phương pháp STAR
2. Trình bày tình huống - SITUATION
3. Làm nổi bật Nhiệm vụ - TASK
4. Cách bạn thực hiện các hành động - ACTION
Phương pháp STAR là gì?
Phương pháp STAR cung cấp một cách đơn giản để trả lời các câu hỏi phỏng vấn về tình huống, yêu cầu bạn cung cấp một ví dụ thực tế về cách bạn xử lý một loại vấn đề cụ thể tại nơi làm việc trước đây.
Những câu hỏi này rất dễ nhận ra với cách mở đầu như:
- Kể cho tôi nghe về khoảng thời gian khi…
- Bạn làm gì khi…
- Bạn có bao giờ…
- Hãy cho tôi một ví dụ về…
- Làm thế nào để bạn...
Suy nghĩ về một dẫn chứng phù hợp cho câu trả lời của bạn chỉ là bước khởi đầu để bạn xử lý các câu hỏi kiểu này. Sau đó, bạn cần phải chia sẻ các chi tiết dó một cách hấp dẫn và dễ hiểu mà không lan man vòng vo. Đó chính xác là những gì mà phương pháp STAR sẽ giúp bạn.
STAR là từ viết tắt của:
- Situation (Tình huống): Đặt bối cảnh và đưa ra các chi tiết cần thiết về dẫn chứng của bạn.
- Task (Nhiệm vụ): Mô tả trách nhiệm của bạn trong tình huống đó.
- Action (Hành động): Giải thích chính xác những bước đã thực hiện để giải quyết vấn đề đó.
- Result (Kết quả): Chia sẻ kết quả mà hành động của bạn đã giải quyết tình huống.
Bằng cách sử dụng bốn phần này để tạo nên nội dung câu trả lời của bạn, cung cấp cho người phỏng vấn “một câu chuyện dễ hiểu nhưng hấp dẫn về những gì bạn đã làm”.
Trả lời câu hỏi phỏng vấn bằng phương pháp STAR
Thực hiện theo quy trình này từng bước này để đưa ra câu trả lời phỏng vấn tốt nhất.
1. Tìm một ví dụ phù hợp
Phương pháp STAR sẽ không hữu ích cho bạn nếu bạn sử dụng nó để cho một ví dụ không liên quan. Đó là lý do tại sao điểm khởi đầu quan trọng là tìm một ví dụ tình huống thích hợp từ kinh nghiệm làm việc của bạn cái mà bạn có thể mở rộng và mô tả chi tiết.
Không có cách nào để bạn biết trước chính xác những gì người phỏng vấn sẽ hỏi bạn. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị sẵn một vài câu chuyện và ví dụ tình huống để bạn có thể điều chỉnh theo các câu hỏi khác nhau.
Hãy suy nghĩ một vài ví dụ có kết quả thành công cụ thể trong các công việc trước đây và dùng phương pháp STAR như một dàn ý để trình bày ví dụ đó. Rồi luyện tập với nhiều câu hỏi khác nhau để thành thạo!
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong lúc phỏng vấn để tìm ra một ví dụ phù hợp, đừng ngại đề nghị người phỏng vấn cho mình một phút để chuẩn bị câu trả lời.
2. Trình bày tình huống - SITUATION
Với ví dụ dẫn chứng đã được bạn chọn chúng ta đến với bước đầu tiên là trình bày và mô tả tình huống đó. Trong tình huống mà bạn sắp trình bày hãy lọc ra những chi tiết quan trọng nhất, sẽ có giá trị cơ sở cho lúc bạn hành động (Action) để giải quyết nó.
Tránh đưa vào các chi tiết và thông tin kém quan trọng, như khi bạn đang muốn nói về cách bạn xử lý một file công việc nhưng lại đưa ra các chi tiết mô tả người đồng nghiệp đã đưa cho bạn file đó!
Mục tiêu ở đây là vẽ ra một bức tranh rõ ràng về tình huống bạn gặp phải và nhấn mạnh sự phức tạp của nó, để kết quả bạn bạn đạt được sau này càng trở nên sâu sắc hơn. Giữ mọi thứ ngắn gọn và chỉ tập trung vào những gì liên quan đến câu chuyện của bạn.
Ví dụ:
Hãy tưởng tượng rằng người phỏng vấn vừa hỏi, “Hãy kể cho tôi nghe về thời điểm mà bạn đạt được một mục tiêu mà ban đầu bạn nghĩ là ngoài khả năng của bạn”.
⇒SITUAION (Tình huống): “Trong công việc Digital marketing trước đây của tôi, công ty đã quyết định tập trung chủ yếu vào marketing qua email và đang tìm cách tăng danh sách người đăng ký bằng email.”
3. Làm nổi bật Nhiệm vụ - TASK
Câu chuyện mà bạn kể phải có mục đích bởi vì với một tình huống bạn đưa ra thì sẽ có một số các nhiệm vụ bạn muốn nhấn mạnh làm mục đích chính để bạn giải quyết tình huống này. Đây là “menu món chính” trong dàn ý “STAR” của bạn mà nhà tuyển dụng mong đợi.
Điều này có thể dễ bị nhầm lẫn với phần Action - hành động. Tuy nhiên, Action là để cung cấp thông tin chi tiết cụ thể về nhiệm vụ của bạn trong tình huống đó, cũng như bất kỳ mục tiêu nào được đặt ra cho bạn, trước khi bạn đi sâu vào những gì bạn thực sự đã làm.
Tiếp nối ví dụ trước:
⇒TASK (Nhiệm vụ): “Với tư cách là người quản lý Email Marketing, mục tiêu của tôi là tăng danh sách email của chúng tôi lên ít nhất 50% trong một quý”.
