Dấu hiệu cho thấy bạn cần chuyển việc và xác định lý do
Tìm ra mục đích của bản thân trong cuộc sống là một hành trình dài, có khi là gắn bó trong toàn bộ khoảng thời gian trong cuộc đời bạn. Vì thế sự thay đổi dù lớn dù nhỏ trên hành trình này là một điều tất yếu với bất kỳ ai nên việc còn lại của bạn là nhận ra khi nào mình cần thay đổi và can đảm thay đổi một cách đúng đắn. Dưới đây chúng ta sẽ đề cập đến các dấu hiệu cho thấy bạn cần chuyển việc và cách xác định lý do.
Chuyển việc có mang lại lợi ích?
Tìm kiếm một sự nghiệp hạnh phúc là một hành trình dài
Bạn theo đuổi đúng đam mê thì các công ty cũng có lợi
Dấu hiệu báo đã đến lúc chuyển việc
Dấu hiệu số 1: Bạn thờ ơ và tự mãn.
Dấu hiệu số 2: Bạn không cảm thấy mình đang tạo ra sự ảnh hưởng và giá trị.
Dấu hiệu số 3: Bạn sợ hãi khi phải đi làm.
Dấu hiệu số 4: Ngay cả tiền lương từ công việc cũng không thể bù đắp cho sự không hài lòng của bạn.
Dấu hiệu số 5: Công việc hiện tại ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân
Dấu hiệu số 6: Bạn mãi hình dung bản thân trong một môi trường khác
Xác định lý do và ra quyết định chuyển việc
Bước 1: Tìm hiểu nguyên do cụ thể về những dấu hiệu của bạn.
Bước 2: Xác định những gì bạn thích ở công việc hiện tại của bạn.
Bước 3: Xem xét giá trị cốt lõi của bạn.
Bước 4: Đánh giá điểm mạnh và những gì bạn còn thiếu
Chuyển việc có mang lại lợi ích?
Tìm kiếm một sự nghiệp hạnh phúc là một hành trình dài
Rất ít người tham gia lực lượng lao động biết chính xác những gì họ thực sự muốn làm. Trên thực tế, ở độ tuổi 50, một người bình thường đã đảm nhiệm 12 công việc khác nhau với nỗ lực tìm kiếm “công việc phù hợp”. Đối với nhiều người, điều này đòi hỏi phải thay đổi nghề nghiệp hoàn toàn. Chỉ riêng trong năm 2016, khoảng 6,2 triệu nhân công đã có bước nhảy vọt, rời bỏ công việc hiện tại của họ để làm việc trong một lĩnh vực hoàn toàn khác.
Vì vậy, nếu bạn đang cân nhắc thay đổi nghề nghiệp thì cũng có rất rất nhiều người như vậy. Tuy nhiên, hành động theo luồng suy nghĩ đám đông mà không có nguyên do cụ thể có thể khiến bạn hối hận.
Thực sự mạo hiểm khi từ bỏ một công việc ổn định để sang một công việc khác tại một môi trường khác, thậm chí là đi theo một con đường mới hoàn toàn, nên phải thực sự thận trọng.
Bạn theo đuổi đúng đam mê thì các công ty cũng có lợi
Mỗi giai đoạn trong sự nghiệp của bạn mang đến cơ hội để tìm hiểu thêm về bản thân: tài năng, sở thích, thách thức và giá trị của bạn tại nơi làm việc. Những lựa chọn nghề nghiệp mà bạn có thể xem là chưa phù hợp thường được chứng minh là mang lại nhiều thông tin và biến đổi nhất trên hành trình dẫn đến một sự nghiệp thực sự phù hợp với bạn.
Hơn nữa, bên cạnh những điều được xem là đam mê bên trong bạn thì việc hoàn thành một nhiệm vụ công việc thành công, mang lại giá trị cũng khiến bạn hạnh phúc như khi làm công việc bạn đam mê. Như vậy, việc hiểu được thời điểm chuyển việc để theo đuổi những đam mê khác là đôi bên cùng có lợi cho cả bạn và cả phía các công ty, tổ chức.
Nếu bạn đang đọc bài viết này, rất có thể bạn cảm thấy con đường sự nghiệp đang đi có thể không phù hợp với bạn. Nhân cơ hội này để xem xét cảm nhận của bạn đối với công việc hiện tại. Nếu bạn cảm thấy mình có các dấu hiệu bên dưới, hãy tiếp tục khám phá những gì bạn có thể làm để thoát khỏi guồng quay và bước vào sự nghiệp mà bạn thực sự mong muốn.
Dấu hiệu báo đã đến lúc chuyển việc
Dấu hiệu số 1: Bạn thờ ơ và tự mãn.
