Cẩm nang tuyển dụng tìm việc làm

Cẩm nang tìm việc làm IT

THƯ GỬI CÁC BẠN TRẺ

Trên thị trường đã có nhiều quyển sách viết về phỏng vấn xin việc và hàng loạt những hội thảo liên quan đến chủ đề này. Mỗi quyển sách lại có một góc nhìn, những thông tin hay những bài học mà tôi nghĩ đều là có ích cho bạn. Khi bạn đọc quyển cẩm nang tìm việc làm IT này thì tôi biết rằng bạn đang kỳ vọng có được một công việc tốt, có một khát khao học hỏi, thay đổi bản thân để có thể vươn lên phát triển nhanh chóng trong sự nghiệp của mình đặc biệt là trong lĩnh vực CNTT (IT). Tôi rất trân trọng những mong muốn đó của bạn và mong rằng cuốn sách này sẽ giúp được cho bạn.

Nguyễn Lâm Thảo

Đây là lý do tại sao tôi viết quyển cẩm nang này?

Bạn có thể đã đọc hay tham gia khóa học về phỏng vấn và xin việc. Bạn nhận lời khuyên rằng khi viết CV cần phải ghi ra mục tiêu nghề nghiệp hay những kỹ năng làm sao để nhà tuyển dụng ấn tượng về bạn. Nhưng đôi lúc khi bắt tay vào thực tế thì bạn lại không biết ghi thế nào cho chuẩn? Làm IT thì phải ghi những cái gì? Mục tiêu năm năm, mười năm nữa bạn sẽ trở thành người thế nào? Những kỹ năng bạn cần phát triển là gì? Cần phải học những công nghệ nào, xu hướng tương lai của nó ra sao? Nhà tuyển dụng thật sự cần kỹ năng cụ thể gì và họ thường coi trọng "kỹ năng, kinh nghiệm" hay "con người" của ứng viên hơn?...

Với kinh nghiệm gần 20 năm trong lĩnh vực phát triển phần mềm, 7 năm điều hành công ty IT và công ty nhân sự, phỏng vấn hàng trăm ứng viên IT, tiếp xúc phỏng vấn nhà tuyển dụng, nhà quản lý, nhà đào tạo, CEO các công ty IT,... tôi đã đúc kết và tổn hợp lại tât cả những kinh nghiệm về phỏng vấn và tuyển dụng trong quyển cẩm nang tìm việc này, đặc biệt là nội dung sát với thực tế của ngành Công Nghệ Thông Tin (IT).

Đa phần người xin việc đều có rất ít kinh nghiệm trong kỹ năng tìm việc vì họ không thường xuyên nhảy việc hoặc không quan tâm nhiều đến điều mà họ chỉ làm một hoặc vài lần trong đời. Thực tế nó quan trọng hơn bạn tưởng rất nhiều. Kỹ năng phỏng vấn, tìm việc làm không chỉ giúp bạn gia tăng cơ hội tìm được việc làm tốt, mức lương cao, tại các công ty hoặc môi trường làm việc nhiều người mơ ước mà nó còn giúp bạn định hướng nghề nghiệp, định hướng phát triển kỹ năng và bản thân, giúp bạn thăng tiếng nhanh hơn trong sự nghiệp của mình. Và tôi hi vọng rằng quyển cẩm nang tìm việc - bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng trong ngành IT và nhân sự này sẽ thực sự giúp ích cho bạn, giúp bạn đưa ra quyết định hành động để thay đổi bản thân mình, đạt mục tiêu của mình mà không phải mất nhiều thời gian như nhiều người khác, thì đó là một niềm vui lớn và động lực cho tôi tiếp tục chia sẻ. Tôi xem đó cũng là một sứ mệnh cuộc đời tôi chứ không phải lý do nào khác.

Cẩm nang tìm việc sẽ giúp bạn hiểu được thị trường tuyển dụng IT, hiểu nhà tuyển dụng IT nghĩ gì, giúp bạn hiểu về chính bạn, biết mình đang ở đâu, các lựa chọn trong việc phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực IT như là gì. Tôi sẽ không chia sẻ cho các bạn những kỹ xảo hoặc mẹo vặt để vượt qua vòng phỏng vấn mà điều quan trọng là nó sẽ giúp nâng cao giá trị thực của mình về mặt kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và cách thể hiện đúng nhất để lọt vào tầm ngắm của nhà tuyển dụng. Đặc biệt tôi lồng vào những nội dung tình huống phỏng vấn cụ thể thường gặp trong thực tế để bạn có thể hiểu rõ và áp dụng được cho mình.

Cẩm nang này cũng hữu ích cho những bạn phỏng vấn tại công ty Nhật hoặc mong muốn có được việc làm tại đất nước xứ sở mặt trời mọc. Tôi hi vọng bạn sẽ đọc hết nó cũng như tôi đã rất nghiêm túc viết ra nó. Xin chân thành cảm ơn các bạn.

MỤC LỤC

PHẦN I: VỀ THỊ TRƯỜNG IT VÀ ĐỊNH VỊ BẢN THÂN

  1. Đôi điều về ngành IT
  2. Hiểu về thị trường tuyển dụng
  3. Con đường sự nghiệp (Career Path) cho kỹ sư phần mềm
  4. Những mảng kỹ thuật
  5. Nhà tuyển dụng cần bạn điều gì?
  6. Chân dung một kỹ sư IT giỏi

PHẦN II: BÍ QUYẾT CHINH PHỤC NHÀ TUYỂN DỤNG

  1. Quy trình tuyển dụng
  2. Chuẩn bị hồ sơ:
    • Chuẩn bị CV
    • Lịch sử làm việc
    • Kỹ năng(Skill Sheet)
  3. Trước khi phỏng vấn
    • Trả lời email phỏng vấn
    • Tìm hiểu về công ty
    • Chuẩn bị sản phẩm demo
    • Luyện tập cho buổi phỏng vấn
    • Trang phục, tác phong
    • Bạn nên đến trước thời điểm phỏng vấn bao lâu?
  4. Trong lúc phỏng vấn
    • Phỏng vấn online
    • Một số lưu ý khi phỏng vấn qua skype
    • Chú ý khi phỏng vấn
    • Một số điều không nên
  5. Sau khi phỏng vấn
    • Lời cảm ơn
    • Rút kinh nghiệm
  6. Một số câu hỏi phỏng vấn khác

PHẦN I: HIỂU VỀ THỊ TRƯỜNG IT VÀ ĐỊNH VỊ BẢN THÂN

1. Đôi điều về ngành IT

Ngành IT là một ngành đặc thù rất khác với các nghành nghề khác do chủ yếu khai thác chất xám. Kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm là các nguyên liệu đầu vào chính trong khi đầu ra là các phần mềm, ứng dụng, app, các sản phẩm số khác... nó vô hình về mặt vật lý.

Chẳng hạn nếu là ngành sản xuất, họ sản xuất ghế ngồi thì bộ phận sản xuất đảm bảo tất cả mọi công đoạn, mỗi công việc làm đúng một quy trình. Quy trình đó phải làm sao gia tăng năng suất và bảo đảm số lượng dù sản xuất 1000 cái hay nhiều hơn nữa cũng phải giống nhau về chất lượng vì họ đã có định nghĩa cụ thể chất lượng cái ghế đó ra sao, hình dung ra được kết quả.

Còn làm một phần mềm thì lại hoàn toàn khác, khi bạn tham gia vào một dự án, nhiều trường hợp bạn còn chưa biết nó làm được hay không? Chưa biết nó sẽ ra kết quả thế nào? Trong quá trình làm sẽ phát sinh ra nhiều vấn đề cần cải tiến, thêm mới hoặc cần được thay đổi cho phù hợp. Bạn khó có thể làm một mình mà phải làm cùng với đội nhóm từ 2 người cho đến vài trăm người.

Do đó, ngành IT đòi hỏi rất nhiều kỹ năng tổng hợp để làm ra một sản phẩm mà khách hàng hoặc công ty mong muốn. Bạn không chỉ biết kỹ năng chuyên môn kỹ thuật, mà còn cần trang bị rất nhiều kỹ năng năng để có thể làm ra được một sản phẩm tốt nhất.  

Các kỹ năng của nhân sự IT tập trung vào những điểm chính sau: 
  • Kỹ năng chuyên môn: Lấy yêu cầu khách hàng, phân tích yêu cầu, thiết kế, coding, testing,... 
  • Kỹ năng mềm: Giao tiếp, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, kỹ năng trình bày,…
  • Kỹ năng quản lý dự án: chất lượng, thời gian biểu, rủi ro, đàm phán khách hàng,...
  • Ngoại ngữ: tiếng Anh, tiếng Nhật,…

Do đó tôi thấy trong ngành IT có rất đa dạng công việc, nhiều vị trí từ phần cứng, mạng, dữ liệu, bảo mật, lập trình, testing, phân tích nghiệp vụ, thiết kế hệ thống, thiết kế giao diện, kỹ sư cầu nối, quản lý, vận hành hệ thống,... Mỗi một vị trí lại cần kinh nghiệm tương thích.

Có một điều thú vị là bạn sẽ không thấy nhàm chán vì công việc luôn mới, đòi hỏi phải học hỏi nhiều, tích lũy kinh nghiệm và con đường thăng tiến cũng phải mất khá nhiều năm. Tuy nhiên khả năng đột phá và phát triển vượt bậc cũng là đặc trưng của ngành này như các bạn thường nghe về những công ty công nghệ một thời gian rất ngắn đã có thể trở thành nổi tiếng khắp cả thế giới. Những tỷ phú giàu nhất thế giới hiện nay đa phần cũng xuất thân từ một kỹ sư công nghệ như: Bill Gates (Microsoft), Mark zuckerberg (Facebook), Jeff Bezos (Amazon), Larry Page (Google), Sergey Brin (Google), Robin Li (Baidu), Lei Jun (Xiaomi), Ma Huateng (Tencent Holdings), Travis Kalanick (Uber),...

2. Hiểu về thị trường tuyển dụng

Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2019, Việt Nam có khoảng 235 trường đại học trong đó có 153 trường đào tạo về CNTT, hàng năm có gần 50.000 sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT. Theo mục tiêu của chính phủ đến 2020 đạt một triệu nhân sự trong ngành IT. Số liệu mới nhất năm 2016 số lượng nhân sự IT bao gồm cả phần cứng là:780,926. Với số lượng này thật sự vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường, đây là tín hiệu mừng cho những bạn học ngành IT vì nhu cầu hiện đang cao, đây sẽ là một cơ hội cho bạn. Tuy nhiên cũng theo khảo sát thì chất lượng ngành IT vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, nhân sự có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm còn khá ít. Đối với sinh viên mới ra trường có 30% có được việc làm ngay, 70% phải đào tạo. Bài toán về đào tạo nhân sự IT có chất lượng đang dần là trọng tâm của ngành giáo dục và các doanh nghiệp CNTT hiện nay.