4. Cách bạn thực hiện các hành động - ACTION
Bây giờ bạn đã cho người phỏng vấn biết nhiệm vụ của bạn là gì, đã đến lúc giải thích chi tiết những gì bạn đã làm. Bạn đã thực hiện những bước nào để đạt được mục tiêu đó hoặc giải quyết vấn đề đó?
Tránh đưa ra câu trả lời mơ hồ hoặc như, “Vì vậy, tôi đã làm việc chăm chỉ…” hoặc “Tôi đã thực hiện một số nghiên cứu…”
Bởi vì đây là cơ hội để bạn thực sự thể hiện giá trị của mình và nó xứng đáng với một số chi tiết cụ thể. Đảm bảo rằng bạn cung cấp đủ thông tin chính xác về những gì bạn đã làm. Bạn đã làm việc với những ai? Sử dụng một công cụ phần mềm cụ thể nào? Kế hoạch chi tiết là gì? Đây mới chính là những điều mà người phỏng vấn muốn biết.
Tiếp nối ví dụ trước:
⇒ACTION (Hành động): “Tôi bắt đầu bằng cách xem lại các bài đăng trên blog cũ của chúng tôi và nâng cấp nội dung nhằm khuyến khích đăng ký email — điều này ngay lập tức giúp danh sách của chúng tôi tăng lên. Tiếp theo, tôi làm việc với những người còn lại trong nhóm Marketing để lập kế hoạch và tổ chức mini game yêu cầu địa chỉ email để đăng ký để tham gia, cách này đã thu hút nhiều người dùng quan tâm hơn”
5. Chốt hạ kết quả - RESULT
Lúc mà bạn tỏa sáng đến rồi. Với phần này bạn cần giải thích sự khác biệt tích cực giữa lúc trước của tình huống và sau khi áp dụng nhiệm vụ và thực hiện các hoạt động.
Vì chúng ta cần một kết quả tích cực để chứng minh cho năng lực của bạn nên không thể kể ra các vấn đề hoặc thách thức khác. Dù cho bạn đang nói về lần thất bại hoặc mắc sai lầm, hãy đảm bảo rằng câu chuyện của bạn kết thúc có hậu, khi bạn đã học được những bài học giá trị hoặc thậm chí tìm ra các giải pháp mới.
Hãy nhớ rằng, những người phỏng vấn không những quan tâm đến những gì bạn đã làm mà còn muốn biết tại sao điều đó lại quan trọng. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng các kết quả bạn đạt đưa ra phải liên quan, có giá trị định lượng cụ thể với các con số biết nói sẽ luôn mang lại hiệu quả cao.
Tiếp nối ví dụ trước:
⇒RESULT (Kết quả): “Nhờ những cách làm đó vào chiến lược email, tôi và nhóm của mình đã có thể tăng số lượng người đăng ký từ 25.000 người lên 40.000 người đăng ký trong ba tháng, vượt mục tiêu ban đầu 20%.”
6. Gắn các phần lại với nhau
Bây giờ bạn đã biết cách mà từng phần hoạt động như thế nào và bạn nên trình bày những gì trong từng phần thì đã đến lúc bạn gắn kết các phần lại với nhau để có một câu trả lời hoàn chỉnh!
Ví dụ:
Người phỏng vấn hỏi:
“Làm thế nào để bạn đáp ứng cùng nhiều nhiệm vụ ưu tiên của mình.”
Câu trả lời phỏng vấn bằng phương pháp STAR hoàn chỉnh:
⇒Câu trả lời phỏng vấn bằng phương pháp STAR hoàn chỉnh
Situation: | “Trong công việc Sale trước đây, tôi được giao phụ trách chuyển giao hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) là một nhiệm vụ hoàn toàn mới cùng các công việc xử lý cuộc gọi và vai trò trong công việc Sale hàng ngày của tôi.” |
Task: | “Mục tiêu là hoàn thành việc chuyển giao sang cơ sở dữ liệu CRM mới vào Quý 3, mà vẫn đảm bảo doanh số bán hàng như cũ, không được có cái nào giảm chỉ tiêu”. |
Action: | “Để làm được điều đó, tôi đã phải rất cẩn thận về cách quản lý thời gian của mình. Vì vậy, tôi đã chia ra trên lịch của mình hằng ngày thêm một khoảng thời gian dành cho việc chuyển giao CRM. Trong thời gian đó, tôi đã làm việc để chuyển dữ liệu, cũng như xóa các contact cũ và cập nhật thông tin. Cách vạch rõ lịch trình hằng ngày một cách cụ thể đã giúp tôi hoàn thành dự án đó, trong khi vẫn xử lý các công việc Sales của mình." |
Result: | “Do đó, việc chuyển giao đã hoàn thành trước thời hạn hai tuần còn mục tiêu bán hàng của tôi đã hoàn thành vượt 10% so với mục tiêu ban đầu”. |
Kết luận
Phương pháp STAR giúp ứng viên biến các câu hỏi phỏng vấn tình huống thoạt đầu có vẻ hơi quá sức trở thành nên dễ dàng và có thể trả lời như một cuộc nói chuyện thoải mái, miễn là có sự luyện tập. Hi vọng rằng với nội dung này đã giúp bạn có công thức chung cho các câu trả lời của mình thật hiệu quả!
Tin tức liên quan
Top 5 chứng chỉ dành cho developer uy tín nhất hiện nay
7 chứng chỉ dành cho Tester mà bạn không nên bỏ qua
Top 20 câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer và cách trả lời hay nhất
Top 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer và cách trả lời hay nhất