Lập kế hoạch chuyển việc, quá trình chuyển việc gồm những gì?

Người ta thường nói rằng phải mất 2 đến 3 tháng để thay đổi công việc. Tuy nhiên, nếu bạn chưa quen với việc thay đổi công việc, bạn có thể không biết cần làm những gì và mất trong bao lâu. Bài viết này giới thiệu cho bạn cách lập kế hoạch chuyển việc và quá trình chuyển việc gồm những gì trong khoảng 3 tháng. Giờ đây bạn chỉ cần biết chính xác thời gian bạn muốn bắt đầu ứng tuyển cho công việc mới cho đến khi bạn nhận được công việc mới. Ngoài ra nội dung dưới đây còn cung cấp cho các bạn gợi ý khi nào thì nên bắt đầu các hoạt động chuyển việc trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh Corona.

Lập kế hoạch chuyển việc, quá trình chuyển việc gồm những gì?
Lập kế hoạch chuyển việc, quá trình chuyển việc gồm những gì?

Nội dung chính:

  • [BƯỚC 1] Tập trung chuẩn bị cho chuyển việc (định vị bản thân và thu thập thông tin): 1,5 tuần
  • [BƯỚC 2] Chuẩn bị CV và Cover Letter: 2 tuần
  • [BƯỚC 3] Phỏng vấn: 4-5 tuần
  • [BƯỚC 4.1] Lời mời nhận việc và cân nhắc gia nhập công ty: 1 tuần
  • [BƯỚC 4.2] Thôi việc - Bàn giao công việc - Chuẩn bị gia nhập công ty: 4-5 tuần
  • Khi nào là thời điểm tốt nhất để bắt đầu chuyển việc? Thời điểm bắt đầu các hoạt động chuyển việc
  • Có nên chuyển việc trong bối cảnh dịch bệnh?

[BƯỚC 1] Tập trung chuẩn bị cho chuyển việc (tự phân tích và thu thập thông tin): 1,5 tuần

Đã đến lúc “chuẩn bị” để quyết định hướng đi cho các hoạt động chuyển việc. Điều nên làm vào thời điểm này là "tự phân tích bản thân" và "thu thập thông tin".

Bước này có mục đích giúp bạn xác định và làm rõ 2 điều quan trọng. 

Một là "thế mạnh trong sự nghiệp của bạn". Bao gồm: 

  • Các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm hiện có, 
  • Các kinh nghiệm làm việc từ quá khứ đến hiện tại bao gồm các thế mạnh đã tích lũy và phát triển được, 
  • Các thành tích có thể được thể hiện bằng số, v.v. 

Có thể bạn quan tâm: Khám phá bản thân để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp

Thứ hai là "mục đích chuyển việc." 

Hãy chắc chắn rằng bạn biết rõ mình sẽ chuyển việc để giải quyết và cải thiện những gì, chẳng hạn như sự hài lòng trong công việc, tăng thu nhập hàng năm và giảm thời gian làm thêm giờ hoặc thăng tiến trong sự nghiệp. 

Trước hết chúng ta hãy suy nghĩ thật kỹ về những mong muốn khiến bạn đi đến quyết định thay đổi công việc hiện tại vì nó sẽ là cơ sở khi bạn để bạn chọn lựa các công ty sau này, khi đã tiến vào giai đoạn ứng tuyển trong quá trình chuyển việc.

Xem thêm bài viết: Dấu hiệu cho thấy bạn cần chuyển việc và xác định lý do

Thu thập thông tin

Đây là hoạt động tìm kiếm thông tin mới nhất về công việc mà bạn quan tâm, ngành / công ty bạn đáp ứng được mong muốn của bạn về sự nghiệp, cụ thể là nội dung công việc tương lai của bạn sẽ gồm những gì. 

Ngay cả khi bạn không có một ngành hoặc công ty cụ thể mà bạn muốn vào lúc này, thì việc xem qua nhiều danh sách việc làm khác nhau sẽ giúp bạn khám phá ra ngành hoặc môi trường làm việc mới mà bạn mong muốn.