Dưới đây là một vài số liệu báo của nhân lực IT của Vietnamworks năm 2019

Tỉ lệ tuyển dụng việc làm ngành IT 2019
Tỉ lệ tuyển dụng việc làm ngành IT 2019 (Nguồn: Vietnamwork)
Tỉ lệ tuyển dụng việc làm theo vị trí ngành IT 2019 (Nguồn: Vietnamwork)
Tỉ lệ tuyển dụng việc làm theo vị trí ngành IT 2019 (Nguồn: Vietnamwork)
Tỉ lệ tuyển dụng việc làm theo ngôn ngữ và Framework ngành IT 2019 (Nguồn: Vietnamwork)
Tỉ lệ tuyển dụng việc làm ngành IT theo ngôn ngữ lập trình và Framework 2019 (Nguồn: Vietnamwork)

 

Nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành CNTT tăng cao nhưng năm gần đây. Nguồn: Topdev
Nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành CNTT tăng cao nhưng năm gần đây. Nguồn: Topdev​​​​​​

 

Qua số liệu trên cho thấy rằng nhu cầu tuyển dụng trình độ Senior là khá cao. Trong đó những vị trí Full-stack DeveloperBackend có tỉ lệ tuyển dụng nhiều nhất. Như phần trên tôi đã đề cập ngành này phụ thuộc rất nhiều vào con người, đòi hỏi người có  kinh nghiệm, người giỏi, đặc biệt là những bạn có thể làm nhiều loại kỹ thuật khác nhau (Full-Stack). Xu hướng sắp tới cũng sẽ là nhu cầu tuyển dụng nhân sự trong lĩnh vực công nghệ cao như AI/ML, DevOps, Data Scientist, VR/AR/MR, Hybrid Appli, Blockchain hoặc là những nhân sự có thể khả năng làm nhiều hơn một loại kỹ thuật vừa có thể làm Frontend nhưng cũng làm được Backend, có thể lập trình trên nhiều ngôn ngữ, Framework và sẵn sàng thử thách mọi công nghệ.

Báo cáo nhu cầu nguồn nhân lực ICT Việt Nam
Bài viết liên quan
Báo cáo nhu cầu nguồn nhân lực ICT Việt Nam
Theo số liệu báo cáo nhu cầu về nguồn nhân lực ICT Việt Nam gần đây nổi lên như là một cường quốc về gia công và phát triển công nghệ thu hút những tập đoàn lớn trên thế giới đầu tư vào Việt Nam như: Intel, Samsung, Toshiba, Foxconn, Bosch, Sony, Cisco, NEC, Fujitsu,...

Ngoài thị trường lao động ở Việt Nam thì các bạn vẫn có nhiều cơ hội làm việc rất lớn tại nước ngoài, trong đó cẩm nang này cũng hướng dẫn cho những bạn mong muốn làm việc tại Nhật Bản.

Những bạn nào thích làm việc tại Nhật: Bạn thích văn hóa Nhật Bản, bạn yêu thích đất nước Nhật Bản xinh đẹp, bạn mong muốn sang Nhật 1 thời gian để học những kinh nghiệm, tính kỷ luật của họ, tận dụng cơ hội quan hệ để sau này trở về Việt Nam có thể kết hợp với người Nhật để mở rộng phát triển kinh doanh Nhật Bản và Việt Nam thúc đẩy phát triển kinh tế hai nước. 

Tại Nhật Bản có khoảng 1 triệu nhân sự làm về IT, trong đó đang thiếu hụt 369.000 nhân sự. Dự đoán đến năm 2030 sẽ thiếu hụt khoảng 789.000 nhân sự. Đối với công nghệ 4.0 đang thiếu 15.000, năm 2020 thiếu đến 48.000 nhân sự. Nếu như trước kia để sang Nhật làm việc thì cần trình độ tiếng Nhật N1, N2 nhưng hiện nay trình độ tiếng Nhật N4 trở đi cũng có nhiều bạn đã được tuyển dụng sang Nhật. Tại công ty của tôi cũng đã giới thiệu những bạn trình độ tiếng Nhật N5, đặc biệt những bạn chưa biết tiếng Nhật nhưng làm trong lĩnh vực AI cũng đã được công ty tôi giới thiệu thành công cho công ty Nhật.

3. Con đường sự nghiệp (Career Path) cho kỹ sư phần mềm

Ai cũng muốn mình trở thành người thành công, phát triển, được làm đúng sở thích, đam mê, sở trường của mình. Tuy nhiên chúng ta đôi khi lại không có định hướng, không biết đích đến của mình là đâu. Khi không biết đích đến thì ta không biết sẽ đi đâu về đâu cũng giống như là chiếc thuyền giữa biển không biết đâu là bờ. Tôi cũng đã từng như vậy không biết mục tiêu, không có định hướng cho mình sẽ trở thành như thế nào trong tương lai. Tôi hi vọng các bạn, đặc biệt là các bạn trẻ mới vào nghề có thể hiểu để xây dựng định hướng và mục tiêu cho riêng mình ngay bây giờ.

Tôi xin chia sẻ lộ trình phát triển sự nghiệp, các bạn hãy tham khảo và lựa chọn con đường phù hợp cho mình, vì mỗi người có tố chất riêng, có điểm mạnh, tính cách khác nhau, hơn nữa đam mê, mong muốn của mỗi người cũng khác nhau.

Con đường phát triển sự nghiệp của Software Engineer
Con đường phát triển sự nghiệp của Software Engineer

 

Hướng phát triển sự nghiệp

Có 4 hướng đi cho các bạn đi theo ngành phần mềm:
  • Chuyên gia về kỹ thuật 
  • Chuyên gia về thiết kế hệ thống
  • Nhà quản lý dự án
  • Những hướng khác

Cho dù là trở thành vị trí gì thì trong những năm đầu các bạn hãy nỗ lực trở thành một lập trình viên giỏi trước đã. Khi có đủ trải nghiệm các bạn sẽ nhận thấy mình thích điều gì, và điều gì phù hợp với mình thì các bạn có thể thay đổi lựa chọn của mình. 

Về kỹ thuật cơ bản bao gồm: Fresher/Junior/Mid Level

Level 1: Fresher/Intern 

Các bạn có kinh nghiệm ít hơn 6 tháng đã biết và đã học qua 1 loại kỹ thuật nào đó chẳng hạn Web Backend PHP. Các bạn được phân công task và cần được hướng dẫn mới có thể hoàn thành được công việc. 

Level 2: Junior

Có ít nhất 6 tháng kinh nghiệm, có thể biết một hoặc 2 loại kỹ thuật, có thể tự coding, unit testing, sửa lỗi mà không cần sự hỗ trợ đối với loại kỹ thuật dễ thông thường. Tuy nhiên cũng cần hỗ trợ đối với loại kỹ thuật khó, phức tạp. Thông thường tùy khả năng của mỗi người mà trình độ này dao động trong khoảng thời gian 6 tháng đến 2 năm.

Level 3: Mid Level (Senior Level 1)

Có ít nhất 1 năm kinh nghiệm, với trình độ này bạn là người tự giải quyết hầu hết các loại kỹ thuật, có khả năng viết thiết kế chi tiết, coding, unit testing và sửa lỗi. Bạn có cơ hội tham gia những project lớn hơn và có độ phức tạp nhất định. Bạn hầu như không cần sự hỗ trợ từ cấp trên hoặc người có kinh nghiệm để tham gia các dự án vừa nhỏ. Nếu là công ty nhỏ thì các bạn có thể trở thành lead hướng dẫn cho một vài bạn thực tập. Ở trình độ này bạn nhận thấy mình phù hợp với kỹ thuật hay là quản lý thì hãy có thể lựa chọn con đường phát triển trong tương lai của mình. 

Các vị trí tuyển dụng phổ biến ở level này:
  • Web Frontend Developer
  • Web Backend Developer
  • Mobile Developer (iOS/Android/ReactNative)
  • FullStack Developer
  • Gaming Developer
  • AI/ML Developer
  • Blockchain Developer
  • VR/AR Developer
  • DevOps
  • Embedded Developer
  • ERP/SAP Developer

 

Khi đã đạt được cấp độ cơ bản này, các bạn có thể phát triển theo hướng kỹ thuật chuyên sâu hoặc rẽ nhánh qua những mảng khác.

① Chuyên gia về kỹ thuật: 

Ở Level 3 bạn nhận thấy mình phù hợp kỹ thuật hơn thì bạn có thể tiếp tục đi theo hướng kỹ thuật để trở thành Technical Lead hoặc đi xa hơn. Khi đó bạn chuyên sâu một vài kỹ thuật và giải quyết các bài toán hóc búa về kỹ thuật. Ngoài ra bạn cũng cần học trang bị kiến thức, kỹ năng về quản lý để đào tạo, huấn luyện cho các nhân viên cấp thấp hơn về mặt kỹ thuật. 

② Chuyên gia thiết kế hệ thống:

Bạn không đi sâu vào một vài loại kỹ thuật nhất định nhưng bạn là người đề xuất những giải pháp về mặt thiết kế cho những dự án lớn, phức tạp. Bạn am tường các loại công nghệ, các framework, các hệ thống quản lý dữ liệu, hiệu năng, bảo mật và nền tảng mạng. Bạn viết ra các đề án giải pháp kỹ thuật và lựa chọn kỹ thuật cũng như thiết kế ra bộ khung, các thành phần đảm bảo tính hiệu quả, nâng cao hiệu năng, tính mở rộng và bảo mật của hệ thống. 

③ Nhà quản lý dự án(Project Manager): 

Project Manager(PM) là người chịu toàn bộ trách nhiệm về dự án nhằm bảo đảm dự án được thực thi từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc đều đạt mục tiêu về tiến độ, chất lượng và chi phí. Để trở thành PM bạn cần rèn luyện kỹ năng quản lý con người, quy trình, thời gian, giao tiếp, chất lượng, phạm vi dự án, chi phí dự án,... Một PM thực thụ bạn cần trải qua nhiều kinh nghiệm trong phát triển dự án trong khoảng thời gian 5 đến 10 năm. Các bạn mong muốn trở thành PM hãy tìm hiểu thêm về PMP, là chứng chỉ quản lý dự án chuyên nghiệp có giá trị toàn cầu không chỉ cho ngành IT không mà cho tất cả các ngành khác như xây dựng, ngân hàng, sản xuất,... 

④ Những hướng khác:

Một số hướng khác mà tôi thấy một số bạn có lựa chọn cụ thể như sau:

★ Business Analyst (BA):

BA là người tìm hiểu và phân tích nghiệp vụ của khách hàng từ đó đưa ra các giải pháp dựa trên yêu cầu của khách hàng. Khách hàng có mong muốn của họ, nhưng không phải khách hàng nào cũng có thể định nghĩa ra hết những gì họ mong muốn. Công việc của BA là làm sao phân tích làm rõ yêu cầu, nghiệp vụ đưa ra các giải pháp cải tiến quy trình nghiệp vụ hoặc giải pháp kỹ thuật mang lại hiệu quả. BA cũng là người viết ra các tài liệu mô hình, quy trình, thiết kế hệ thống làm sao cả bộ phận kinh doanh và kỹ thuật có thể hiểu được và thực thi được.

★ Bridge System Engineer (Kỹ sư cầu nối - BrSE):

BrSE ý nghĩa là gì?

BrSE là người kết nối khách hàng và đội phát triển phần mềm. Mô hình thường thấy ở các công ty offshore/outsource. BrSE đòi hỏi cần có kinh nghiệm nhất định vài năm trong ngành IT, họ cần có những tố chất, kỹ năng sau:

Kỹ thuật: Họ đã từng trải qua lập trình, hiểu về hệ thống và lập trình. Có thể không giỏi về kỹ thuật về chiều sâu nhưng có kiến thức tổng thể về kỹ thuật.

Phân tích nghiệp vụ (Business Analysis): Họ phải hiểu và phân tích nghiệp vụ của khách hàng, có thể viết tài liệu thiết kế cơ bản, đưa ra các giải pháp đáp ứng mong muốn của khách hàng.

Quản lý: BrSE cũng cần có kỹ năng quản lý, hiểu hết quy trình phần mềm, đặc biệt trong việc quản lý yêu cầu, quản lý chất lượng, tiến độ, rủi ro,... họ hỗ trợ PM và đội nhóm thực hiện đúng mong muốn và thỏa mãn yêu cầu của khách hàng.

Ngoại ngữ: Đây là điều đương nhiên nếu làm việc với khách hàng nước ngoài. Các BrSE được tuyển dụng nhiều đó là BrSE biết tiếng Nhật so với BrSE tiếng Anh hay tiếng Trung.

