Nhân viên kiểm soát Performance Review

Chắc hẳn bạn còn nhớ cảm giác hồi hộp khi sắp được phát phiếu điểm và họp phụ huynh thời còn đi học? Việc review Performance của nhân viên cũng vậy! Dù có thể bạn đã cố gắng nhưng bạn vẫn hoàn toàn không chắc chắn về những gì mà ban quản lý nhìn nhận về đóng góp và nỗ lực của mình cho đến khi bạn nhận được một bản review Performance cụ thể. Tóm lại thì Performance review là gì và nó ảnh hưởng sâu sắc như thế nào đến sự nghiệp của bạn? Nhân viên có khả năng kiểm soát Performance review của mình không?

Nhân viên kiểm soát Performance Review
Nhân viên kiểm soát Performance Review

Các công ty (Người sử dụng lao động) thường đưa ra quyết định về việc tăng lươngthăng chức dựa trên Performance review của nhân viên, đôi khi được gọi là đánh giá hiệu suất. Thậm chí có thể sử dụng các kết quả này để quyết định có nên sa thải một nhân viên hay không

Để cho bạn một bí mật nhỏ, là nhiều quản lý cũng không thích việc review Performance như nhân viên của họ. Dẫu sao đây là hoạt động bắt buộc các quản lý của nhân viên thực hiện nhưng họ thường mong muốn việc phản hồi thường xuyên thay vì báo cáo dạng Performance review định kỳ. 

Một bản Performance review khiến cho bạn - là những nhân viên cấp dưới thường cảm thấy bất lực vì người viết nó nắm trong tay rất nhiều quyền lực. Ý kiến ​​của người viết về những gì bạn đã làm trong năm qua sẽ đi trở thành minh chứng chính thức trong hồ sơ sự nghiệp của bạn

Mặc dù bạn không có quyền quyết định cuối cùng, nhưng bạn có chiến lược để kiểm soát Performance review này để giảm bớt một số căng thẳng và thậm chí có thể cải thiện năng lực làm việc của bạn!

Trước hết nếu hoạt động này còn quá mới mẻ với bạn thì trước hết bạn cần phải hiểu thế nào là Performance Review!

Performance Review là gì?

Performance Review là một cuộc đánh giá chính thức, trong đó người quản lý đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên, xác định điểm mạnh và điểm yếu, đưa ra phản hồi và đặt mục tiêu cho hiệu suất trong tương lai. Performance Review còn được gọi là Performance appraisals hoặc Performance evaluations

Trước đây, nhiều tổ chức đã tiến hành Review Performance hàng năm cho toàn bộ lực lượng lao động của họ; tuy nhiên, ngày càng nhiều công ty đang hướng tới một hệ thống quản lý hiệu suất phản hồi thường xuyên

Trong đó, các nhà quản lý tiến hành đánh giá nhân viên của họ hàng quý, hàng tháng hoặc thậm chí là hàng tuần. Trên thực tế, một số tổ chức đang điều chỉnh việc các hoạt động Review Performance chính thức để nó trở nên thân thiện với nhân viên và mang tính xây dựng kịp thời hơn là một đánh giá để xét tăng lương và thăng tiến như truyền thống.

Ý nghĩa của performance review với nhân viên

Khi được thực hiện đúng đắn, Performance Review có thể giúp nhân viên hiểu những gì họ đang làm tốt, cách họ có thể cải thiện, cách công việc của họ phù hợp với các mục tiêu lớn hơn của công ty và những gì công ty mong muốn ở họ

Ý nghĩa của performance review đối với ban quản lý

Đối với các quản lý thì Performance Review một cách hiệu quả sẽ giúp họ dễ dàng nhận ra những nhân viên có hiệu suất cao hơn, khắc phục các vấn đề và rủi ro tiềm ẩn kịp thời, truyền đạt kỳ vọng, khuyến khích tăng trưởng và phát triển cũng như thúc đẩy sự tham gia của nhân viên trong việc xây dựng sự phát triển của công ty.

Nhân viên kiểm soát Performance Review 

Gợi ý một chiến lược bao gồm những điều nhân viên áp dụng để kiểm soát Performance Review của mình cũng như cải thiện và nâng cao năng lực làm việc!

