Không có thời gian bắt đầu và kết thúc ngày làm việc rõ ràng, nhiều nhân viên, nhất là các HR đang có nguy cơ bị kiệt sức. Đâu là bí quyết hạn chế tình trạng kiệt sức dành cho HR để làm việc hiệu quả hơn! GrowUpWork hi vọng có thể giúp được các chuyên gia nhân sự thông qua một vài giải pháp trong bài viết dưới đây!
Làm việc Remote và Hybrid đã làm mờ ranh giới giữa không gian công việc và gia đình. Bên cạnh lợi ích được linh hoạt hơn thì cũng có những người phải vật lộn để tạo ranh giới trong công việc và ngoài công việc để tránh tình trạng kiệt sức!
Các chuyên gia nhân sự là một công việc khá đặc biệt với những nhiệm vụ chính và xoay quanh bởi rất rất nhiều nhiệm vụ không tên khi ý nghĩa của vai trò HR là giúp đỡ, hỗ trợ và chăm sóc các nhân lực còn lại của công ty. Thật không ngoa khi có thể khẳng định rằng họ sẽ khó mà dừng việc lại được nếu bạn thân họ không tự đặt ra ranh giới!
Vậy chìa khóa để hạn chế kiệt sức rõ ràng là phương pháp thiết lập ranh giới làm việc và luôn ý thức được rằng bản thân cần phải đủ khỏe thì mới có thể giúp đỡ được những người khác!
Cùng tham khảo tiếp cách thiết lập ranh giới để hạn chế tình trạng kiệt sức dành cho HR trong các phần tiếp theo nhé!
Thiết lập các thói quen bắt đầu và kết thúc ngày sẽ giúp bạn di chuyển giữa chế độ ở nhà và chế độ làm việc. Nhưng chính xác điều này diễn ra như thế nào?
Có thể bạn bắt đầu mỗi ngày bằng cách đăng nhập vào cuộc họp Zoom đầu tiên trong ngày. Hãy chắc chắn làm điều đó khi đã văn phòng của bạn (hoặc không gian làm việc được chọn trước) hơn là có thể làm việc ở bất cứ không gian nào (trong nhà nếu bạn WFH!)
Nếu bạn có hẳn một phòng làm việc riêng tại nhà thì, hãy đóng cửa vào cuối ngày. Tắt đèn trong không gian đó để báo hiệu bạn đã hoàn thành công việc trong ngày. Sau đó, hãy thêm việc đi dạo trong ít phút! Như vậy, một thay đổi vật lý trong môi trường của bạn sẽ giúp bộ não của bạn thiết lập lại và chuyển sang chế độ ở nhà.
Cuối cùng, hãy đảm bảo tắt hoặc mở chế độ báo lại sau cho các thông báo liên quan đến công việc trên thiết bị công nghệ tại nơi làm việc (ví dụ: điện thoại cơ quan và máy tính xách tay) để bạn không nhận “ping” sau khi đã “rời khỏi công việc” trong ngày.
Tạo môi trường làm việc cho phép nhân viên thực sự ngắt kết nối với công việc bằng cách không khuyến khích gửi email hoặc gọi điện thoại sau giờ làm việc. Như vậy nhân viên sẽ cân bằng cuộc sống và công việc hiệu quả, điều này có khả năng làm giảm tình trạng kiệt sức của họ.
Khi đã thiết lập một cách để bắt đầu và kết thúc một ngày làm việc của bản thân, HR cũng có thể thiết lập những gì mình thực sự cần làm và thứ tự ưu tiên cho các nhiệm vụ vì thời gian làm việc là có hạn!
Hãy làm chủ thời gian của mình với tư cách là một chuyên gia nhân sự. Lợi ích của việc này bao gồm cả việc nói ra rõ ràng về những điều bạn sẽ hoặc không làm với các bên để tránh việc gì cũng nhận và vướng phải áp lực để trì hoãn hoặc làm tất cả để kiệt sức!
Một trong những cách hạn chế kiệt sức là xem xét lại các mục tiêu. Hạn chế các mục tiêu kém quan trọng và kém cấp thiết cũng giúp chuyên viên HR tăng khả năng đạt được mục tiêu hơn! Khi thiết lập và lựa chọn thực hiện các mục tiêu bạn cần cân nhắc rất kỹ về yếu tố thời gian và kỹ năng quản lý thời gian!
Dưới đây là một vài đề xuất mới nhất để bạn quản lý thời gian hiệu quả:
Những bí quyết trong bài viết này được chúng tôi giới thiệu bằng câu chữ nên việc viết ra rất dễ dàng, còn để thực sự đưa nó vào thực tế của bạn cũng cần có thời gian để tiếp nhận! Đặc biệt, nếu bạn đang trong vai trò HR và thực sự vướng vào tình trạng kiệt sức mà không biết phải làm thế nào để giải quyết thì việc nhờ đến sự hỗ trợ của chuyên gia là điều cần thiết!
Các chuyên gia tâm lý đầu tiên sẽ hỗ trợ bạn về việc nhìn nhận các áp lực mà bạn đang trải qua để bạn chấp nhận vấn đề đang diễn ra với bạn. Sau đó, khuyến khích bạn giải phóng tình trạng này bằng từng biện pháp một! Khi một biện pháp cho thấy được hiệu quả của nó thì bạn sẽ phấn khởi tự áp dụng và thoát rỏi tâm lý kiệt sức!
Đạt được thành công với việc thiết lập các ranh giới của bản thân có nghĩa là không chỉ tuân thủ các ranh giới của chính bạn mà còn tôn trọng các ranh giới mà người khác đã đặt ra.
Ví dụ về cách tôn trọng các ranh giới mà bạn đặt ra:
Một cách để có thêm thời gian trong ngày là giao một vài nhiệm vụ hành chính cho một giải pháp phần mềm nhân sự có thể tự động hóa các quy trình mà bạn đã từng thực hiện thủ công.
Với sự phát triển của công nghệ hiện nay! Để có thể có thêm thời gian cho các nhiệm vụ quan trọng các HR cần trang bị cho mình kỹ năng công nghệ để có thể thành thạo các phần mềm hỗ trợ và có được lợi ích thực sự từ đó!
Và đó là tất cả các bí quyết giúp HR hạn chế tình trạng kiệt sức khi thực hiện vai trò hỗ trợ nhân lực của mình! Thiết lập ranh giới là một chìa khóa chính với các mẹo nho nhỏ xung quanh để giúp bạn tuân thủ theo những gì đã thiết lập! Qua đó bạn không bị kiệt sức mà còn làm việc hiệu quả hơn! Chúc bạn thành công!
Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách của bạn