Giao tiếp: Giao tiếp là một phần rất quan trọng để đưa dự án đến thành công. Khách hàng và đội phát triển có những khác biệt về tư duy, ngôn ngữ, văn hóa, nhận thức cho nên giao tiếp làm sao để cho hai bên xóa bỏ mọi rào cản để cùng nhìn về một mục tiêu, cùng một nhận thức. Mọi người cùng tin tưởng nhau, chia sẻ, báo cáo, trao đổi mọi thông tin nhằm bảo đảm mọi thứ phải rõ ràng từ nghiệp vụ, tài liệu thiết kế nghiệp vụ, thiết kế hệ thống, tiến độ dự án, tư duy về chất lượng, rủi ro, vấn đề,… Các dự án khi tiến hành thường gặp vấn đề phát sinh, thông qua giao tiếp hai bên sẽ phát hiện ra sớm vấn đề và đưa ra giải pháp sớm nhất thì càng đưa dự án đến thành công hơn. 

★ Product Owner:

Với thời đại hiện nay nếu bạn xuất thân từ công nghệ mà đam mê kinh doanh vẫn có thể trở thành Product Owner của chính bạn hoặc cống hiến tài năng để tạo ra sản phẩm cho công ty. Để trở thành Product Owner bạn cần hiểu biết thêm về thị trường, trải nghiệm người dùng, các vấn đề người dùng gặp phải để từ đó đưa ra các giải pháp công nghệ và xây dựng đội ngũ làm sao hiện thực hóa nó. Bạn phải có nhiều ý tưởng cải tiến sản phẩm hàng ngày với sự đam mê, nhiệt tình và sống chết với sản phẩm của mình. 

★ QA:

Là người chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng tổng thể của dự án thông qua kiểm soát, kiểm tra, bảo đảm dự án thực hiện đúng quy trình. QA có thể không phải là người định nghĩa và đưa ra toàn bộ quy trình, nhưng là người chịu trách nhiệm về quy trình, họ phối hợp với các bộ phận để cải tiến quy trình, tiến hành kiểm tra tình trạng của dự án, bảo đảm quy trình có thực hiện đúng, đủ các công đoạn, các tài liệu có thực thi đúng hay không, kết quả có hợp lý hay không? 

★ QC:

Hay tester là người chịu trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra chất lượng. QC là người hiểu rõ nhất toàn bộ hệ thống, viết các kế hoạch test, test case và thực thi các loại test khác nhau nhằm bảo đảm dự án đạt được đúng, đủ yêu cầu của khách hàng.

★ Vị trí Khác:

Ngoài ra còn có các vị trí khác như IT support, chuyên gia quản trị mạng, chuyên gia quản trị dữ liệu, chuyên gia bảo mật.

4. Định hướng kỹ thuật

Có một trường hợp khi tôi phỏng vấn 1 bạn đang làm tester muốn chuyển sang lập trình. Tôi hỏi em muốn xin vào vị trí nào bạn đó trả lời “Em muốn xin vào vị trí lập trình.”, tôi lại hỏi tiếp là “Em muốn làm kỹ thuật nào?” thì bạn đó không trả lời được. Như vậy nếu chúng ta có định hướng kỹ thuật thì cũng nên chủ động tìm hiểu trước, nắm tổng thể nó có những kỹ thuật gì. Nếu có cơ hội thì đừng ngại khó hãy thử sức ở nhiều loại kỹ thuật khác nhau, điều đó sẽ có lợi thế cho bạn vì hiện nay các nhà tuyển dụng vẫn thích chọn những ứng viên mà có thể làm nhiều loại kỹ thuật khác nhau, sẵn sàng thử thách mọi loại hình kỹ thuật. 

 
Nên

Chủ động tìm hiểu trước các kỹ thuật hoặc công nghệ mà nhà tuyển dụng yêu cầu. Đừng ngại khó hãy thử sức ở nhiều loại kỹ thuật khác nhau.

 
Không nên

Thiếu sự chuẩn bị vì quá tự tin với kỹ thuật và kinh nghiệm mình có. Suy nghĩ rẳng mình giỏi một kỹ năng là đủ bù đắp các khiếm khuyết khác

Một số kỹ thuật được dùng phổ biến hiện nay cho các vị trí lập trình. Bạn có thể không hiểu được hết, nhưng nếu có từ khóa, tìm hiểu đọc thông tin về nó trên google thì không mất quá nhiều thời gian. Nhiều bạn khi phỏng vấn trả lời rằng thích tìm hiểu công nghệ mới như AI, IoT. Tôi hỏi “Em hãy cho biết những framework AI hiện nay hay sử dụng là gì?” thì bạn không kể được. Vậy nên các bạn hãy dành thời gian để tìm hiểu các loại kỹ thuật phía dưới, đọc nó, hoặc làm thử nó thì bạn hoàn toàn có thể tự tin trả lời lúc phỏng vấn. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những kiến thức của bạn, đánh giá cao sự đam mê của bạn.

5. Nhà tuyển dụng cần bạn điều gì?

Người xưa có câu “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, như vậy nếu biết nhà tuyển dụng cần gì ở bạn thì chắc chắn kết quả phỏng vấn của bạn sẽ tốt hơn. Hãy luôn đặt mình vào vị trí của nhà tuyển dụng để trả lời những câu hỏi của họ. Nhà tuyển dụng cũng là nhà đầu tư, họ cần tuyển người vào công ty để cống hiến cho họ, chứ không phải là tạo ra môi trường cho bạn học tập hay chỉ để trả tiền, họ có thể đầu tư cho bạn trong khoảng thời gian đầu trong việc đào tạo. Nhưng  mục đích của họ là tuyển bạn vào để mang lại giá trị, mang lại doanh thu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp cho công ty. 

Nhà tuyển dụng cần bạn điều gì?
Nhà tuyển dụng điều gì ở các ứng viên?

Nhà tuyển dụng cần ứng viên có những tố chất nào? 
Tôi có một công thức dễ nhớ cho bạn đó là công thức 5C (Chuyên môn/ Chịu khó/ Cam kết/ Chi tiết/ Cộng tác):

Nhà tuyển dụng cần ứng viên có những tố chất nào? 

Chuyên môn:

So với các ngành khác thì ngành IT có hơi đặc biệt là đòi hỏi chuyên môn cao. Chuyên môn IT ở đây có thể được phân loại như sau:

- Kỹ năng lập trình: Có kiến thức về các ngôn ngữ lập trình (C#, Java, PHP, Ruby, HTML, CSS, Javascript,…) và sử dụng các framework (Spring, .NET, Laravel, Wordpress, Ruby on rails,…) mức độ thành thạo các hệ quản trị cơ sở dữ liệu (MySQL, MSSQL,…) cũng như công cụ và kỹ năng khác như quản lý source code (git, svn,...), quản lý dự án (Microsoft Project, Redmine, Jira, Trello... ) unit test tool, tích hợp hệ thống, cấu hình và deploy hệ thống trên Cloud (aws, azure,…), release trên Appstore, Google play,…

- Các mảng công nghệ: Lập trình Web Frontend hoặc Backend; lập trình mobile (iOS/Android, Hybrid app), ứng dụng desktop, ứng dụng công nghệ: AI/IoT/Blockchain, AR/VR/MR, ứng dụng nhúng,….

- Khả năng testing: unit test, function test, integration test, performance test,…

- Khả năng thiết kế: OOP, Design Pattern, thiết kế kiến trúc như Client/Server, Component-based, N-tier.  Ngoài ra, nếu cao cấp hơn thiết kế ứng dụng: thiết kế màn hình, thiết kế logic, data flow, business flow,...

- Phân tích yêu cầu: đọc hiểu, phân tích nghiệp vụ, đặt câu hỏi làm rõ yêu cầu và viết tài liệu đặc tả, estimate và lập schedule. 

- Hiểu biết về quy trình phần mềm: Waterfall, Agile, CMMI,…

- Quản lý dự án: nếu là vị trí lập trình thì không cần biết chuyên sâu về quản lý tuy nhiên nhà tuyển dụng kiểm tra kỹ năng quản lý dự án như: phạm vi yêu cầu, chất lượng, chi phí, thời gian, nhân sự, giao tiếp, rủi ro, các câu hỏi tình huống trong dự án cụ thể,…

Nếu bạn có ít kinh nghiệm nhà tuyển dụng sẽ đặt các câu hỏi liên quan đến kiến thức nền tảng như OOP, Design Pattern, mô hình MVC, Database. Nếu bạn có kinh nghiệm hơn thì các câu hỏi tương ứng với kỹ thuật mà họ tuyển dụng và câu hỏi chuyên sâu hơn. Bạn hãy cân nhắc khả năng chuyên môn của mình mạnh ở mảng nào thì xin ứng tuyển vào vị trí phù hợp sẽ gia tăng cơ hội vượt qua các vòng phỏng vấn.

Một số câu hỏi
  • Hãy PR về bản thân?
  • Bạn lập trình được trên ngôn ngữ nào, kỹ thuật nào?
  • Bạn đã sử dụng những công cụ lập trình nào?
  • Bạn hãy tự cho điểm về khả năng năng lập trình ngôn ngữ C# trên thang điểm 10?
  • Các tính chất của hướng đối tượng là gì?
  • Hãy mô tả mô hình MVC?
  • Nếu được giao làm 1 dự án e-commerce, công việc bao gồm code frontend cho đến việc thiết kế và lập trình backend thì bạn có tự tin?
  • Bạn đang quan tâm đến công nghệ, kỹ thuật gì hiện nay?
  • Định hướng phát triển sự nghiệp của bạn trong tương lai là gì? (Trở thành full-stack web developer, backend developer hay frontend developer)
  • Bạn có sẵn sàng tham gia những công việc không phải sở trường bạn có sẵn sàng không? (Chẳng hạn lập trình react native mà trước đó bạn chưa từng làm)

Và các câu hỏi khác để kiểm tra nền tảng kỹ thuật chung, cũng như từng loại kỹ thuật riêng biệt, yêu cầu kỹ thuật của vị trí mà bạn đang ứng tuyển.

Chịu khó:

Ngành IT không phải bạn thông minh là có thể phát triển trong ngành này được, bạn cần phải siêng năng, chịu khó tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu hàng ngày. Kinh nghiệm của tôi trong quá trình lập trình  là nhiều trường hợp cứ nghĩ là không làm được, nhưng thực tế sau khi tìm hiểu thì cuối cùng cũng tìm được giải pháp và làm được. Cho nên nếu bạn gặp vấn đề và có suy nghĩ là khó giải quyết thì bạn sẽ khó tiến xa trên con đường sự nghiệp của mình. Hãy chịu khó, học hỏi, với sự đam mê, yêu nghề, bạn cần “hard working” và có tư duy “I can do it”. Tôi đã từng phỏng vấn một vài bạn còn rất trẻ mới vào nghề và bạn nói rằng “Em cần tìm công việc có thể cân bằng cuộc sống”. Cuộc sống này không có gì là dễ dàng hết, chúng ta phải mất cái gì thì chúng ta mới được cái gì đó. Đặc biệt ngành này muốn phát triển thì lúc ban đầu cần phải học hỏi liên tục, đôi khi việc ở công ty không xong bạn phải mang việc về nhà nghiên cứu học hỏi và tự trau dồi thêm mới tiến xa trên lĩnh vực này. Cân bằng cuộc sống là việc cần phải làm, nhưng nó phải tùy lúc, tùy thời điểm, nếu sự nghiệp của bạn không phát triển, thu nhập của bạn không cao thì bạn khó mà có thể cân bằng được cuộc sống. Hãy PR bản thân bằng những giải thích bạn đã chịu khó, nỗ lực hàng ngày như thế nào. Tôi thật sự ấn tượng khi tham gia phỏng vấn một bạn làm trong lĩnh vực AI, giám đốc một công ty Nhật hỏi bạn rằng: “Tại sao công ty tôi phải tuyển anh?”. Bạn đó trả lời một cách tự tin rằng: “Sức làm việc của em bằng với 2,3 người, nhiều dự án em đã làm việc cật lực ngày đêm hoàn thành dự án”. Bạn không thể nói suông, bạn cần chứng minh thực tế bạn nỗ lực thế nào để ghi điểm thành tích cho bản thân ngay từ bây giờ trước khi bạn chứng minh cho nhà tuyển dụng. Chỉ số vượt khó (AQ) cũng là một chỉ số đo lường mức độ thành công của bạn trong mọi ngành nghề trong thời đại ngày nay.