Mỗi ngày trôi qua, bạn ngày càng cảm thấy mất kết nối với những lý do ban đầu để tham gia vào công việc hiện tại. Về mặt tinh thần, bạn đang hoạt động kém hiệu quả, năng suất giảm dần và bạn không thể tập trung năng lượng để đóng góp nhiệt tình vào sứ mệnh của công ty nữa.
Cảm thấy ngán ngẩm vào ngày thứ 2 đầu tuần là điều rất bình thường với tất cả mọi người ngay cả khi đang sống trong một công việc thực sự phù hợp, nên không thể xem đây là dấu hiệu của việc bạn đang cần thay đổi công việc.
Nhưng nếu bạn dành cả ngày Chủ nhật để lo lắng cho tuần tiếp theo hơn là thư giãn, hoặc cảm thấy sợ hãi trước mỗi buổi sáng làm việc, thì có thể đã đến lúc phải xem tại sao - và bạn có thể thay đổi điều gì.
Nhất là nếu bạn không thể nhớ lần cuối cùng cảm thấy tràn đầy sinh lực bởi một ý tưởng mới hoặc được tiếp thêm sinh lực bởi các dự án công việc, thì có thể đã đến lúc đánh giá lại công việc hiện tại của bạn.
Dấu hiệu số 2: Bạn không cảm thấy mình đang tạo ra sự ảnh hưởng và giá trị.
Nhiệm vụ công việc của bạn cứ lặp đi lặp lại ngày này qua ngày khác. Mỗi ngày đều trông giống hệt nhau – bạn chỉ đơn giản là đang thực hiện trên chế độ robot.
Hoặc bạn cảm thấy bị đánh giá thấp — giống như thời gian và tài năng của bạn đang bị lãng phí và những kỹ năng tuyệt vời nhất của bạn không được sử dụng. Theo thời gian, bạn đã không còn thiết tha tìm kiếm các cơ hội mới trong công ty để đóng góp và cảm thấy tù túng.
Thì rất có thể đã đến lúc tìm một công việc mới phù hợp với thế mạnh của bạn, mang lại cơ hội phát triển các kỹ năng mới và cho phép bạn có những đóng góp có ý nghĩa. Sự nghiệp của bạn nên nâng cao sự tự hào bản thân chứ đừng bào mòn nó.
Dấu hiệu số 3: Bạn sợ hãi khi phải đi làm.
Mọi người đều có những ngày mệt mỏi do áp lực công việc, rất bình thường nếu đó là từ lĩnh vực của dự án bạn đang thực hiện không khiến bạn hứng thú hoặc bạn đang lo lắng chuẩn bị cho cuộc họp quan trọng.
Nhưng sẽ là vấn đề nếu bạn cảm thấy mỗi ngày đều mệt mỏi như nhau. Bạn chỉ cảm thấy mình được sống vào những ngày cuối tuần và dù bạn đã cố gắng hết sức, nhưng nỗi sợ hãi thứ Hai sẽ xuất hiện ngay vào đêm thứ Bảy. Dấu hiệu này cũng rất dễ nhầm lẫn với áp lực nhất thời nên bạn hãy chú ý và phân tích cảm nhận của mình trong từng khoảng thời gian, có phải mọi thời gian ở công việc hiện tại đều khiến bạn mệt mỏi?
Dấu hiệu số 4: Ngay cả tiền lương từ công việc cũng không thể bù đắp cho sự không hài lòng của bạn.
Mức lương hiện tại của bạn có thể rất ổn, hay thậm chí rất cao, nhưng công việc đối với bạn lại trở nên đáng sợ. Ban đầu, bạn có thể lấn cấn với quyết định thay đổi vì thu nhập từ công việc hiện tại rất tốt nhưng chắc chắn rằng đến một lúc nào đó bạn sẽ cảm thấy khoản tiền bạn nhận hàng tháng không làm bạn hạnh phúc thực sự. Ở môi trường làm việc bạn chỉ trông vào kim đồng hồ hay ngày thứ ba trong tuần vừa mới kết thúc bạn lại nhẩm tính xem còn bao nhiêu thời gian là đến cuối tuần.
Không thể đánh giá thấp sự ổn định mà công việc hiện tại mang lại, nhưng bạn bắt đầu cảm thấy như mình đang lãng phí tiềm năng của bản thân. Đây là những dấu hiệu rõ ràng cho thấy đến lúc bạn cân nhắc đến sự thay đổi.
Dấu hiệu số 5: Công việc hiện tại ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân
Áp lực và thử thách có tác động tốt đối với nhân viên, thúc đẩy sự phát triển nhưng khi bạn cảm thấy nó đang khiến bạn suy nhược thì không.