Việc tuyển dụng của các công ty trên thị trường thay đổi khá thường xuyên vì vậy hãy kiểm tra lại để đảm bảo bạn không bỏ lỡ công ty mà bạn đang theo dõi có đang tuyển dụng vị trí công việc bạn quan tâm không và thời hạn là bao lâu.

Xem thêm bài viết: Chiến lược tìm kiếm việc làm hiệu quả để có thể search job và thu thập thông tin nhanh chóng.

[BƯỚC 2] Chuẩn bị CV và Cover Letter: 2 tuần

Lên danh sách các công ty mà bạn muốn ứng tuyển

Thông thường thì có 2 trường phái ứng tuyển việc mới khác nhau, một là lựa chọn 2 - 3 công ty mà bạn muốn làm việc nhất sau đó nộp CV ứng tuyển, hai là thu thập thật nhiều lựa chọn 10 -15 công ty rồi rải đơn

Mỗi trường phái đều có tác dụng và hạn chế khác nhau, trường phái với ít lựa chọn hơn sẽ tập trung đầu tư nhiều hơn cho bước chuẩn bị tạo CV và phỏng vấn, nhưng xác suất đậu cũng có thể thấp hơn so với trường phái rải đơn. Tuy nhiên, với xác suất cao trong việc ứng tuyển nhiều thì đổi lại bước chuẩn bị CV không được đầu tư kỹ sẽ khó có thể đảm bảo khả năng nộp CV thành công. Vì vậy bạn cần cân nhắc kỹ số lượng công ty bạn ứng tuyển với khả năng công sức bạn đầu tư cho việc ứng tuyển.

Lời khuyên đưa ra là nên ứng tuyển các công ty bạn quan tâm cùng một thời điểm, không nên lần lượt ứng tuyển ở công ty này xong nếu không thành công sẽ bắt đầu ứng tuyển công ty tiếp theo. 

Cách làm này cũng sẽ giúp bạn có các so sánh và xem xét nhiều công ty một cách dễ dàng hơn khi đưa ra quyết định nếu nhận được lời mời làm việc từ nhiều công ty. 
Ngoài ra, các hoạt động tuyển dụng của các công ty thường có thời hạn khá ngắn nên nếu không ứng tuyển cùng một lúc mà làm lần lượt thì có thể khiến bạn lỡ mất cơ hội ở một công ty trong danh sách chọn lựa của bạn.

Tạo CV và Cover Letter. Ứng tuyển

Cách tạo CV hiệu quả đơn giản
Cách tạo CV hiệu quả đơn giản

Sau khi bạn đã xác định được các công ty mình muốn ứng tuyển trong hành trình chuyển việc này, thì giai đoạn tạo CV và Cover Letter để ứng tuyển là cực kỳ quan trọng trong khả năng có nhận được lời mời phỏng vấn không. Bạn có thể tận dụng và điều chỉnh CV có sẵn từ những năm bắt đầu sự nghiệp hoặc hiện tại bạn đã có quá nhiều sự thay đổi lớn nên cần một ý tưởng cho chiếc CV mới hoàn toàn

Dưới đây là một số nội dung hướng dẫn chi tiết và các mẹo để có được chiếc CV chuyên nghiệp, bạn tham khảo thêm nhé!

  1. Hướng dẫn hoàn chỉnh tạo CV đơn giản hiệu quả
  2. Tổng hợp những lỗi sai khi viết CV phổ biến
  3. Cách viết Cover Letter
  4. Những điều cần lưu ý trước khi gửi CV

[BƯỚC 3] Phỏng vấn: 2-3 tuần

Sau khi trải qua vòng duyệt hồ sơ thành công sẽ đưa bạn đến với buổi phỏng vấn. Những người vừa chuyển việc trong khi đang làm việc tại một công ty cũ chắc chắn sẽ rất bận rộn để quản lý lịch trình công việc và chuẩn bị cho các buổi phỏng vấn

Các bạn hãy cân nhắc và sắp xếp kỹ lưỡng cùng nhà tuyển dụng tiềm năng, tránh để các công việc quan trọng bị chồng lấn với lịch phỏng vấn. Nhà tuyển dụng luôn hoan nghênh khả năng chủ động sắp xếp lịch trình của bạn để có một buổi phỏng vấn nên đừng ngại lên tiếng nếu khung giờ của nhà tuyển dụng gợi ý không tiện cho bạn.