Một vài câu hỏi nhà tuyển dụng có thể đặt cho bạn
  • Bạn có thường xuyên làm thêm giờ không?
  • Nếu dự án gấp cần phải làm thêm giờ thì bạn có sẵn sàng không?
  • Hãy kể một vài khó khăn của dự án và cách bạn vượt qua nó?
  • Tại sao bạn có 5 năm kinh nghiệm rồi mà tại sao chỉ rành có ngôn ngữ lập trình PHP vậy?
  • Bạn đang làm vị trí frontend developer tuy nhiên sếp lại giao thêm cho bạn một dự án khác về PHP backend và bạn buộc phải làm thêm giờ thường xuyên và việc này kéo dài thì bạn sẽ thế nào?

Cam kết:

Một trong những áp lực trong dự án phần mềm phải giao cho khách hàng sản phẩm đúng chất lượng và đúng thời hạn. Ngoài những công việc đã định (bạn được giao task). Trong quá trình thực hiện công việc, thường phát sinh ra những vấn đề ngoài dự kiến. Đó là bug, những vấn đề kỹ thuật, feedback từ khách hàng, thay đổi yêu cầu. Nếu bạn không kiểm soát tốt được công việc cũng như thời gian của mình thì  đến trễ deadline và theo đó chất lượng cũng sẽ không đạt. 

Phần công việc của bạn không hoàn thành đúng hạn, bạn bị đánh giá thấp thì không vấn đề gì rồi. Thông thường bạn làm việc nhóm, công việc của bạn có liên quan mắt xích đồng đội khác nên nó bị ảnh hưởng đến toàn dự án. Nếu dự án không giao được cho khách hàng, làm cho khách hàng không tin tưởng, mất khách hàng khi nó nó  ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Cho nên nếu bạn không cam kết và thực hiện đúng deadline và chất lượng thì bạn sẽ không được đánh giá cao và không được thăng tiến. Người có tính cam kết thường họ sẽ suy nghĩ rất kỹ trước khi nhận việc, việc estimate chính xác thời gian sẽ làm, buffer thời gian, cũng như quản lý thời gian, tập trung vào công việc được giao.

Một số câu hỏi
  • Bạn có thường xuyên trễ deadline không? Tại sao?
  • Về chất lượng và deadline thì cấp trên đánh giá về bạn thế nào?
  • Sếp bạn tin tưởng nhất về bạn là điều gì?

Để hoàn thành 80% task hoặc dự án, nếu bạn tập trung thì chỉ cần 20% công sức. Tuy nhiên để thực hiện hoàn hảo nó thì bạn cần phải tốn nhiều thời gian hơn. Lập trình viên phải là người chi tiết cả góc độ kỹ thuật, coding đúng rule, xử lý lỗi, ghi log làm sao code phải dễ quản lý, bảo trì. Bạn còn là người hiểu về trải nghiệm người dùng. Khách hàng thường không mô tả hết được yêu cầu những điều họ mong muốn nhưng yêu cầu chung của họ là: UI/UX phải tốt, hệ thống chạy nhanh, ổn định. Điều này đòi hỏi lập trình viên phải có tính tỉ mỉ, cầu toàn chi tiết, có thể đề xuất và tự cải thiện làm sao cho ra sản phẩm đạt chất lượng cao, khách hàng và end-user hài lòng. Nếu bạn là người luôn làm tốt hơn những gì mà khách hàng yêu cầu thì con đường thăng tiến của bạn sẽ rất nhanh chóng. 

Một số câu hỏi
  • Bạn đã làm đúng yêu cầu của khách hàng tuy nhiên UI/UX bạn thấy chưa ổn thì bạn sẽ làm gì? 
  • Bạn hãy kể một dự án mà bạn cảm thấy tâm đắc và tự hào?
  • Sếp bạn đánh giá về chất lượng sản phẩm của bạn thế nào?
  • Nếu đồng nghiệp cùng làm chung dự án là một người code rất ẩu và chất lượng kém thì bạn sẽ làm gì?

Cộng tác:

Ở đây nói về tinh thần đội nhóm. Bạn cần hiểu rõ mục tiêu của đội nhóm, dự án. Nếu phát sinh vấn đề trong nhóm thì bạn cũng sẵn lòng hỗ trợ giúp đỡ, để làm sao đạt được kết quả chung. Bạn cũng là người hòa đồng, vui vẻ, tư duy tích cực, luôn tạo thiện cảm và có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp. 

Một số câu hỏi
  • Khi công việc của bạn xong rồi mà đồng nghiệp bạn chưa xong việc thì bạn sẽ làm gì?
  • Tại sao bạn nghỉ việc tại công ty cũ? (Nhà tuyển dụng sẽ thăm dò xem bạn có mối quan hệ bất hòa hoặc tiêu cực với công ty hoặc đồng nghiệp không?)
  • Kể một vài trục trặc trong mối quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên mà bạn gặp phải?

6. Chân dung một kỹ sư IT giỏi

Tới đây bạn cũng đã hiểu khá nhiều về những kỹ thuật cần biết, cũng như hiểu được nhà tuyển dụng cần gì rồi. Để hiểu rõ ràng hơn tôi xin tổng hợp lại những phẩm chất một lập trình viên cần có để bạn tham khảo, từ đó có những điều chỉnh cho bản thân mình phù hợp hơn.

Chân dung một kỹ sư IT giỏi
10 yếu tố tạo nên chân dung của một kỹ sư IT giỏi là gì?

1. Ham học hỏi:

Công nghệ thay đổi hàng ngày, một kỹ sư IT giỏi phải có khả năng cập nhật thông tin mới nhất. Họ là người quan tâm đến công nghệ mới và học hỏi một ngôn ngữ mới, framework mới cũng rất nhanh.

2. Thử thách mọi loại kỹ thuật:

Kỹ sư IT giỏi họ sẵn sàng thử thách mọi loại kỹ thuật. Họ giỏi cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Có thể sâu ở một hoặc vài công nghệ nào đó thôi, nhưng vẫn có thể sẵn sàng thử thách các công nghệ khác. Những lập trình viên lương cao hiện nay có xu hướng đa năng. Chẳng hạn Full-stack Web Developer có thể làm được Web Frontend nhưng có thể làm cả Backend và Deploy và cấu hình trên Cloud Server.

3. Khả năng giải quyết vấn đề:

Vấn đề dự án thường xuyên xảy ra, những kỹ sư giỏi họ biết cách tìm ra nguyên nhân và giải quyết một cách nhanh chóng. Họ có khả năng tư duy logic rất tốt, khả năng đọc tài liệu và tìm kiếm giải pháp một cách nhanh chóng và hiệu quả. Khi vấn đề xảy ra nếu bạn thiếu năng lực và kinh nghiệm có thể 1, 2 tuần không giải quyết được, tuy nhiên một số bạn nhạy bén và có kinh nghiệm thì có thể giải quyết trong vài giờ.

4. Kỹ năng giao tiếp tốt:

Thông thường kỹ sư IT không giỏi trong khâu giao tiếp, tuy nhiên đây là kỹ năng quan trọng. Kỹ sư IT giỏi giao tiếp sẽ cải thiện được các vấn đề sau:

  • Hiểu sai yêu cầu dự án.
  • Phát hiện vấn đề sớm.
  • Cùng team đưa ra giải pháp hiệu quả nhất.
  • Cải thiện mối quan hệ với đồng nghiệp.

5. Sự cam kết:

Những kỹ sư giỏi họ luôn đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng, để làm được điều này họ có ý thức cao trách nhiệm của mình. Họ rất chắc chắn khâu estimate, quản lý thời gian chặt chẽ và kỷ luật. Họ luôn làm hết việc chứ không hết giờ. Khi xảy ra vấn đề thì luôn chủ động, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, nỗ lực và tập trung làm việc cho đến khi hoàn thành.

6. Quan tâm đến kinh doanh:

Kỹ sư IT thông thường chỉ quan tâm đến kỹ thuật. Tuy nhiên kỹ sư giỏi họ biết đặt ra câu hỏi tại sao lại làm công việc này, nó mang lại giá trị gì, sản phẩm dịch vụ này làm gì, làm như thế nào để tạo ra nhiều giá trị và lợi ích cho người dùng. Họ quan tâm nhiều đến hiệu quả kinh doanh, họ đề xuất những ý tưởng, giải pháp kỹ thuật để mang lại giá trị về mặt doanh thu cũng như giảm thiểu chi phí.

7. Tính cầu toàn:

Một kỹ sư giỏi khi phát triển sản phẩm họ có 2 góc nhìn. 
Góc nhìn kỹ thuật: thiết kế hệ thống làm sao có tính mở rộng, dễ bảo trì, có tính ổn định và hiệu năng cao, source code cũng phải rõ ràng, gọn gàng. 
Góc nhìn kinh doanh: UI/UX, tính tiện lợi, hiệu năng, chi phí,… 
Họ đề xuất những giải pháp cải tiến để làm ra sản phẩm có chất lượng vượt mong đợi.

8. Tích cực:

Dự án phần mềm cũng khá áp lực và thường xảy ra vấn đề như vậy làm sao có thể bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc tốt. Không bao biện, phàn nàn, đổ lỗi cho khách hàng, đồng nghiệp mà luôn thể hiện tư duy tiếp nhận một cách tích cực, lạc quan, không tập trung và suy nghĩ quá nhiều vấn đề mà tập trung vào giải pháp và giải quyết nó một cách rất vui vẻ. Có động lực làm việc mỗi ngày và lan truyền cho những người xung quanh.

9. Làm chủ:

Thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, có tư duy làm chủ, chủ động giải quyết mọi việc, không chờ đợi người khác, không quan sát và chờ đợi. Sẵn sàng làm bất cứ điều gì mà mang lại lợi ích chung cho dự án, cho công ty.

10. Đội nhóm:

Luôn hướng đến mục tiêu chung của nhóm, của dự án, của công ty, hỗ trợ giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn. Luôn tập trung vào hợp tác và nghĩ ra các giải pháp để giúp đội nhóm thay vì phán xét và phàn nàn. Có mối quan hệ tốt, hòa đồng, thân thiện luôn nhận được sự tôn trọng, tin tưởng và tín nhiệm của mọi người.