Nếu bạn thường xuyên kiệt sức, mất ngủ, đau đầu hoặc gặp các triệu chứng khó chịu, thì đây có thể là cách cơ thể cho bạn biết công việc hiện tại không phù hợp với bạn.
Bị căng thẳng một thời gian dài và liên tục cũng có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn với những người thân thiết. Bạn bè và gia đình của bạn có nhận xét về sự cáu kỉnh hay phàn nàn liên tục của bạn không? Nếu công việc đang biến bạn thành một người không hạnh phúc hoặc cọc cằn, hãy bắt đầu khám phá những hoạt động có thể khiến bạn cảm thấy yêu đời trở lại.
Dấu hiệu số 6: Bạn mãi hình dung bản thân trong một môi trường khác
Bạn dành thời gian nghỉ trưa để tưởng tượng về những gì bạn sẽ làm trong “kiếp sau của mình”. Bạn thấy mình đang lang thang trên các tin tuyển dụng một cách vô thức thay vì email công việc và bạn bắt đầu thầm thèm muốn sự nghiệp của những người khác hoặc ghen tị với họ, tự hỏi làm thế nào họ lại có được những công việc “hoàn hảo” như vậy.
Hay bạn hoang mang khi mọi người hỏi rằng bạn đang làm gì vì bạn ước nó là một điều gì đó khác biệt. Bạn đã nghĩ đến việc rời đi, thậm chí thoáng chốc trong cuộc trò chuyện với bạn thân, bạn đã vô tình thể hiện mong muốn về một sự nghiệp khác với hiện tại.
Khi bắt đầu tưởng tượng và hình dung về một công việc khác với hiện tại và bạn cảm thấy vui vẻ với hình ảnh mình ở trong đó thì cũng là một dấu hiệu cần bạn xem sét lại những khả năng của bạn có đủ để đi đến quyết định thay đổi không.
Xác định lý do và ra quyết định chuyển việc
Câu trả lời ngắn gọn là hãy bắt đầu lập kế hoạch tìm một công việc phù hợp với đam mê của bạn, bởi vì hạnh phúc là thành phần quan trọng của hiệu suất công việc và sự thăng tiến trong sự nghiệp. Dưới đây là thứ tự các bước đầu bạn nên làm để đưa ra quyết định thay đổi công việc.
Bước 1: Tìm hiểu nguyên do cụ thể về những dấu hiệu của bạn.
Đầu tiên, hãy dành thời gian để hiểu chính xác điều gì đang khiến bạn gặp nhiều khó khăn, cản trở trong công việc. Sự không hài lòng của bạn có xuất phát từ các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như đồng nghiệp, sếp, văn hóa tổ chức, hay thậm chí là con đường từ nhà đến công ty?
Nếu vậy, việc rời công ty hay thay đổi công việc có khắc phục được những khó khăn đó không hay bạn vẫn sẽ có cảm giác sợ hãi như vậy khi đã thay đổi, tự trả lời câu hỏi này để tìm ra khúc mắt của bạn nằm ở môi trường làm việc hiện tại hay từ bạn thân bạn không phù hợp với ngành nghề bạn đang theo đuổi để có sự thay đổi cho phù hợp nhé!
Bước 2: Xác định những gì bạn thích ở công việc hiện tại của bạn.
Hãy nhớ lại khi bạn lần đầu tiên bắt đầu với vai trò hiện tại của mình. Động lực của bạn là gì? Đó có phải là những trách nhiệm hàng ngày không? Lời hứa về sự phát triển trong sự nghiệp?
Sau đó, nhìn lại các phần của công việc hiện tại mà bạn thấy thú vị và tìm hiểu lý do tại sao phần đó thu hút bạn.
Hoặc mọi thứ bên trong của bạn sẽ rõ ràng hơn khi bạn trả lời được các câu hỏi như công việc hiện tại có liên quan đến sự sáng tạo không? Có tư duy chiến lược? Sự biến đổi của các thông số? Bạn có thích sự thay đổi liên tục hay có thể bạn mong muốn sự ổn định? Hãy ghi nhớ những điều này khi chọn lựa đích đến cho sự thay đổi công việc tiếp theo của bạn. Bằng cách đánh giá những điểm thích và không thích từ công việc hiện tại của mình, bạn sẽ nắm rõ hơn về lựa chọn sắp tới của mình cho thật phù hợp
Bước 3: Xem xét giá trị cốt lõi của bạn.
Trong bất kỳ công việc nào, điều quan trọng là phải tìm được sự phù hợp với phong cách, văn hóa. Xác định các giá trị của bạn thì xem cần những điều kiện môi trường của một công ty như thế nào để có thể phù hợp và giúp bạn phát triển.