Phỏng vấn là một cơ hội tuyệt vời không chỉ để bạn thuyết phục nhà tuyển dụng chọn bạn giữa các ứng viên khác mà đây còn là dịp để nhận thêm những thông tin trực tiếp từ những người làm việc cho công ty bạn đang ứng tuyển. Thật vậy, có những điều về thực tế nằm trong môi trường làm việcnội dung công việc tiềm năng nằm ngoài bảng mô tả công việc và các thông tin bạn từ mình nghiên cứu trước đó. Thế nên, nếu bạn không có sự chuẩn bị trước khi phỏng vấn, bạn khó có thể khó vượt qua vòng tuyển chọn này và có được công việc đúng như mong muốn.

Dưới đây là một số điều quan trọng và các hướng dẫn chuẩn bị cho phỏng vấn.

  1. Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn trực tiếp
  2. Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn online
  3. Bộ 10 câu hỏi phỏng vấn nhà tuyển dụng có khả năng hỏi
  4. Cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn khó đỡ của nhà tuyển dụng

[BƯỚC 4.1] Lời mời nhận việc và cân nhắc gia nhập công ty: 1 tuần

Nếu vượt qua vòng phỏng vấn thành công, có nghĩa là bạn sẽ nhận được mail lời mời nhận việc từ nhà tuyển dụng. Lúc này, bạn có khoảng 1 tuần để gửi phản hồi là có đồng ý hay không.

Nếu bạn đồng ý nhận việc thì có một số điều quan trọng trong mail mời nhận việc của họ mà bạn cần lưu ý. Đồng thời bạn cần phản hồi mail của họ một cách chính thức để đồng ý với lời mời làm việc và trong email này cần bao gồm một số thông tin quan trọng chẳng hạn như thông báo về thời gian bạn có thể bắt đầu làm việc tại công ty, hỏi nhà tuyển dụng về các giấy tờ cần chuẩn bị để nộp. Xem thêm bài viết: Gửi mail đồng ý lời mời làm việc và những lưu ý khi nhận việc để biết chi tiết!

Nếu bạn không đồng ý nhận việc ở một công ty khi họ gửi mail báo trúng tuyển thì vẫn phải gửi phản hồi email từ chối khéo léo và lịch sự.

Lưu ý bạn đang KHÔNG NÊN phản hồi mail với nội dung như sau: "Tôi đang đợi kết quả phỏng vấn ở công ty A (vì bạn thích làm việc ở công ty A hơn), vì thế nên tôi muốn xin gia hạn trả lời cho công ty bạn đến tuần sau." Cách nói này thật khiếm nhã với nhà tuyển dụng và họ sẽ rút lại lời mời với bạn nếu họ thực sự khó tính. 

Tốt nhất là bạn nên đưa quyết định của mình trong một tuần dù công ty bạn thích hơn vẫn chưa có kết quả. Câu hỏi đặt ra ở đây là bạn sẽ đồng ý hay từ chối công ty này để chờ công ty mà bạn thích hơn, thì câu trả lời cho bạn nằm ở [BƯỚC 1]. Bạn hãy sắp xếp các điều kiện và yếu tố của cả hai công ty mà bạn đang phân vân để xem bên nào có thể đáp ứng cho phát triển sự nghiệp của bạn tốt nhất

Đồng thời, có các dấu hiệu để đoán khả năng trúng tuyển sau buổi phỏng vấn ở các công ty để giúp bạn chủ động ra quyết định dễ dàng hơn. 

[BƯỚC 4.2] Thôi việc cũ - Bàn giao công việc - Chuẩn bị gia nhập công ty mới: 4-5 tuần

Bạn cần thông báo với công ty cũ về sự rời đi. Nói chung, bạn nên nói với cấp trên trực tiếp của mình khoảng một tháng trước khi thôi việc. Song bạn cũng cần lưu ý đến quy trình thôi việc vì nó sẽ khác nhau tùy vào chính sách của mỗi công ty.