PHẦN II: CHINH PHỤC NHÀ TUYỂN DỤNG 

1. Quy trình tuyển dụng

Trước khi đi vào phần bí quyết tuyển dụng, tôi xin chia sẻ với các bạn sơ qua quy trình tuyển dụng của một công ty. Nhà tuyển dụng đôi khi nhận hàng trăm CV trong khi họ chỉ tuyển dụng 1,2 vị trí. Ví dụ quy trình tuyển dụng một vị trí của một công ty cần tuyển 2 nhân sự như sau:

Bộ phận Nội dung
HR Nhận hồ sơ ứng tuyển 100 CV
HR Đọc CV của bạn và tuyển chọn ra CV theo họ nghĩ là phù hợp( 10 CV được chọn)
HR Phỏng vấn nhanh qua điện thoại hoặc skype để nắm bắt thêm các thông tin xem năng lực của bạn có phù hợp với bảng mô tả công cũng như mức lương, khi nào thì phỏng vấn được, khi nào thì gia nhập công ty được
Dự án hoặc bộ phận muốn tuyển dụng HR sẽ chuyển hồ sơ của bạn cho bộ phận yêu cầu tuyển dụng hoặc PM của dự án cần tuyển dụng. Ở đây bộ phận này sẽ lọc lại một lần nữa CV của bạn. (còn 5CV)
HR Liên lạc gọi ứng viên phù hợp để phỏng vấn
Dự án hoặc bộ phận muốn tuyển dụng + HR Phỏng vấn ứng viên trực tiếp lần 1
HR Thông báo kết quả phỏng vấn lần 1 (Thường trong 1 tuần). Chỉ những ứng viên thật sự nào phù hợp nhất. Đến đây thì 80% là các bạn có khả năng tuyển dụng nếu vượt qua (3CV)
PM, Manager, Giám đốc Phỏng vấn trực tiếp vòng 2, ở phòng này sẽ đánh giá sự phù hợp về mặt con người cũng như điều kiện lương, chế độ có thể trao đổi ở đây
HR Liên lạc kết quả, nếu trúng tuyển sẽ nhận được offer. Thông thường sau 1 tháng bạn sẽ được nhận vào làm


 Qua ví dụ trên chúng ta quy trình tuyển dụng qua nhiều bước, tỉ lệ chọi khá cao 2/100 và bước lọc hồ sơ thì đã loại bỏ 90/100CV. Do đó để  vượt qua hàng trăm ứng viên để có thể đến phỏng vấn cũng là một vấn đề cả. Hơn nữa sau khi bạn bị từ chối một vài nơi thì làm cho bạn mất niềm tin hơn. Từ đó bạn có niềm tin rằng không có năng lực và bạn bắt đầu nộp đơn vào những công ty nhỏ hơn, những công ty không như kỳ vọng, không đúng mục tiêu của bạn. Cuộc đời bạn là kết quả của những lựa chọn, bạn lựa chọn sai nó sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp về lâu dài của bạn. Có một tin vui cho bạn là các kỹ năng này các bạn có thể học và hoàn toàn cải thiện được, công thức dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện và đảo ngược tình thế.

Công thức NLP

  • N: Là số lượng nộp hồ sơ.
  • L: Tỉ lệ vượt qua vòng lọc hồ sơ.
  • P: Tỉ lệ đậu vòng phỏng vấn.

Để gia tăng cơ hội xin việc làm thì bạn cần phải tăng cả 3 chỉ số trên. 

Nộp hồ sơ (N): Tâm lý thông thường bạn sẽ lười nộp hồ sơ nhiều nơi mà chỉ thử nộp một vài chỗ với hi vọng rất lạc quan sẽ được gọi phỏng vấn. Thực tế là không có công ty nào gọi, bạn sẽ chán nản và không muốn nộp nữa. Lời khuyên ở đây là bạn không nên tập trung vào những việc mà bạn không thể kiểm soát tức là có gọi phỏng vấn hay không? Mà bạn nên tập trung vào việc bạn có thể kiểm soát được, đó là số lượng hồ sơ mà bạn nộp. Việc của bạn là nộp hồ sơ, việc gọi phỏng vấn là việc của nhà tuyển dụng. Bạn hãy an tâm vì càng nộp nhiều hồ sơ thì số lượng gọi phỏng vấn sẽ càng cao, bạn không mất gì mà ngược lại tăng thêm cơ hội cho bạn. Thường nó sẽ có một tỉ lệ nhất định, ví dụ: tỉ lệ là 20% nghĩa là nộp 10 công ty thì có 2 công ty gọi phỏng vấn, nếu bạn nộp 100 công ty tức là bạn có đến 20 công ty gọi phỏng vấn. Nếu được thì bạn có danh sách những công ty mà bạn dự tuyển như vậy bạn sẽ chủ động và đúng với mong muốn của mình hơn.

Gửi CV vào thời điểm nào? Bạn nên gửi CV vào ngày thường, tốt nhất là thứ 3 đến thứ 5 trong khung giờ: 8h-10h vì ngày thứ 2 và thứ 6 có thể bộ phận nhận sự sẽ bận nhiều việc hơn. Bạn tránh gửi CV vào dịp lễ ngày thứ 7, chủ nhật vì có gửi ngày này thì họ cũng chưa đọc, gửi vào ngày thường thì bạn sẽ có cơ hội nhiều hơn.

Vượt vòng lọc hồ sơ (L): Để gia tăng tỉ lệ này, hồ sơ của bạn phải thật sự ấn tượng, nó không chỉ là cách trình bày mà là nội dung trong đó. Bạn cần đọc kỹ từng dòng yêu cầu tuyển dụng, hồ sơ của bạn phải vừa phù hợp với nhu cầu tuyển dụng, vừa phải ấn tượng, nổi bật điểm mạnh, điểm khác biệt so với ứng viên khác. Phần này sẽ được giải thích kỹ ở phần sau.

Vượt qua vòng phỏng vấn(P): Nhà tuyển dụng sẽ không mời bạn đến nếu họ không thấy được khả năng tuyển dụng bạn, cho nên đây là cơ hội để bạn thể hiện thật tốt năng lực của mình để được tuyển dụng. 
Ai là người phỏng vấn bạn? Thông thường một kỹ sư IT sẽ được những đối tượng sau phỏng vấn bạn:

- Leader hoặc người chịu trách nhiệm về kỹ thuật: Họ sẽ kiểm tra nền tảng kỹ thuật cũng như kỹ thuật chuyên môn đòi hỏi ở vị trí mà bạn đang ứng tuyển.
- PM hoặc là Product Owner hoặc nhà quản lý: Họ kiểm tra những kỹ năng về quản lý dự án, kỹ năng mềm của bạn hoặc ngoại ngữ của bạn.
- Bộ phận nhân sự và giám đốc: Họ sẽ kiểm tra lần cuối cùng về mặt con người về tính cách, tố chất, phẩm chất của bạn, bạn có phù hợp với tổ chức hay không, bạn có đam mê hay không, có tin tưởng được hay không, họ cũng sẽ bàn về những điều kiện tuyển dụng.

Phần sau của cẩm nang này sẽ tập trung hướng dẫn các bạn việc chuẩn bị hồ sơ cũng như cách trả lời phỏng vấn để gia tăng chỉ số L và P.

2. Chuẩn bị hồ sơ: 

Thông thường khi xin việc tại công ty các bạn phải chuẩn bị hồ sơ xin việc (CV). Bạn nên chuẩn bị trước, cập nhật thường xuyên để khi có công ty phù hợp thì có thể chỉnh sửa và nộp ngay.

CV xin việc

Những lưu ý quan trọng mà bạn phải biết khi viết CV
CV xin việc là gì? Những lưu ý quan trọng mà bạn phải biết khi viết CV

Là bản tóm tắt những thông tin về cá nhân, trình độ học vấn, kinh nghiệm và các kỹ năng liên quan tới công việc mà ứng viên muốn ứng tuyển. Nhà tuyển dụng sẽ căn cứ vào bảng mô tả công việc và bản CV của bạn để xác định có phù hợp hay không.

Các thông tin một CV cần có gồm:

  • Tên
  • Thông tin cá nhân(tuổi, địa chỉ, số điện thoại, email)
  • Mục tiêu nghề nghiệp
  • Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm
  • Trình độ học vấn
  • Kinh nghiệm làm việc
  • Trình độ ngoại ngữ
  • Thành tích/bằng cấp/chứng chỉ    
  • Người tham khảo
  • Sở thích (không bắt buộc)
Hướng dẫn cách tạo CV:

Bạn có thể tự tạo CV ấn tượng cho mình, tuy nhiên nếu bạn không giỏi về thiết kế và không tự tin thì bạn hãy tải mẫu CV hoặc tạo CV trên một số website chuyên tạo CV.

CV của bạn trình bày những thông tin hiện tại cũng như quá khứ kinh nghiệm làm việc của bạn. Kinh nghiệm làm việc của bạn là những dự án mà bạn tham gia, nội dung dự án, độ lớn dự án, thời gian dự án, số lượng người tham gia, vị trí bạn tham gia trong dự án (Member
nhân viên; PL: project leader; BrSE: kỹ sư cầu nối; PM: Trưởng dự án).

Hướng dẫn cách tạo CV đúng chuẩn nhất
Hướng dẫn cách tạo CV đúng chuẩn nhất

Nếu bạn là sinh viên chưa có kinh nghiệm thì có thể không cần ghi cũng được tuy nhiên tôi cũng khuyên bạn, những đồ án bạn làm, những dự án tham gia lúc thực tập, bạn cứ ghi vào. Dù sao có ghi vẫn tốt hơn là không ghi bất kỳ điều gì. Chẳng hạn bạn đã từng làm qua dự án e-learning mà công ty cần tuyển vị trí dev cho dự án e-learning của họ thì bạn rõ ràng là sẽ có nhiều lợi thế.

Đối với công ty Nhật thì bạn hãy lưu ý rằng họ lại tách biệt rõ ràng CV (sơ yếu lý lịch) và kinh nghiệm làm việc ra riêng. Ngoài ra, tùy công ty họ yêu cầu thêm skill sheet (những kỹ năng). Như vậy đối với công ty Nhật thì bạn có 3 phần: CV, kinh nghiệm làm việc, skill sheet. Tương ứng với 3 tài liệu này bạn sẽ ghi những nội dung tiếp thị riêng sao cho phù hợp nhất. 

Giải thích thêm: do kinh nghiệm làm việc của bạn đã tách ra thành file riêng, nên trong CV bạn chỉ cần nêu ra lịch sử làm việc công ty nào từ thời điểm nào đến thời điểm nào là được, không cần ghi chi tiết dự án bạn đã tham gia.

CV chuẩn của Nhật có những nội dung sau:
  • Tên (名前)
  • Giới tính (性別)
  • Ngày tháng năm sinh và tuổi (生年月日と満年齢)
  • Địa chỉ, số điện thoại, email (住所・電話番号・メール)
  • Thông tin liên lạc (連絡先)
  • Lịch sử học vấn (学歴)
  • Lịch sử làm việc (職経)
  • Bằng cấp (保有資格)
  • Hôn nhân và người phụ thuộc (扶養家族の人数や配偶者の有無)

Ngoài ra, có thể những mục lựa chọn riêng bạn có thể thêm vào:

  • Sở thích và kỹ năng (趣味・特技)
  • Động cơ làm việc (志望動機)
  • Tiếp thị bản thân (自己PR)
  • Lịch sử làm việc

 

Lịch sử làm việc có những nội dung như sau:

  • Tên công ty (会社名): Nếu tên công ty có thể công khai được
  • Tên dự án (プロジェクト名)
  • Khái quát dự án (業務分野)
  • Nội dung bạn phụ trách trong dự án (担当業務)
  • Môi trường phát triển (開発環境) (OS/DB/Ngôn ngữ/Tools):
  • Công đoạn tham gia (作業工程) Phân tích nghiệp vụ, thiết kế hệ thống, thiết kế cơ bản, thiết kế chi tiết, coding, unit test, integration test, system test, security test, UAT,…
  • Vị trí tham gia (役割)
  • Số lượng người tham gia (チーム人数)

 

Một số lưu ý khi viết lịch sử công việc:

Thứ tự: Trình bày những dự án theo thứ tự gần đây nhất.
Đưa ra những số liệu cụ thể, xác thực để chứng minh năng lực, cũng như mang lại hiệu quả kinh doanh về mặt tăng doanh thu và giảm chi phí chẳng hạn: làm leader quản lý bao nhiêu nhân viên, doanh thu dự án bao nhiêu, cắt giảm chi phí bao nhiêu %, số lượng người dùng, hiệu suất, lợi nhuận,…

Ví dụ:

Tôi được giao dự án 2 man-month nhưng tôi chỉ làm trong 1.5man-month, đạt hiệu suất 130% và được nhận giải thưởng nhân viên xuất sắc trong quý. Được khách hàng cho điểm 95/100, không có bug nghiêm trọng được khách hàng khen ngợi.

