Cách để nói “không” trong công việc

Bạn có gặp khó khăn khi nói “không” và từ chối một ai đó? Đây thực sự là một vấn đề phổ biến, đặc biệt là đối với phụ nữ, những người thường có xu hướng khó từ chối người khác. Vậy làm thế nào để bạn thoát khỏi điều này và học cách nói “không” trong công việc khi đó là điều bạn thực sự muốn nói?

Cách để nói “không” trong công việc
Cách để nói “không” trong công việc

Hãy học cách nói “không” và từ chối khi cần thiết với cuộc sống cá nhân và công việc của bạn. Khi bạn nắm vững nghệ thuật này bạn có thể bắt đầu kiểm soát nhiều hơn cuộc sống và thời gian của mình. Đó là một kỹ năng quan trọng và có thể học được, chỉ cần có thời gian và luyện tập.

Tại sao nói không lại khó như vậy?

Có bao giờ bạn được yêu cầu bạn làm điều gì đó cho một ai đó chưa, và trong thâm tâm bạn thực sự muốn từ chối, nhưng kết quả bạn là nghe thấy bản thân mình đồng ý
Tại sao lại như vậy nhỉ? Đừng lo lắng vì bạn không đơn độc trong vấn đề này. Để nói không thực sự là một nghệ thuật không dễ lĩnh hội với tất cả mọi người. Và có rất nhiều lý do chính đáng khiến bạn cứ dễ dàng rơi vào sự đồng ý dù bản thân không muốn!

Tại sao nói không là khó như vậy?
Tại sao nói không là khó như vậy?

Tâm lý đám đông

Lịch sử loài người đã cho thấy, con người an toàn hơn về mặt tiến hóa nếu họ là một phần của một tập thể hoặc cộng đồng. Chúng ta muốn thuộc về và được chấp nhận, vì vậy chúng ta có xu hướng cư xử theo những cách mà người khác muốn chúng ta làm, bao gồm cả việc nói đồng ý với các yêu cầu.

Tránh né cảm giác có lỗi

Cho dù đó là bẩm sinh hay chúng ta được đào tạo để làm điều đó nhưng cái chính là mỗi người chúng ta không muốn làm tổn thương cảm xúc của người khác hoặc làm họ thất vọng, vì vậy bạn sẽ dễ nói có hơn là không trong nhiều trường hợp!

Chú trọng cách bản thân thể hiện

Nhiều người trong chúng ta muốn có ngoại hình đẹp và cách thể hiện ra bên ngoài trông thật hoàn hảo để có thể làm được tất cả. Chúng ta cũng có thể cảm thấy tự hào khi ai đó yêu cầu chúng ta làm điều gì đó, ngay cả khi đó là điều chúng ta không muốn làm. Điều này có thể thúc đẩy chúng ta đồng ý với mọi yêu cầu và nhờ vả nằm ngoài khả năng.

Nỗi sợ 

Nếu bạn không nói đồng ý, liệu bạn bè của bạn có ngừng thích bạn không? Bạn sẽ được duyệt cho lần đánh giá thăng chức tiếp theo chứ? Nỗi sợ hãi có thể đóng một vai trò quan trọng buộc chúng ta thích nghi thậm chí khi bản thân không muốn.

Muốn nhận lại sự đồng ý

Thông thường chúng ta muốn đồng ý với tất cả mọi yêu cầu cũng một phần xuất phát từ mong muốn bản thân cũng được người khác đồng ý khi chính mình là người đưa ra các yêu cầu.

Vì sao học cách nói “không” lại quan trọng?

Nếu chúng ta có tất cả những lý do rất hợp lý này để nói có, thì tại sao chúng ta lại muốn nói không? Nếu bạn đã ở trong tình huống khó khăn từ việc nói đồng ý gây ra, bạn sẽ biết được tại sao việc nói không lại quan trọng.

Lý do trước hết là bản thân bạn cũng có những điều và công việc muốn hoàn thành. Cụ thể hơn như sau:

Thời gian rảnh 

Đừng bỏ qua tầm quan trọng của thời gian rảnh. Bạn xứng đáng được chăm sóc bản thân và để làm được điều đó, bạn cần thời gian. Bạn cũng xứng đáng có thời gian để theo đuổi những thứ mà bạn thực sự quan tâm.