Khoảng thời gian từ khi bạn thông báo cho đến lúc thực sự kết thúc công việc tại công ty cũ sẽ có những công việc mà bạn phải đảm bảo thực hiện. Trong đó có nhiệm vụ bàn giao công việc cho nhân viên sẽ thay thế bạn. 

Nếu việc bàn giao không diễn ra suôn sẻ vì chưa quyết định được người sẽ thay thế bạn, thì nội dung công việc được tóm tắt trong một file tài liệu đầy đủ rồi giao lại cho người quản lý bạn là cách tốt nhất.

Tránh kéo dài thời gian bàn giao công việc và thay đổi ngày gia nhập vào công ty mới do công ty cũ chưa có người đảm nhiệm công việc của bạn, vì điều này có thể dẫn đến lời mời nhận việc của bạn sẽ bị công ty mới rút lại. 

Hơn nữa bạn cũng nên dành thời gian khoảng một tuần nghỉ ngơi và chuẩn bị làm mới tinh thần trước khi bước vào một môi trường làm việc mới.

Khi nào là thời điểm tốt nhất để bắt đầu chuyển việc? 

Sau khi đã nắm rõ kế hoạch chuyển việc trong khoảng thời gian 3 tháng, thì câu hỏi tiếp theo là khi nào thì thích hợp để bắt đầu thực hiện kế hoạch này, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay.

Bạn có vừa bắt đầu chuyển việc và vừa làm việc ở công ty hiện tại không? Hay sau khi thôi việc ở công ty hiện tại?

Nếu bạn chưa quen với các hoạt động chuyển việc, bạn có thể sẽ băn khoăn, "Tôi có thể vừa tiến hành kế hoạch chuyển việc vừa làm việc ở công ty hiện tại không?" hay "Sau khi chính thức rời khỏi công ty cũ tôi bắt đầu chuyển việc thì tốt hơn?"

Chắc chắn, việc dành thời gian cho các hoạt động chuyển việc trong khi vẫn tiếp tục công việc hiện tại là khá khó khăn. Tuy nhiên, thực tế phương án này vẫn hơn là lựa chọn thôi việc hẳn để bắt đầu tìm việc mới, trừ khi có những trường hợp đặc biệt. Lý do nên chọn phương án trên là tránh nguy cơ khiến bạn xa rời mục đích chuyển việc ban đầu, do không có môi trường thực tế để bạn có thể kiểm chứng những gì công ty mới có thể đáp ứng cho bạn so với công ty hiện tại, khiến bạn sẽ chọn nhầm công ty không khác gì công ty cũ.

Hơn nữa việc duy trì công việc hiện tại trong lúc tìm việc mới cũng đảm bảo an toàn về mặt tài chính, thu nhập cho bạn.

Thay đổi công việc là một quyết định quan trọng trong cuộc đời. Để đưa ra lựa chọn bình tĩnh và thuyết phục, tốt hơn hết bạn nên thay đổi công việc khi đang làm việc tại văn phòng.

Thời gian và mùa tốt nhất cho các hoạt động chuyển việc và dễ thành công khi chuyển việc?

Việc tuyển dụng các ứng viên có kinh nghiệm được các công ty thực hiện bất cứ lúc nào khi cần thiết. Không có lịch trình cố định như tuyển dụng sinh viên mới ra trường. Vì vậy, không có thời điểm hay mùa cụ thể nào dễ chuyển việc và phù hợp với các hoạt động chuyển việc. Nói chung, theo thống kê nhiều công ty có xu hướng có tuyển dụng nhiều việc làm hơn trong khoảng tháng 3 đến tháng 10, nhưng không phải lúc nào cũng là ý kiến ​​hay để phù hợp với thời điểm này.

Ví dụ: giả sử bạn muốn gia nhập công ty A. Tuy nhiên, nếu công ty A không có nhu cầu tuyển dụng vào thời điểm đó thì kể cả bạn có muốn cũng không được. Đồng thời, nếu công ty bạn muốn gia nhập hoặc công ty phù hợp với bạn không tuyển dụng, cho dù tổng số lượng việc làm trên thị trường có tăng lên bao nhiêu thì cũng không phải là thời điểm thích hợp để bạn chuyển việc.