Sau 6 tháng đảm nhiệm vị trí developer, tôi thường làm đúng deadline và chất lượng, được công ty thăng tiến lên làm vị trí project leader quản lý 5 người. Đảm nhiệm 50% vừa code dự án và 50%, quản lý 3 dự án khác nhưng vẫn đảm bảo chất lượng dự án được khách hàng hài lòng.

Thông tin trình bày phải đảm bảo rằng đã tuân thủ tính bảo mật của công ty mà bạn đã làm. Do đó để bảo mật bạn có thể tên chung chung, không ghi tên khách hàng cũng như tên dự án. Để chắc chắn hãy xác nhận với công ty bạn làm trước đó rằng có thể công khai thông tin đó được hay không. 
Chú ý và bổ sung chi tiết cho dự án mà có liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển. Nếu bạn viết quá nhiều những kinh nghiệm mà không liên quan đến vị trí ứng tuyển, bạn sẽ bị mất điểm và có thể bị loại. Chẳng hạn bạn đang xin vị trí developer mà trong hồ sơ của bạn ghi những công việc như bán: bán thiết bị hardware, làm IT support, giao hàng,...

  • Kỹ năng (Skill Sheet)

Đây thông tin không bắt buộc tuy nhiên một số công ty Nhật họ yêu cầu bạn nên liệt kê ra những kỹ thuật chuyên môn của bạn. Kỹ năng này sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu về bạn nhiều hơn. Bạn rành những kỹ thuật nào? Có kinh nghiệm làm những công đoạn nào trong dự án, tham gia những loại dự án gì (business domain), kinh nghiệm bao lâu. Nó cũng là bản đồ để giúp bạn biết mình đang ở đâu, cần nỗ lực cải thiện kỹ thuật gì, kỹ năng gì. Nên nếu không phải là công ty Nhật đi chăng nữa thì nó cũng thật sự hữu ích cho nhà tuyển dụng hiểu hơn về bạn.

Những thông tin cơ bản trong Skill Sheet bao gồm: 
  • Ngôn ngữ lập trình, framework: nào mà bạn làm được, bao nhiêu tháng hoặc bao nhiêu năm kinh nghiệm
  • Cơ sở dữ liệu: những database nào mà bạn biết sử dụng: Ms SQL Server, Oracle, MySql, MongoDB,….
  • Môi trường: hệ điều hành windows/linux/MacOS/iOS/Android
  • Những công cụ nào: SVN, Git, MS Visual Studio, Eclipse, Netbean, Sublime Text, Dreamweaver,…
  • Những kỹ năng mềm: giao tiếp, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề, trình bày, làm việc độc lập, làm việc teamwork,….
  • Những công đoạn mà bạn tham gia: Định nghĩa yêu cầu, đàm phán khách hàng, thiết kế hệ thống cơ bản, thiết kế hệ thống chi tiết, coding, unit test, test tích hợp, test hệ thống, test tổng hợp.
  • Những loại ứng dụng nào mà bạn có kinh nghiệm: Web/Môi trường cloud/Mobile app/Windows appli/Hệ thống nhúng
  • Những business domain nào mà bạn đã từng có kinh nghiệm: Ứng dụng giải trí, ERP, Hệ thống ngân hàng, Y tế, giáo dục, bảo hiểm, quảng cáo, hệ thống e-commerce, mạng xã hội, CRM,….

 

Tham khảo một số website có template tạo CV:

CV tiếng Việt hoặc tiếng Anh:

CV tiếng Nhật: 


Hoặc bạn có thể sử dụng “Mẫu CV xin việc ngành IT chất lượng nhất 2020” đã được chúng tôi chọn lọc và thiết kế đúng chuẩn cho chuyên ngành IT cũng như bổ sung thêm phần kinh nghiệm làm việc, các mẫu các kỹ năng (skill sheet). 

Hoặc tạo CV tại website: https://growupwork.com/member/member-cv/create, sau khi nhập thông tin bạn có thể tải về hoặc chia sẻ online ở những nơi khác. 

Lưu ý những điểm tốt trong CV

Điểm khác biệt: Như đã trình bày trong phần quy trình tuyển dụng, tỉ lệ chọn phỏng vấn là khá ít nên bạn phải làm sao thật sự nổi bật trong số những CV ứng tuyển. Bạn có thể trình bày một cách khác biệt, làm sao gây ấn tượng nhà tuyển dụng trong vòng 20 giây. 
Trong CV nên có đoạn PR bản thân gói gọn trong vài dòng thì nhà tuyển dụng sẽ hiểu về bạn nhiều hơn. Lưu ý rằng đoạn PR này có liên quan đến vị trí tuyển dụng thì đó là điểm cộng cho bạn. Chẳng hạn như đoạn PR dưới đây:
Tôi tốt nghiệp loại giỏi tại Đại học Khoa học Tự nhiên, chuyên ngành: computer sciences, 4 năm kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật: Senior, tôi có khả năng học hỏi nhanh. Tôi đam mê công nghệ đặc biệt là VR/AR. Mục tiêu của tôi trong 1 năm tới trở thành Senior và trở thành Technical Architure trong 3 năm tới. Tôi lập trình tốt trên các ngôn ngữ: C#, Java, PHP. Mục tiêu dài hạn của tôi là phát triển được một product công nghệ tạo ra giá trị cho xã hội có hàng triệu người sử dụng.

Video giới thiệu bản thân: Xu hướng hiện nay là ứng viên chuẩn bị sẵn video giới thiệu bản thân, giới thiệu những điểm mạnh của mình, điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng có thể hiểu về bạn nhiều hơn vì nhà tuyển dụng không chỉ để ý đến câu chữ mà còn chú ý đến giọng điệu, cử chỉ, khí chất của bạn thông qua lời nói và hình ảnh.

Ảnh chân dung: Đối với công ty Nhật đây là một điều cũng rất quan trọng, bạn cần phải chụp hình nghiêm túc, đẹp, chuyên nghiệp. Đối với phụ nữ thì cần trang điểm, tóc tai gọn gàng. Nam thì mặc đồ vest lịch sự.
Thông tin khác có thể PR bản thân: Nếu website cá nhân, facebook, github, linkedin,.. của bạn thật sự ấn tượng, có nhiều bài viết hay thì cũng nên chèn vào CV để PR.

Chỉ đề cập đến điểm mạnh mà không ghi điểm yếu của mình. Chẳng hạn em chưa có kinh nghiệm mong được nhận vào để học hỏi, hoặc tôi chưa giao tiếp tiếng Anh. Ngoài ra, hãy lưu ý rằng  những gì bạn ghi phải phù hợp trong bảng mô tả công việc và yêu cầu năng lực. Có một trường hợp một bạn xin vào vị trí IT Comtor đòi hỏi kỹ năng tiếng Nhật N2, tôi nhận được hồ sơ trong đó ghi bằng cấp N3. Tôi đã định loại CV này tuy nhiên bạn nhân sự báo với tôi là bạn này giao tiếp tốt và mong muốn được phỏng vấn. Tôi đồng ý và phỏng vấn thử thì thấy rằng bạn này tuy có bằng N3 nhưng khả năng thật sự tương đương N2. Trong trường hợp này theo tôi bạn không cần ghi có bằng cấp N3 thay vào đó bạn hãy ghi: Trình độ tiếng Nhật tương đương N2. Bởi vì nếu thấy chữ N3 thì sẽ bị loại, nhưng nếu trong CV có nhắc đến N2 thì sẽ là tiêu chí để xem xét (cho dù là bạn chưa có bằng). Nhà tuyển dụng hiện nay họ quan tâm năng lực thực sự của bạn hơn là bằng cấp của bạn hiện có. Đương nhiên bằng cấp đó phải là điểm cộng chứ không phải là điểm trừ.
Mục tiêu nghề nghiệp: Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những ứng viên có mục tiêu nghề nghiệp cũng như có khát vọng, ước mơ tầm nhìn của bản thân. Nó giúp cũng giúp nhà tuyển dụng nhìn thấy khả năng gắn bó với công ty lâu dài hay không. Bạn cũng nên lưu ý mục tiêu này không chệch với định hướng của công ty.
Ví dụ: 

Trở thành full-stack web developer vào năm 2022 với trình độ senior về frontend (HTML/CSS/AngularJS, VueJS) và senior backend với ngôn ngữ (PHP, C#), có khả năng cài đặt, deploy và sử dụng cloud server (AWS, Azure, google cloud).

Trở thành TechLead vào năm 2024 và trở thành CTO có những kỹ năng kỹ thuật cao, xây dựng kiến trúc hệ thống, có đầy đủ kiến thức về quản lý dự án và trải nghiệm người dùng.

Ngoại ngữ: ghi ra cụ thể TOEIC bao nhiêu điểm, tiếng Nhật bằng gì, khả năng đọc, viết, nghe, nói thế nào cũng ghi ra cụ thể. Ngoài ra bạn đã đảm nhiệm kinh nghiệm thực tế như thế nào ví dụ: trực tiếp làm việc với khách hàng người Nhật bằng tiếng Nhật. Họp định kỳ hàng tuần và liên lạc qua email/chat mỗi ngày từ năm 2018.

Kỹ năng mềm: Liệt kê ra một số kỹ năng mềm của bạn mà phù hợp với ngành IT. Các kỹ năng quan trọng đối với kỹ sư IT: quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, sáng tạo, teamwork,… 
 Quản lý thời gian: Lập kế hoạch dự án, kế hoạch tháng, tuần, ngày; biết cách estimate task, biết độ ưu tiên của task, biết cách tổ chức, giao task, và nhờ cấp trên xử lý khi cần thiết.

Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp 2 chiều, khả năng lắng nghe chủ động, giao tiếp, đặt câu hỏi phân tích để hiểu rõ được nghiệp vụ, khả năng viết tài liệu báo cáo, viết tài liệu kỹ thuật và khả năng trình bày.

Giải quyết vấn đề: quy trình giải quyết vấn đề, các phương pháp giải quyết vấn đề như 5 why, brainstorming, six thinking hats,…
Teamwork: hợp tác, giúp đỡ cùng team thực hiện mục tiêu chung của dự án.

Người tham khảo (Reference): là người có địa vị, có danh tiếng. Tốt nhất là sếp cũ của bạn hoặc thầy đã giảng dạy bạn. Để nhờ họ thì bạn chắc phải có mối quan hệ tốt với họ từ trước và bạn đã phải thể hiện tốt bản thân của mình với họ. Nhà tuyển dụng có thể liên hệ với người tham khảo để xác định những thông tin của bạn đã chính xác hay chưa, họ quan tâm những cống hiến của bạn, năng lực của bạn, điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì.
Thông tin người tham khảo bao gồm: tên, chức vụ, thông tin liên lạc (email, điện thoại)


Sản phẩm demo: Để thuyết phục hơn nếu bạn có sản phẩm demo, những sản phẩm mà bạn đã từng làm thì hãy tổng hợp lại và upload ở chỗ nào đó. Nó có thể là hình ảnh, video, hoặc source code có thể run được. 

