Xem hướng dẫn tạo CV
Tổng hợp những mẫu CV IT dành cho các kỹ sư IT vị trí từ Fresher, Junior, Mid-Level, Senior cho đến vị trí Tech Lead, Solution Architect, Project Manager...
Web Developer (Junior)
Web Developer (Junior) 94 zoom icon
Mobile Developer
Mobile Developer 95 zoom icon
Frontend Developer
Frontend Developer 96 zoom icon
Backend Developer
Backend Developer 97 zoom icon
Fullstack Developer
Fullstack Developer 98 zoom icon
PHP Developer
PHP Developer 99 zoom icon
Senior Web Developer
Senior Web Developer 100 zoom icon
Fresher
Fresher 101 zoom icon
Web Designer
Web Designer 112 zoom icon
DevOps
DevOps 113 zoom icon
Data Scientist
Data Scientist 114 zoom icon
IT Help Desk
IT Help Desk 115 zoom icon

Tạo CV IT đơn giản nhờ các gợi ý tham khảo từ những mẫu CV với các vị trí mới tốt nghiệp như Fresher, Junior, Mid-Level, Senior và vị trí quản lý như Tech Lead, Solution Architect, Project Manager cho đến các vị trí lãnh đạo ngành IT như CTO, CIO,...

CV IT là gì?

CV không chỉ là một tài liệu biểu đạt mong muốn xin việc thông thường, mà đó còn là cơ hội để bạn thể hiện bản thân để thuyết phục nhà tuyển dụng chọn bạn giữa nhiều CV khác. Cũng như bao công việc khác, việc làm ngành IT và cộng đồng IT cũng hiểu rõ tầm quan trọng của một CV xin việc chuyên nghiệp. CV IT là CV chuyên dành cho các ứng viên muốn theo đuổi các lĩnh vực ngành IT.

Ấn tượng của bạn có đủ khiến bạn bị thu hút hay không phụ thuộc 60-80% vào CV của bạn. 
Đây được coi là tấm vé thông hành giúp các nhà tuyển dụng IT hiểu rõ hơn về năng lực, kinh nghiệm và trình độ của bạn. Vì vậy, bạn cần biết cách tạo điểm nhấn cho CV IT của mình.

Bố cục của CV IT gồm những gì?

Cũng như nhiều CV xin việc ở các ngành nghề khác, bạn luôn cần vạch ra cho mình những nội dung chính bạn muốn truyền đạt đến nhà tuyển dụng. Để việc truyền đạt rõ ràng thì những nội dụng này cần được sắp xếp và đặt vào từng mục thích hợp.

Sự trật tự và hợp lý sẽ giúp bạn có được ấn tượng chỉnh chu và nghiêm túc trong mắt nhà tuyển dụng. Dưới đây là các mục bạn nên có trong CV IT của mình.

Personal Information (Thông tin cá nhân)

Trong mục này bạn cần liệt kê ngắn gọn tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ cư trú, email và một số kênh liên lạc khác. Đặc biệt, bạn nên có ảnh đại diện. 

Lưu ý là hình ảnh phải rõ ràng, email phải được đặt chính xác, tránh đặt các tên email không liên quan đến tên thật của bạn. Bạn có thể thêm dấu ấn cá nhân và thể hiện cá tính của mình bằng một vài câu trích dẫn yêu thích nho nhỏ ngay dưới hình ảnh và tên của mình.

Ví dụ: “First, solve the problem. Then, write the code.” – John Johnson

Objective (Mục tiêu nghề nghiệp)

Nêu rõ những việc cần làm cho kế hoạch phát triển sự nghiệp của bạn. Sau đó, tóm tắt trong vòng 2-3 câu mục tiêu ngắn hạn / dài hạn của bạn.

Mục tiêu nghề nghiệp của bạn cần đáp ứng được tiêu chí SMART để khả thi và thuyết phục được nhà tuyển dụng

Bài viết liên quan: Những mẫu mục tiêu nghề nghiệp hay nhất trong CV 

Education (Trình độ học vấn)

Trình bày ngắn gọn những thứ như trình độ học vấn, tên trường, ngành học. Nếu bạn có điểm GPA từ khá trở lên hãy thêm vào.

Mục này có thể không cần quá chi tiết nếu bạn là người đã có kinh nghiệm làm việc vài năm trong lĩnh vực IT. 

Còn trong trường hợp bạn vừa tốt nghiệp, thì có thể mô tả thêm về những môn học mà bạn tâm đắc và liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển. Trong mô tả đó bạn hãy chia sẻ ngắn gọn điều mình đã học được và thành tích nổi bật.

Experience (Kinh nghiệm làm việc)

Hãy lựa chọn và liệt kê một cách khéo léo những kinh nghiệm phù hợp với vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Lưu ý rằng bạn nên sắp xếp chúng theo một thứ tự từ thời gian gần đây nhất đến xa nhất.

Nếu bạn có nhiều hơn 10 năm kinh nghiệm thì nên chọn ra 2 kinh nghiệm chính quan trọng và liên quan nhất đến vị trí bạn đang ứng tuyển hiện tại để ghi vào CV. 