Đạt được mục tiêu

Nói về những điều bạn quan tâm, bạn đã có mục tiêu và để đạt được chúng bạn cần phải nỗ lực thực hiện chúng. Điều này có nghĩa là nói không với những thứ làm mất thời gian của bạn và không phù hợp với mục tiêu của bạn.

Ưu tiên mong muốn cá nhân

Đồng ý là việc quan tâm và giúp đỡ những người xung quanh của bạn thật sự có ý nghĩa, nhưng bạn cần đảm bảo rằng bản thân không lạc vào thế giới của họ. Thật không may, bởi vì chỉ cần bạn lơ là nói đồng ý thì có thể lâm vào tình thế này và mất khả năng kiểm soát với ưu tiên của bản thân.

Đặt ranh giới

Khi bạn nói đồng ý với một điều gì đó, bạn có thể sẽ được yêu cầu làm nhiều hơn và nhiều hơn nữa. Hãy đặt ra ranh giới về những gì bạn sẽ làm và sẽ không làm là một điều tốt. Nó có thể xác định công việc và các mối quan hệ cá nhân của bạn theo cách khiến bạn hạnh phúc hơn.

Đặt ra ranh giới về những gì bạn sẽ làm và sẽ không làm

Hạn chế căng thẳng và thất vọng. 

Hãy giơ tay lên nếu bạn muốn bớt căng thẳng và bực bội trong cuộc sống. Nói “không” có thể ngay lập tức giúp bạn giải tỏa một số cảm giác đó.
Nếu bạn nói không với những điều bạn không muốn làm, bạn đã mở ra cho mình những điều bạn thực sự muốn làm.

Khi nào nên nói “không”?

Trước tiên chúng ta cần xem trước những trường hợp bản thân nên nói lời đồng ý trước nhé!

Ví dụ: Bạn của bạn vừa chia tay gặp khó khăn và cần tâm sự an ủi và bạn đang muốn đọc xong một cuốn sách mình yêu thích, thì lúc này hãy chọn dành thời gian cho bạn của bạn. 

Hoặc sếp yêu cầu bạn hoàn thành sớm một dự án gần deadline, đồng nghĩa với việc bạn phải bỏ qua các kế hoạch buổi tối để tiếp tục công việc. Dù đây là điều bạn không muốn nhưng tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ công việc bạn đảm nhận thì lúc này bạn nói "có" là hoàn toàn hợp lý!

Như vậy, 2 trường hợp trên là những thời điểm bạn nên nói "có". Tuy nhiên, nếu sếp của bạn liên tục yêu cầu bạn làm việc muộn và vào cuối tuần thì rõ ràng bạn cần thiết lập một số ranh giới và giới hạn để đảm bảo sức khỏe và một sự nghiệp lâu dài!

Khá khó khăn để có một tiêu chuẩn chung rằng khi nào nên nói “Không” cho tất cả mọi người vì ưu tiên và những điều quan trọng trong cuộc sống mỗi người đều khác nhau. 

Tuy nhiên chìa khóa để quyết định nói không nằm ở sự cân nhắc và hiểu bản thân của bạn. Hãy đánh giá xem sau những lần bạn nói "có" trong cuộc sống và công việc có khiến bạn hối hận, từ đó rút kinh nghiệm và vận dụng cho những trường hợp khác vào lần sau để quyết định có nên nói lời từ chối không!

Làm thế nào để nói “không”?

Một phần của việc nói không là khả năng nói điều đó theo cách không làm người đưa ra yêu cầu cảm thấy khó chịu. Sử dụng các mẹo này để giúp bạn nói “không” điêu luyện!

Thực hành. 

Có thể bạn sẽ không cảm thấy thoải mái khi bắt đầu hoặc mọi lúc quyết định nói lời từ chối. Nhưng nếu tập luyện nhiều hơn sẽ giúp bạn quen dần. Đặc biệt là khi bạn nhận được kết quả tốt đẹp từ việc can đảm nói “không”!

Đừng vòng vo bào chữa

Những lời bào chữa không giúp ích gì cho mục đích của bạn, ít nhất là trong hầu hết các tình huống. Kìm hãm thôi thúc đưa ra lời bào chữa cho mọi lần từ chối. Hãy thẳng thắng và đưa ra lời từ chối nhanh chóng sẽ giúp người yêu cầu dễ đưa ra các quyết định tiếp theo của họ một cách kịp thời!