Tuy nhiên bạn vẫn có thể thực hiện một số bước trong kế hoạch chuyển việc ngay cả khi bạn chưa có quyết định chuyển việc, chẳng hạn như bước phân tích bản thân và thu thập thông tin có thể được thực hiện trong lúc bạn chờ đợi cơ hội. 

Nếu bạn tổng hợp các kỹ năng và điểm mạnh của mình, vốn là nguyên liệu cho CV ứng tuyển, cũng như tạo thói quen theo dõi các tin tuyển dụng thường xuyên, thì khi gặp được công ty mơ ước và tại thời điểm họ tuyển dụng, bạn đã sẵn sàng để tiếp tục vào ngay [BƯỚC 3] với khả năng nhận được công việc sẽ rất cao. Vậy nên, nếu bạn đang có suy nghĩ "Tôi muốn chuyển việc vào một ngày nào đó", thì cách làm từng chút một ngay từ bây giờ cũng rất hiệu quả, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để nghiên cứu và chuẩn bị tốt nhất.

Có nên chuyển việc trong bối cảnh dịch bệnh

Có nên chuyển việc trong bối cảnh dịch bệnh
Có nên chuyển việc trong bối cảnh dịch bệnh

Do tác động của dịch bệnh Corona trên toàn thế giới, triển vọng về nền kinh tế vẫn chưa khả quan. Nhiều người có thể sẽ lo lắng “Liệu có nên chuyển việc vào thời điểm này không?” hay "Tôi có nên đợi cho đến khi tình hình dịch bệnh thuyên giảm hẳn rồi bắt đầu không?"

Câu trả lời cũng cần được xem xét trên có ba yếu tố để quyết định xem có nên thay đổi công việc hay không. "Tính cấp thiết của vấn đề bạn muốn giải quyết bằng cách chuyển việc", "tuổi tác của bạn" và "thành tích của công việc hiện tại".

Nếu bạn có các lý do cấp thiết, đừng ngần ngại chuyển việc

Chắc chắn, thực tế là số lượng việc làm đang giảm so với trước đây do sự bất ổn của nền kinh tế. Tuy nhiên, cần suy nghĩ và đưa ra đánh giá về sự không hài lòng mà bạn có ở công ty hiện tại với những điều mà bạn khá hài lòng. Nếu công ty hiện tại hoạt động kinh doanh ổn định và những vấn đề với công ty không thực sự nghiêm trọng đối với bạn thì bạn nên ở lại một thời gian nữa cho đến khi dịch bệnh qua đi. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy muốn giải quyết vấn đề ngay lập tức hoặc không thể chịu đựng được, bạn nên tiến hành các hoạt động chuyển việc.

Thực tế là giữa bối cảnh cắt giảm việc làm trong thời kỳ suy thoái mà vẫn có các công ty cung cấp cơ hội việc làm là một trong những bằng chứng cho thấy tiềm năng tăng trưởng cao và hoạt động kinh doanh ổn định. Biết đâu bạn có thể gặp một công ty hấp dẫn trong thời điểm đại dịch này.

"Chờ đợi" có thể là bất lợi đối với bạn

Nếu bạn đang phân vân không biết có nên chuyển việc hay không, hãy nghĩ đến độ tuổi của bạn. Một số kỹ năng, thành tích và độ tuổi cần thiết khi chuyển việc cần được liên kết và đánh giá đồng thời với nhau

Về phía công ty, sẽ có các yêu cầu cụ thể cho các vị trí công việc của họ, ví dụ, "nếu bạn tuổi, bạn cần có được trình độ kỹ năng và những thành tích này." Trong thời kỳ suy thoái do dịch bệnh, số lượng công việc dành cho người thiếu kinh nghiệm có xu hướng giảm. Ngoài ra, vì nhiều nhà tuyển dụng đang tìm kiếm nguồn nhân lực sẵn sàng làm việc, có xu hướng được yêu cầu phải có nhiều kiến thức về ngành và kinh nghiệm làm việc cùng trình độ thông thạo cao

Thận trọng trong quyết định chuyển việc là một trong những điều đúng đắn khi triển vọng nền kinh tế không chắc chắn. Tuy nhiên, không ai có thể đoán trước được khi nào thì dịch bệnh mới thực sự qua đi. Hãy nhớ rằng bạn có thể sẽ phải mất ít nhất một đến hai năm nếu muốn chờ đại dịch này qua đi.