Bạn có coi trọng tính tự chủ, tinh thần tập thể, sự đổi mới không? Bạn có thấy khó chịu khi làm việc ở một nơi nào đó mà việc duy trì sự ổn định được khuyến khích không? Hoặc có thể điều quan trọng đối với bạn là ý nghĩa từ hoạt động kinh doanh của công ty mang lại cho cộng đồng, giúp đỡ con người.
Bất kể giá trị của bạn là gì, khi thực hiện loại tự đánh giá này, điều quan trọng là phải trung thực với bản thân.
Hãy nghĩ về những công việc của bạn bè mà bạn ghen tị trước đó xem bản thân bạn có thực sự phù hợp với vị trí công việc đó hay điều mà bạn thực sự cần lại xuất phát từ những tính chất, văn hóa làm việc của những môi trường làm việc đó. Tìm hiểu điều gì khiến bạn cảm thấy mình thực sự có ý nghĩa, ngay cả khi đó không phải là điều bạn (hoặc những người khác) nghĩ rằng bạn “nên” làm. Có thể các giá trị của bạn đã thay đổi kể từ lần đầu tiên bạn bắt đầu bước chân vào hành trình sự nghiệp, điều đó cũng không sao cả! Chỉ cần rõ ràng về các ưu tiên của bạn hiện tại và tương lai.
Bước 4: Đánh giá điểm mạnh và những gì bạn còn thiếu
Nếu không phải vì thu nhập, thời gian, môi trường làm việc hay bất cứ lý do gì khác khiến bạn cân nhắc đến thay đổi công việc thì bạn sẽ làm gì? Còn một yếu tố cuối cùng nhưng cực kỳ quan trọng đó chính là năng lực làm việc của bạn. So sánh công việc hiện tại và công việc lý tưởng của bạn nếu không khác nhau mà bạn vẫn muốn thay đổi thì rất có thể vấn đề nằm ở chính năng lực làm việc ở bạn, điều bạn cần là cải thiện nó hết mức có thể chứ không phải thay đổi công việc.
Sau khi xem xét và vẫn cảm thấy thay đổi công việc là quyết định cần thiết thì bạn tiếp tục xem xét chi tiết hơn trong những kỹ năng hiện tại của mình có thể chuyển giao và có đủ để đáp ứng với vị trí công việc lý tưởng không hay bạn cần phải trau dồi thêm gì nữa. Hơn thế, điều kiện hiện tại của bạn có cho phép bạn trau dồi thêm không và mất khoảng bao lâu.
Bước 5: Phát triển và thực hiện kế hoạch của bạn.
Sau khi tự đánh giá kỹ lưỡng và đi đến quyết định chuyển việc, hãy vạch ra mục tiêu, xác định các mốc thời gian ngắn hạn và đưa ra cho mình những mốc thời gian hợp lý cho từng chặng.
Cụ thể như giai đoạn chọn lựa môi trường mới, vị trí công việc tại môi trường mới; khi nào nên bắt đầu nộp đơn thôi việc công ty hiện tại đồng thời ứng tuyển công việc mới, thủ tục thôi việc hiện tại và nhận việc mới cần bao nhiêu thời gian và gồm những gì,...
Hoàn thiện và đánh bóng thương hiệu cá nhân của bạn để tăng cơ hội chuyển việc thành công. Trong quá trình này, hãy tập trung vào việc mở rộng network của bạn và đồng thời các mối liên hệ sẵn có đi đôi với quá trình hoàn thiện các kỹ năng cần thiết.
Có thể bạn quan tâm: Kế hoạch và quá trình chuyển việc gồm những gì?
Trên hết, đừng e ngại hay chán nản trước hành trình chuyển việc. Thường xuyên kiểm tra lại bản thân để đảm bảo rằng công việc hiện tại của bạn phù hợp với mục tiêu dài hạn của bạn. Biết khi nào nên rời đi và khi nào nên tiếp tục. Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu lại để làm những gì bạn yêu thích mỗi ngày. Điều này có lợi cho cả bạn và cả phía công ty.
Kết luận
Chuyển việc là một quyết định quan trọng và không hề dễ dàng, nên bạn cũng không cần phải quá vội vàng mà chỉ cần đủ can đảm cũng như xác định rõ nhờ các dấu hiệu để từng bước đưa ra quyết định. Mong rằng với các dấu hiệu cho thấy bạn cần chuyển việc và xác định lý do phía trên sẽ giúp bạn tự tin quyết định. Chúc bạn thành công!
Có thể bạn quan tâm:
Tin tức liên quan
Nghệ thuật từ chối: Bí quyết từ chối công việc khiến ai cũng nể phục!
Những kỹ năng bạn cần học hỏi trong Blockchain Developer Roadmap
Thực trạng nghề Tester tại Việt Nam ở hiện tại và tương lai
Quản trị hệ thống là gì? Những kỹ năng quan trọng nhất của một System Admin