Đây cũng là mục quan trọng nhất nên bạn cần thu thập nhiều thông tin liên quan đến năng lực và thành tích bạn từng đạt được trong các kinh nghiệm làm việc trước. Từ đó, chọn ra những chi tiết mà có thể đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng hiện tại. 

Interests and Achievements (Sở thích và thành tích)

Đừng đưa những quá cá nhân vào CV của bạn. Thay vào đó, bạn có thể viết vào CV những sở thích có liên quan đến chuyên môn bạn đang theo đuổi, hoạt động ngoại khóa để phát triển kỹ năng mềm, v.v.

Skills (Kỹ năng)

Đây là phần thi để bạn thể hiện kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và khả năng ngoại ngữ của mình. Phần này cũng được các nhà tuyển dụng khá quan tâm trong CV IT. 

Xem hướng dẫn chi tiết về cách làm nổi bật các kỹ năng trong CV IT của bạn để thuyết phục nhà tuyển dụng.

Lưu ý về định dạng khi trình bày CV

  1. Hãy đảm bảo CV của bạn không mắc lỗi sai chính tả và nên đề cao sự đơn giản, tránh thể hiện quá nhiều màu sắc và tránh đổi quá nhiều phông chữ, không thống nhất.
  2. Không bình luận và kể quá nhiều trong một đoạn văn. Ưu tiên sử dụng các gạch đầu dòng và mỗi gạch đầu dòng dài không quá 3 dòng sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ theo dõi và tìm ra điểm nổi bật của bạn..
  3. Cân nhắc khi sử dụng các thuật ngữ chuyên môn trong CV, chỉ nên sử dụng những thuật ngữ phổ biến để nhà tuyển dụng có thể hiểu, tốt nhất là tham khảo từ Mô tả công việc của họ.
  4. Ảnh Profile của CV nên có kích thước phù hợp, lỷ lệ 3 × 4 hoặc 4 × 5 sẽ phù hợp

Cách làm nổi bật CV IT

Tập trung vào những trải nghiệm gián tiếp

Nếu bạn là người mới vào nghề, có lẽ CV của bạn có vẻ còn quá “non” để có thể cạnh tranh được. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tạo lợi thế với ít kinh nghiệm làm việc.

Phương án thích hợp dành cho bạn là nêu các trải nghiệm từ các hoạt động ngoại khóa bạn từng tham gia trong quá trình học tập, các dự án kỹ thuật mà bạn được góp mặt (dù vai trò của bạn không quá lớn và nhiều nhiệm vụ) hoặc đề tài nghiên cứu khoa học

Thông tin từ mạng xã hội

Một CV có thể là mồi lửa khơi gợi lên sự tò mò của nhà tuyển dụng về bạn, thế nên hãy thu hút họ đến những liên kết nơi mà bạn có thể cho họ thấy về bản thân cũng như năng lực của bạn nhiều hơn. Nói đến đây, bạn đã đoán được đó là việc đính kèm các liên kết tài khoản mạng xã hội của bạn vào CV, chẳng hạn như Facebook, Instagram,...

Nhưng trước khi làm việc đó, bạn cần kiểm tra lại các hoạt động của mình trên các tài khoản này xem có điều gì quá cá nhân và mang tính tiêu cực mà bạn vô tình chia sẻ không. Một ứng viên tinh tế sẽ thể hiện bản thân là người đang theo đuổi lĩnh vực IT trên Social Media bằng cách share, tương tác và tham gia vào các nội dung liên quan đến chuyên môn. Đây sẽ là điểm cộng lớn cho thấy sự nhiệt huyết của bạn đối với vị trí bạn đang tuyển dụng.

Đề xuất nguồn bổ sung

Bên cạnh mạng xã hội, thì cộng đồng IT có thể tự tạo cho mình hẳn một kênh quảng bá riêng mà chúng ta thường biết đến đó chính là Portfolio. Đây là một dạng Website bạn có thể lưu trữ các dự án và dấu ấn trong nghề IT của bản thân, đặc biệt nếu là một Developer. 

Nếu bạn chưa có thì có thể bắt đầu tạo ngay cho mình một Portfolio và sau đó chia sẻ liên kết của nó vào CV IT gửi đến nhà tuyển dụng, như một sản phẩm của cá nhân bạn.

Một vài mẫu CV IT phổ biến

Mẫu CV Web Developer (Junior)

Mẫu CV Web Developer
Mẫu CV Web Developer

Mẫu CV Tester

Mẫu CV Tester
Mẫu CV Tester

Mẫu CV Frontend Developer

Mẫu CV Frontend Developer
Mẫu CV Frontend Developer

Kết luận

Hi vọng rằng các gợi ý trên đây đã giúp bạn tạo được một CV IT như ý muốn với các mẫu CV từ hệ thống tạo CV miễn phí do GrowUpWork cung cấp! Chúc các bạn thành công!

stop fullscreen
Đóng
CV MẪU
TỔNG HỢP CÁC MẪU CV TEMPLATE ĐẸP NHẤT TẠI GROWUPWORK.COM
of 0
Current View
1/12
Download CV