Chiến lược giúp nhân viên kiểm soát Performance Review của bản thân
Chiến lược giúp nhân viên kiểm soát Performance Review của bản thân

Bước 1: Làm quen với quy trình

Đối với nhiều người, sợ hãi về điều chưa biết là phần tồi tệ nhất của toàn bộ câu chuyện. Làm quen với cách Review Performance hoạt động là bước mở đầu để cảm thấy yên tâm hơn. Nếu đây là lần đầu tiên công ty thực hiện Review Performance cho bạn, hãy hỏi thăm những đồng nghiệp đã và đang làm việc từ trước về cách đánh giá của công ty như thế nào! Tuy đều là đánh giá nhưng ở mỗi tổ chức sự khác nhau cụ thể trong cách mà họ đánh giá nhân viên!

Bạn cũng cần hiểu tại sao nhiều công ty sử dụng Performance Review như một cách để đánh giá nhân viên của họ. Về mặt lý thuyết, mục tiêu của công ty là đưa ra các phản hồi, truyền đạt kỳ vọng và mở ra buổi thảo luận với nhân viên. Còn về thực tế mục đích có thể thay đổi ít nhiều khi mà thời gian các tổ chức review là khác nhau và cũng liên quan đến văn hóa làm việc của mỗi công ty.

Bước 2: Chuẩn bị một bản tự đánh giá

Đánh giá hiệu suất của chính bạn trước khi công ty đánh giá là bước tiếp theo trong chiến lược này. Liệt kê tất cả những thành tích và các đóng góp của bạn theo một vài mốc thời gian như tuần, tháng và quý. 

Sẽ có hai trường hợp xảy ra khi bạn bắt đầu làm bản tự đánh giá này:

  • Trường hợp 1: Bạn còn cách rất xa thời điểm Performance Review 

Trong trường hợp này, việc tự đánh giá trước sẽ giúp bạn nhìn nhận lại năng lực của mình để tự mình điều chỉnh năng suất làm việc của bản thân trước khi bước vào performance review của ban quản lý

Bản tự đánh giá này của bạn phải càng thường xuyên càng tốt. Quan trọng hơn hết là nó cần được cụ thể. Cách đánh giá này được dựa trên các nhiệm vụ của bạn hằng ngày, cho thấy được sự thay đổi theo thời gian và đo đếm được (tính định lượng)

Ví dụ: Nếu bạn làm ở vị trí Sale, bạn cần đánh giá nhiệm vụ bán hàng của mình dựa trên các con số về doanh thu tăng lên hoặc số lượng khách hàng và so sánh nó với các tháng trước. 

Pro tip:

Sau đó, bạn cũng cần xem mình dành bao nhiêu thời gian làm việc để đạt được kết quả đó. Vì có nhiều trường hợp hiệu quả trong công việc của bạn gia tăng không nhiều nhưng bạn lại dành quá nhiều thời gian để làm việc hơn so với trước thì hiệu suất thực sự của bạn vẫn bị xem là chưa được cải thiện! Đây mới chính là cách đánh giá chính xác về hiệu suất!

Ban đầu, bạn có thể cảm thấy hoạt động tự đánh giá này của mình quá phức tạp, nhưng nếu bạn kiên trì thì theo thời gian mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn.

Quan trọng là bạn đã kiểm soát được tình hình và kịp thời điều chỉnh cũng như đề ra các mục tiêu làm việc hợp lý trước khi ban quản lý đánh giá performance chính thức. Như vậy, bạn có thể có được kết quả mình mong muốn mà không phải nơm nớp lo lắng mỗi độ đánh giá của công ty!

  • Trường hợp 2: Bạn ở rất gần ngày Performance Review

Trong trường hợp này bạn không còn thời gian để điều chỉnh và quản lý năng suất của bản thân sau khi đã làm tự đánh giá! Mọi dự định sửa đổi của bạn chỉ có thể để dành cho tương lai 

Song việc tự đánh giá này vẫn có thể giúp bạn trong khoản chuẩn bị tinh thầnnhững giải thích phù hợp cho các vấn đề đã diễn ra. Đồng thời bạn có thể dựa trên đó để suy nghĩ ra các giải pháp khắc phục vấn đề để trình bày với ban quản lý lúc bước vào buổi thảo luận, sau khi đã nhận được bản Performance Review.