Lưu ý những điều không nên có trong CV

Văn phong & chính tả: Có một lần tôi giới thiệu CV cho một công ty, bạn này theo tôi biết kỹ thuật rất khá, tuy nhiên công ty kia từ chối vì cho rằng hồ sơ bị sai chính tả, dấu phẩy, dấu chấm cũng sai. Điều này chứng tỏ bạn này không cẩn thận, không kỹ tính. Cho nên khoảng cách, dấu chấm câu, dấu phẩy, lỗi chính tả, font chữ cũng phải kiểm tra cẩn thận, nếu là file excel thì phải để chế độ in được, mặc định chọn vào ô A1. Hồ sơ của bạn cũng giống như ấn phẩm quảng cáo cho sản phẩm cho nên cần được chuẩn bị công phu. Nếu là ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Nhật thì có thể thuê bên ngoài dịch để thể hiện tính chuyên nghiệp và ấn tượng.

Nhảy việc quá nhiều: Nhiều bạn cố gắng thể hiện mình có nhiều kinh nghiệm và ghi thật nhiều các công ty đã làm việc, mặc dù thời gian làm việc chỉ có 1 tuần hoặc một vài tháng. Các công ty đặc biệt là công ty Nhật quan tâm đến điều này. Họ cần tìm người làm việc trung thành và làm lâu dài hơn là tuyển những bạn hay nhảy việc cho nên ghi nhiều có thể bị mất điểm. Trong trường hợp này bạn có thể bỏ qua những công ty hoặc có ghi thì bạn hãy ghi chú thêm lý do chuyển việc một cách tích cực.

Email không nghiêm túc chẳng hạn: hoangtu_nhi@gmail.com
Ảnh chân dung không nghiêm túc, tóc tai không gọn gàng, khuôn mặt không nhìn trực diện.
Mục tiêu: viết chung chung không rõ ràng, hoặc đơn giản là copy những mục tiêu của người khác.
Lý do nghỉ việc: bạn không nên ghi lý do nghỉ việc vì thường những lý do có thể gây bất lợi cho bạn. Nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn trong lúc phỏng vấn.
Thông tin về lương: bạn không cần để thông tin lương trong CV vì khi ghi vào nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn quan tâm đến quyền lợi. Hơn nữa bạn thật sự không biết là mức bạn mong muốn là thấp hay cao có phù hợp hay không, nên hãy để dành cho vòng phỏng vấn.

Tóm lại, bộ hồ sơ là tất cả những gì nổi bật về bạn, hãy dành thời gian cải tiến và cập nhật nó thường xuyên. Một số bạn còn đưa nó lên linkedin, github, thậm chí là website cá nhân. Điều này cũng rất tốt, giúp bạn nâng cao hình ảnh cá nhân, thương hiệu của bạn. Bạn bè của bạn sẽ biết về bạn nhiều hơn. Họ có thể là những người giới thiệu cho bạn những công việc tốt, phù hợp. 

Một số câu hỏi bạn có thể tự đánh giá lại với bản thân
  • Điểm mạnh và nổi bật của tôi là gì?
  • Thành công, tự hào của tôi từ lúc học đến khi đi làm là gì dù là nhỏ nhất là gì?
  • Tôi cần ghi nội dung gì để nhà tuyển dụng ấn tượng về tôi?
  • Phần trình bày của tôi trong CV có phù hợp với nội dung yêu cầu tuyển dụng chưa?
  • Tại sao nhà tuyển dụng lại chọn hồ sơ và gọi tôi phỏng vấn?

Một số thuật ngữ liên quan:

CV: viết tắt của curriculum vitae còn gọi là course of life hay personal history là bản lý lịch ghi lại thông tin cá nhân cũng như lịch sử hoạt động học tập và làm việc để PR cho nhà tuyển dụng. CV thường đi kèm với thư xin việc (cover letter) để bày tỏ nguyện vọng và mong muốn được gặp nhà tuyển dụng để phỏng vấn.
Resume: tương tự như CV nhưng là bản tóm tắt ngắn gọn những điểm quan trọng nhất gồm thông tin liên lạc, lịch sử làm việc và lịch sử học tập và thường nó chỉ tóm gọn trong  1 trang A4, nếu có dài thì tối đa là 2 trang.
Portfolio: là hồ sơ năng lực, những sản phẩm cụ thể đã làm để chứng minh năng lực của bạn. Bạn hãy tổng hợp những sản phẩm đã làm: hình ảnh, video hoặc source code mà bạn đã làm.

3. Trước khi phỏng vấn

Khi nhận lời mời phỏng vấn qua email hay điện thoại thì việc giao tiếp này cũng là bước nhỏ để đánh giá kỹ năng giao tiếp của bạn thế nào. 
Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng cần học và tiến bộ cho dù bạn làm ở bất cứ ngành nghề nào. 

Trả lời email phỏng vấn

Hãy trả lời sớm nhất có thể, không nên để qua ngày. Nếu thời gian không phù hợp thì có thể trả lời đại loại như sau: 

“Cám ơn chị An đã liên lạc thời gian phỏng vấn. Do bận lịch công tác nên tôi không tham gia được, tuy nhiên có thể sắp xếp cho một thời gian khác trong tuần tới theo các thời gian sau được không?
17/7 10:00〜17:00 (Ưu tiên 1)
19/7 9:00〜11:00 (Ưu tiên 2)
20/7 9:00〜11:00 (Ưu tiên 3)”

Nếu bạn chưa thể sắp xếp được thời gian thì không nên chờ tới khi sắp xếp rồi mới trả lời mà hãy trả lời sớm nhất có thể với nội dung như ví dụ sau:

"Hiện nay em đang bận lịch học nên chưa tham gia phỏng vấn được, em sẽ trả lời lịch phỏng vấn vào cuối ngày 12/8/2020”. Điều này sẽ giúp bạn chủ động thời gian của mình hơn và làm cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người làm việc rõ ràng, có kế hoạch. Nếu được chỉ với một email có thể làm rõ hết các nội dung, tránh trường hợp phải xác nhận qua lại nhiều lần.

Một điều lưu ý nữa là không quên nói lời cảm ơn với người đã liên lạc cho bạn nhé.

Tìm hiểu về công ty

Có hai lý do bạn nên tìm hiểu về công ty. 
Thứ nhất nhà tuyển dụng sẽ ấn tượng khi bạn biết nhiều thông tin về họ. Họ sẽ hỏi bạn biết gì về công ty họ, mục đích họ muốn biết bạn có phải là người nhiệt tình, có thật sự quan tâm và mong muốn thật sự gia nhập vào công ty của họ mà thôi. 
Thứ hai là khi bạn hiểu về công ty họ thì bạn sẽ có cơ hội trình bày những điểm mạnh của mình phù hợp vị trí tuyển dụng.
Ví dụ: “Tôi thật sự ấn tượng về mức độ tăng trưởng doanh thu của công ty anh, tôi rất thích công nghệ chatbot tôi đã từng tìm hiểu và sử dụng dịch vụ anychat, chatfuel, hanafu nel,… và tôi cũng đã làm 1 demo về chatbot, tôi biết công ty đang phát triển ứng dụng này tôi nghĩ tôi có thể tham gia vào dự án ngay.”

Những thông tin mà bạn cần tìm hiểu bao gồm
  • Mô tả công việc: vị trí, nội dung và yêu cầu công việc, chế độ chính sách
  • Thông tin về công ty: quy mô, vị trí có xa nhà không, văn hóa, chế độ
  • Sản phẩm dịch vụ: product, outsource,…
  • Kỹ thuật/công nghệ công ty sử dụng là gì: web, app, cloud, ngôn ngữ lập trình, công cụ,....
  • Một số khác: website, hình ảnh công chúng, doanh thu, lợi nhuận, thị trường, đối thủ, đối tác liên kết,… 

Nếu còn điểm nào chưa rõ thì bạn hoàn toàn có thể liên lạc người phụ trách tuyển dụng để nhờ họ cho bạn thêm thông tin, họ chắc chắn rất sẵn sàng chia sẻ cho bạn.

Chuẩn bị sản phẩm demo

Nếu bạn có những project có thể demo thì hãy ghi vào trong CV và  quay lại thành video hoặc mang máy tính theo lúc phỏng vấn để giới thiệu sản phẩm của mình làm cho nhà tuyển dụng. Nếu công ty đang làm dự án mà đúng lĩnh vực bạn quan tâm thì nhiều khả năng bạn vượt qua phỏng vấn cũng sẽ cao. Khi tôi mới ra trường, lúc tôi đi phỏng vấn tôi đã mang theo đồ án tốt nghiệp của mình, đó chỉ là báo cáo về sản phẩm website thương mại điện tử viết bằng ASP.NET. Anh Giám đốc lúc đó xem qua bài báo cáo và quyết định nhận tôi vào làm ngay mà không cần do dự. Do công ty vừa nhận được dự án ASP.NET và lúc đó nền tảng này là hoàn toàn mới và đang cần 1 bạn có kinh nghiệm phù hợp, mặc dù tôi chỉ là sinh viên mới ra trường, trình độ lúc đó chỉ có thể làm được demo mà thôi.

Luyện tập cho buổi phỏng vấn

Sau những bước trên bạn đã biết mình có điểm mạnh gì, điểm nổi bật là gì rồi, biết thông tin mô tả công việc cũng như công ty rồi giờ thì bạn hãy sẵn sàng cho buổi phỏng vấn. Hãy chuẩn bị ít nhất là 5 câu trả lời cho các câu hỏi mà nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn. Bạn nên viết ra kịch bản, luyện tập ghi âm và nghe lại. Bạn có thể quay video, luyện tập trước gương, hoặc nhờ người thân bạn bè góp ý cho bạn. Người Nhật có câu nếu bạn chuẩn bị hết mọi thứ tức là bạn đã hoàn thành hết 70%. 

Một điều tôi thấy rất tiếc là đa số các bạn không hề chuẩn bị cho buổi phỏng vấn, các bạn không trình bày được điểm mạnh của mình, sau mỗi buổi pv và đặt câu hỏi tôi còn có thể tư vấn ngược lại điểm nào là điểm mạnh cho các bạn. Con người chúng ta có xu hướng chỉ thích làm những điều dễ, những cái khó thì thường bỏ qua. Do đó bạn hãy chuẩn bị thật tốt phần giới thiệu bản thân và chuẩn bị sẵn phần trả lời cho những câu hỏi đặc biệt là những câu hỏi khó thì càng phải luyện tập nhiều hơn. Không ai có thể làm tốt trong một vài lần đầu được. Tôi có cơ hội phỏng vấn vị trí COO và CEO, tôi rất ấn tượng vì đa số họ đều có chuẩn bị, họ đưa ra những giải pháp cho công ty cũng như rất nhiều ý tưởng, họ biết cách tiếp thị, đưa ra những điều sẽ làm sau khi vào công ty là gì, tôi thật sự không phải là phỏng vấn họ mà ngược lại còn học hỏi từ họ rất nhiều. 

Một số câu hỏi bạn cần chuẩn bị: 

1. Hãy giới thiệu về bản thân?

Hãy PR bản thân? Hãy trả lời ngắn gọn trong 1~3 phút những điểm mạnh, những điểm mà nhà tuyển dụng quan tâm, chứ không tập trung vào thông tin cá nhân hay sở thích mà không liên quan đến công việc.

Tôi tên: Nguyễn Văn A, 28 tuổi. Tốt nghiệp khoa CNTT, trường KHTN năm 2015, tôi có 3 năm kinh nghiệm làm về web frontend như HTML/CSS/AngularJS, VueJS và Backend. Tôi được đánh giá trình độ Senior và lập trình tốt trên các ngôn ngữ: C#, PHP, Java. Tôi có kinh nghiệm thiết kế hệ thống, xử lý performance hệ thống. Tôi được thăng tiến trở thành Senior developer chỉ trong 2 năm làm việc. Tôi là người kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm, tích cực và làm việc nhiệt tình công việc, các dự án tôi luôn hoàn thành đúng hạn. Tôi thường xuyên được khen thưởng hàng quý vì các dự án tôi tham gia đạt chất lượng tốt, khách hàng hài lòng.