Nếu bạn lo lắng về tình trạng công ty hiện tại, hãy chuyển việc sớm

Ngày càng có nhiều tin tức phá sản và cắt giảm nhân sự xuất hiện do tác động của dịch bệnh. Nếu bạn đang lo lắng về tình hình hoạt động hiện tại của công ty, liệu bạn có thực sự muốn chuyển việc hay không, thế thì tại sao không bắt đầu với bước tự phân tích bản thân và thu thập thông tin đầu tiên trong hoạt động chuyển việc của bạn? Trong trường hợp khẩn cấp, chuẩn bị cho tình huống mà bạn có thể bắt đầu thay đổi toàn diện công việc ngay lập tức là một cách hiệu quả để bảo vệ bản thân.

Kết luận

Mong rằng với hướng dẫn lập kế hoạch chuyển việc trong khoảng 3 tháng này đã giúp các bạn hiểu được quá trình chuyển việc gồm những gì. Hãy luôn nhớ chuyển việc là bước ngoặc tất yếu và có lợi cho bạn và cả phía các công ty nếu bạn đã xác định rõ rang mục đích của bản thân và những mục tiêu bạn mong muốn đạt được trong sự nghiệp. Chúc bạn thành công!

 


Tin tức liên quan

Top 5 chứng chỉ dành cho developer uy tín nhất hiện nay

News|2024-07-18
Lập trình viên đang được đánh giá là ngành nghề hot bậc nhất hiện tại và tương lai. Với mức lương thưởng cao, ngành IT luôn là “mảnh đất màu mỡ” để giới trẻ cạnh tranh lẫn nhau. Tất nhiên, để có một vị thế tốt trong lĩnh vực này thì bạn sẽ phải nỗ lực rất nhiều. Một trong những minh chứng cho năng l

7 chứng chỉ dành cho Tester mà bạn không nên bỏ qua

News|2024-07-17
Tester là ngành nghề được dự đoán sẽ rất "hot" trong tương lai gần tại Việt Nam. Vì vậy, ngay bây giờ bạn hãy tham khảo và thi 7 chứng chỉ dành cho Tester như sau đây. Hồ sơ tốt sẽ giúp bạn có mức lương và công việc rất tốt.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer và cách trả lời hay nhất

News|2023-12-09
Lập trình Mobile sẽ trở thành xu hướng với mức lương cao trong tương lai. Nếu bạn muốn theo đuổi và tham gia thì hãy tham khảo các câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer cực hay sau đây.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer và cách trả lời hay nhất

News|2023-12-09
IoT Engineer là lĩnh vực có tiềm năng cực kỳ lớn ở hiện tại và tương lai. Nếu tham gia được thì bạn sẽ có cơ hội phát triển cùng mức lương tốt. Nhưng trước hết hãy tham khảo 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer cực hay và cách trả lời sau đây để tự tin vượt qua vòng tuyển chọn.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn IT Comtor và cách trả lời hay nhất

News|2023-12-06
Bạn đang theo học hoặc định hướng làm IT Comtor? Bạn sắp trải qua buổi phỏng vấn IT Comtor? Hãy tham khảo 20 câu hỏi phỏng vấn IT Comtor và cách trả lời cực hay sau để vượt qua dễ dàng.

Tổng hợp những mẫu skill sheet trong ngành IT

News|2023-10-27
Skill Sheet là gì? Làm sao để viết Skill Sheet ấn tượng nhất? Có những mẫu Skill Sheet nào tốt? Toàn bộ những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong chia sẻ sau đây.