Xin lỗi hay không

Đôi khi, lời xin lỗi khi từ chối có thể giúp giảm bớt sự tiêu cực. Ví dụ: “Tôi xin lỗi, tôi không thể làm được.” Nhưng bạn không cần phải xin lỗi trong mọi tình huống.

Tỏ lòng biết ơn

Nếu đó là một tình huống khiến bạn phải biết ơn, hãy đảm bảo rằng bạn thể hiện điều đó. Giả sử bạn đã được mời tham dự một bữa tiệc, nhưng bạn thực sự cần một thời gian nghỉ ngơi. Hãy nói "Cảm ơn rất nhiều vì lời mời, nhưng tôi e rằng tôi không thể tham dự được."

Sự tự tin

Thể hiện sự tự tin trong phản ứng và cảm xúc chân thật của bạn. Khi tự tin nói lời từ chối thì cũng là lúc bạn nhận ra lời từ chối trong tình huống bạn cần đưa ra có ý nghĩa và quan trọng thế nào. Điều này cũng thuyết phục được sự đồng cảm của người bị từ chối!

Giải pháp thay thế

Trước hết, bạn không nợ mọi người một giải pháp thay thế khi bạn nói không. Nhưng đôi khi, bạn có một giải pháp thay thế phù hợp cho cả hai thì tại sao không đưa ra phương án đó. Nếu phương án này thực sự tốt thì có thể bạn sẽ tạo ấn tượng tốt với người yêu cầu mà không cần phải nói đông ý!

Đó có thể là bạn được nhờ thực hiện một công việc vào hôm nay nhưng bạn có thể từ chối và chuyển nó vào ngày mốt, hoặc bạn không biết cách thực hiện một nhiệm vụ, nhưng bạn biết một khác có thể làm điều đó thì cũng nên giới thiệu cho người yêu cầu. Như vậy chúng ta có rất nhiều tình huống khác nhau để đưa ra đề xuất một giải pháp thay thế!

Tạm kết

Nói “Không” lời từ chối có thể sẽ rất khó khăn đối với tất cả chúng ta. Tuy nhiên học cách nói không là một điều cần thiết cho cuộc sống và công việc của bản thân. Hi vọng rằng bài viết này đã giúp bạn thêm phần can đảm khi đã thận trọng quyết định nói lời từ chối! Chúc bạn thành công!
 


Tin tức liên quan

Những kỹ năng bạn cần học hỏi trong Blockchain Developer Roadmap

Kỹ năng làm việc| 2024-08-13
Blockchain đang thực sự vươn mình trở thành lĩnh vực trọng điểm của công nghệ hiện đại. Đương nhiên, với vị thế ngày càng cao của ngành thì Blockchain Developer cũng là một ngành nghề cực hot. Nếu bạn có đủ kỹ năng thì mức lương thưởng khi lập trình Blockchain sẽ là rất cao.

Thực trạng nghề Tester tại Việt Nam ở hiện tại và tương lai

Kỹ năng làm việc| 2024-07-13
Tester là một công việc được đánh giá có tiềm năng cực lớn trong tương lai. Vậy, thực tế nghề Tester đang có vị thế như thế nào ở hiện tại? Trong tương lai, liệu ngành này có thể bứt phá nhiều hơn? Thông tin sau đây sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng nhất khi làm Tester.

Quản trị hệ thống là gì? Những kỹ năng quan trọng nhất của một System Admin

Kỹ năng làm việc| 2024-07-13
Quản trị hệ thống là gì? Làm sao để phát triển tốt trong lĩnh vực system admin? Ngành quản trị hệ thống cần những kỹ năng gì? Hãy tham khảo thông tin chia sẻ sau đây và bạn sẽ tìm được hướng đi phù hợp nhất cho bản thân.

Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách của bạn

Kỹ năng làm việc| 2023-11-03
Lựa chọn nghề nghiệp là một việc cực kỳ quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai chúng ta. Có rất nhiều yếu tố nên cân nhắc khi chọn nghề. Trong đó tính cách là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Nếu biết cách chọn nghề phù hợp với tính cách thì khả năng thành công sẽ là rất cao.


Việc tạo CV đúng chuẩn giúp gia tăng cơ hội trúng tuyển của bạn ít nhất 20%. Hãy nhanh tay tạo CV Rirekisho chuẩn Nhật hoặc CV chuẩn tiếng Anh theo các mẫu chuyên nghiệp nhất của GrowUpWork chúng tôi dưới đây nhé!