Bước 3: Cách phản hồi nếu Performance Review không tốt

Như trong trường hợp 2 ở bước 2 chúng ta có bàn sơ qua về cách giải quyết các vấn đề được xác định sau khi tự đánh giá và những điều này cũng có thể trở thành thực tế nếu Performance Review của bạn có kết quả không tốt do các vấn đề bạn đã dự trù trước này!

Trước tiên bạn cần xác định rõ Performance Review đó đã phản ánh đúng những gì thực sự đang diễn ra. Nếu nó không đúng mà theo hướng tiêu cực thì bạn hoàn toàn có quyền giải thích lại với ban quản lý với những dẫn chứng cụ thể.

Còn nếu Performance Review đó phản ánh đúng các vấn đề thực tế, thì cách bạn nên mở đầu cho phản hồi của mình là thừa nhận các khuyết điểm trong quá trình làm việc tạo ra vấn đề đó.
Tiếp theo là trình bày hướng khắc phục và cam kết cải thiện. Sau cùng là sẵn sàng lắng nghe quyết định của ban quản lý.

Kết luận

Performance Review là một việc làm thực sự mang lại lợi ích cho công ty và cả nhân viên miễn là cả hai phía thực sự nghiêm túc với nó và có cách làm đúng đắn! 

Hi vọng rằng với nội dụng này đã giúp các bạn nhân viên - yếu tố cốt lõi của một doanh nghiệp có thể kiểm soát được Performance Review của chính mình dù người đánh giá cuối cùng không phải là các bạn. Song quan trọng hơn hết là các bạn có thể nâng cao được năng lực làm việc và trình độ phát triển của chính mình!


Tin tức liên quan

Những kỹ năng bạn cần học hỏi trong Blockchain Developer Roadmap

Kỹ năng làm việc| 2024-08-13
Blockchain đang thực sự vươn mình trở thành lĩnh vực trọng điểm của công nghệ hiện đại. Đương nhiên, với vị thế ngày càng cao của ngành thì Blockchain Developer cũng là một ngành nghề cực hot. Nếu bạn có đủ kỹ năng thì mức lương thưởng khi lập trình Blockchain sẽ là rất cao.

Thực trạng nghề Tester tại Việt Nam ở hiện tại và tương lai

Kỹ năng làm việc| 2024-07-13
Tester là một công việc được đánh giá có tiềm năng cực lớn trong tương lai. Vậy, thực tế nghề Tester đang có vị thế như thế nào ở hiện tại? Trong tương lai, liệu ngành này có thể bứt phá nhiều hơn? Thông tin sau đây sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng nhất khi làm Tester.

Quản trị hệ thống là gì? Những kỹ năng quan trọng nhất của một System Admin

Kỹ năng làm việc| 2024-07-13
Quản trị hệ thống là gì? Làm sao để phát triển tốt trong lĩnh vực system admin? Ngành quản trị hệ thống cần những kỹ năng gì? Hãy tham khảo thông tin chia sẻ sau đây và bạn sẽ tìm được hướng đi phù hợp nhất cho bản thân.

Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách của bạn

Kỹ năng làm việc| 2023-11-03
Lựa chọn nghề nghiệp là một việc cực kỳ quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai chúng ta. Có rất nhiều yếu tố nên cân nhắc khi chọn nghề. Trong đó tính cách là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Nếu biết cách chọn nghề phù hợp với tính cách thì khả năng thành công sẽ là rất cao.


Việc tạo CV đúng chuẩn giúp gia tăng cơ hội trúng tuyển của bạn ít nhất 20%. Hãy nhanh tay tạo CV Rirekisho chuẩn Nhật hoặc CV chuẩn tiếng Anh theo các mẫu chuyên nghiệp nhất của GrowUpWork chúng tôi dưới đây nhé!