2. Bạn hãy cho biết chuyên môn kỹ thuật của bạn là gì?

Bạn hãy nêu ra các ngôn ngữ, framework, database, thư viện bạn đã làm. Hãy nêu cụ thể số năm bạn có kinh nghiệm và trình độ ra sao.
Tôi có kinh nghiệm làm trên frontend (HTML/css, ReactJS) trong 2 năm. 3 năm làm PHP/Laravel; 1 năm làm C#/ASP.NET. Ngoài ra, tôi cũng thể làm được Java, Android mobile appli.

3. Điểm mạnh của bạn là gì?

Hãy nêu ra điểm mạnh của bạn và chú ý rằng nó cũng phải phù hợp với vị trí mà bạn tuyển dụng và làm cho nó nổi bật. Thông thường bạn sẽ nhìn thấy điểm yếu của mình nhiều hơn và không thật sự biết điểm mạnh của mình là gì. Hãy dành thời gian suy ngẫm và hãy ghi lại điểm mạnh của mình, hãy tự hào vì thành tích của bạn cho dù nó rất nhỏ.

Tôi có khả năng học hỏi công nghệ nhanh. 1 năm trước công ty tôi nhận dự án về VR/AR tôi không hề biết và tôi đã đảm nhiệm và hoàn thành dự án đó trong 3 tháng, được khách hàng khen ngợi. Tôi cũng là người không ngại khó, nhờ vậy mà bây giờ tôi có thể lập trình được cả web, app và API server. Dự án gần đây của tôi, tôi đã đảm nhiệm làm cả iOS và API server.

4. Điểm yếu của bạn là gì?

Nhà tuyển dụng không phải săm soi điểm yếu của bạn mà họ quan tâm điểm yếu của bạn có ảnh hưởng đến công việc không. Cho nên câu trả lời nào mà không ảnh hưởng nhiều đến công việc và lưu ý rằng điểm yếu này bạn cũng đã khắc phục nó thế nào?

Tôi là người không tự tin trong giao tiếp, đặc biệt là khi tiếp xúc với nhiều người, tôi chỉ là người chỉ ôm máy tính và chăm chỉ trong công việc. Sếp tôi bảo tôi cần phải nâng cao giao tiếp mới có thể thăng tiến được, nên tôi đang cải thiện điều đó.

5. Lý do nghỉ việc tại công ty cũ là gì?

Hãy nêu lí do với sự tích cực, hãy cảm ơn và bày tỏ biết ơn công ty cũ vì những bài học và kinh nghiệm mà bạn có. Hãy nêu lên cơ hội, khát khao mà bạn muốn phát triển ở công ty mới.
Tôi đã học hỏi và phát triển rất nhiều tại công ty A, tôi đã trở leader quản lý 5 bạn, môi trường thân thiện, hòa đồng tôi luôn xem như gia đình. Tuy nhiên tôi muốn thử thách với công nghệ AI mà công ty anh đang tuyển dụng. Tôi muốn trở thành senior AI trong năm đó là lý do tôi muốn xin ứng tuyển.

6. Mục tiêu trong 3 năm, 5 năm tới là gì?

Mục tiêu trong 3 năm là tôi trở thành full-stack developer có thể làm được tất cả công đoạn từ phân tích thiết kế, cho đến làm frontend, backend và cấu hình server vận hành được hệ thống. Trong 5 năm tôi trở thành System architecture có thể thiết kế hệ thống lớn sử dụng bigdata có khả năng sử dụng cả triệu người. 

7. Hãy kể lại một thất bại của bạn khi làm dự án và cách bạn giải quyết nó?

Hai năm trước tôi nhận một dự án mobile app, mặc dù tôi đã làm việc ngày đêm nhưng không giao đúng hạn, kết quả là bị khách hàng phàn nàn và công ty tôi đã bị phạt một khoản tiền. Đó là lần đầu tiên tôi thấy bị có lỗi đã làm ảnh hưởng đến công ty. Nguyên nhân là khâu estimate và phân tích nghiệp vụ của tôi không được tốt, tôi đã nghĩ là không tốn thời gian nhưng lại có quá nhiều phát sinh mà tôi không lường trước được. Tôi rút ra bài học, thứ nhất là phải review thật kỹ, estimate thật kỹ trước khi lên kế hoạch. Thứ hai là khi có vấn đề thì phải báo cáo với cấp trên và khách hàng càng sớm càng tốt để cùng nhau giải quyết.

8. Bạn có câu hỏi nào về công ty không?

Đây là câu hỏi nhà tuyển dụng thường đưa ra vào cuối buổi vậy bạn nên chuẩn bị thật kỹ cho nó. Người thông minh là người biết đặt ra nhiều câu hỏi, và chứng minh rằng bạn đang quan tâm đến công việc này.

  • Nếu được nhận vào làm thì công việc cụ thể của tôi là gì?
  • Cơ hội thăng tiến của tôi công ty là gì?
  • Hãy cho tôi biết về văn hóa công ty, đặc biệt là đội nhóm mà tôi sẽ vào làm việc chung?
  • Tôi cần học thêm những kỹ năng gì để có thể hoàn thành tốt công việc?
  • Hãy cho tôi biết về mục tiêu phát triển sản phẩm trên thị trường của công ty không?

Trang phục, tác phong

Nếu là công ty IT thì thường sẽ không cần phải chú trọng như các ngành nghề khác. Hãy ăn mặc gọn gàng lịch sự, nam nên mặc áo tay dài, quần tây. Để tạo ấn tượng một số bạn còn lựa chọn màu áo trùng với màu của logo công ty, điều này chứng tỏ là có điều gì đó “hợp” với công ty. Nếu là công ty Nhật thường thì mặc áo trắng cho lịch sự.

Về tóc tai thì nên gọn gàng, nam thì cắt tóc ngắn, nữ thì cột tóc gọn. Đối với nữ thì trang điểm nhẹ, mang vớ da, váy dài qua gối. Nam thì chuẩn bị mắt kính, cà vẹt, vớ và dây nịt nên cùng màu với quần. Chi tiết hơn các bạn có thể tham khảo khảo trang phục tác phong business manner trong doanh nghiệp tại đường link sau:

Dù thế nào đi nữa tôi khuyên bạn là tùy công ty mà mình nên mặc đồ bình dân hay sang trọng.

Bạn nên đến trước thời điểm phỏng vấn bao lâu?

Nếu phỏng vấn online thì bạn cần chuẩn bị trước và ngồi trước máy tính trước 5 phút. Nếu là phỏng vấn trực tiếp nguyên tắc nên đến trước 5 phút. Tuy nhiên tôi khuyên bạn nên tính thời gian đến công ty và cộng thêm 30 phút. Thời gian này bao gồm: gửi xe, tìm đường nếu bị lạc đường, đi toilet, rửa mặt tỉnh táo. Thời gian lên cầu thang, gõ cửa, liên lạc tiếp tân để vào phòng chờ để phỏng vấn. Bạn có nhiều thời gian hơn thì sẽ tự tin hơn. Nếu bạn vội vàng, phải chạy cho kịp giờ, thì nó sẽ đánh mất sự tập trung và tự tin và đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn của bạn.

Trong tiêu chí đánh giá phỏng vấn có mục: ứng viên có đến đúng giờ không? Vậy nên bạn đi trễ chứng tỏ bạn cũng có khả năng sẽ không quản lý thời gian tốt, dẫn đến trễ deadline dự án.

Trường hợp bất khả kháng thì phải làm sao? Cần liên lạc sớm nhất có thể, hãy xin lỗi và đừng bào chữa và nói chuyện với sự chân thành.

4. Trong lúc phỏng vấn

Những nguyên tắc khi tham gia phỏng vấn

Dưới đây là một số nguyên tắc giúp bạn có một cuộc phỏng vấn hiệu quả, giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao bạn cả về năng lực chuyên môn, thái độ.

Trung thực: Trong một cuộc phỏng vấn: Nhà tuyển dụng hỏi:”CV của em là em tự viết hay là nhờ ai viết hộ”. Ứng viên trả lời: “Em viết ra nội dung theo ý của em, sau đó em nhờ một người anh giỏi tiếng Anh sửa lại nội dung cho đúng câu chữ dùm em ạ”. Nhà tuyển dụng trả lời: “Rất tốt, anh rất thích những bạn trung thực như em”. Trong trường hợp này nếu bạn trả lời: “Vâng chính em đã tự viết” và trong lúc phỏng vấn khi phát hiện khả năng tiếng Anh của bạn không đạt thì nhà tuyển dụng sẽ nghi ngờ về tính trung thực như vậy thì dù bạn có giỏi chuyên môn chăng nữa thì họ khó mà tuyển dụng bạn. Trung thực là một phẩm chất rất quan trọng trong công việc, không có nhà tuyển dụng nào muốn tuyển một nhân viên không trung thực. Nếu bạn không trung thực thì dù ở đâu, hoàn cảnh nào cũng sẽ không nhận được sự tin tưởng và tôn trọng của mọi người. Ngược lại, bạn trung thực thì lại được sự tin tưởng và tín nhiệm càng cao. Bạn cần trung thực trong hồ sơ của mình, trong từng lời nói của mình khi tham gia phỏng vấn. Bạn không nên nói dối, bạn có thể thay đổi câu chuyện theo hướng tích cực, nhưng không nên thay đổi thực tế. Một số trường hợp nhà tuyển dụng hỏi mà bạn không biết thì hãy trung thực nói là không biết và thể hiện mong muốn được biết và tìm hiểu sau.

Không nói lan man: Nhà tuyển dụng không có nhiều thời gian để dành cho bạn. Họ có rất nhiều công việc cần làm của họ, họ phải dành thời gian để phỏng vấn bạn và những ứng viên khác nữa. Bạn nên tập trung vào điểm chính mà nhà tuyển dụng cần nghe. Hạn chế trình bày quá nhiều về đời tư cá nhân trình bày quá dài về dự án và những câu chuyện lê thê mà không liên quan. Tập trung vào câu hỏi và trả lời chính xác những gì họ muốn hỏi. Một câu trả lời nên không quá 2 phút.

Đưa ra ví dụ, giải thích: Bạn không nên trả lời cụt ngủn mà nên đưa giải thích hoặc ví dụ để minh họa cho những câu hỏi để chứng minh thêm về năng lực hoặc thái độ, thành tích của bạn. Vd: “Em có đam mê lập trình không?”. Trả lời: “Vâng có, khi học lớp phổ thông em đã tự nghiên cứu và làm game xếp hình Tetris”.

Hiểu nhà tuyển dụng: bạn cần ghi nhớ thông tin tuyển dụng trong phần mô tả công việc và quan sát để hiểu nhà tuyển dụng đang muốn quan tâm điều gì, để từ đó đưa ra những câu trả lời phù hợp với công việc, với những gì mà nhà tuyển dụng quan tâm.

Hãy tích cực và đưa ra kết luận tích cực: Người tiêu cực là người hay nhìn mọi sự việc theo hướng bi quan, nói xấu công ty cũ, ông chủ cũ, phàn nàn, bao biện, thể hiện sự không hài lòng với người khác và không hài lòng cả chính bản thân mình. Vậy nên hãy nhìn mọi việc quá khứ như là một bài học, là một trải nghiệm để mình tiến lên. Không phản ứng và phán xét mà hãy nhìn mọi thứ với tinh thần tích cực. Bạn gặp những khó khăn, những căng thẳng là cơ hội để mình học tập, để mình phát triển. Hãy vui vẻ đón nhận mọi thứ, cảm ơn quá khứ và nhìn về tương lai với một sự tích cực thì bạn sẽ nhận được sự cảm tình của nhà tuyển dụng.

Hãy tự tin: Khi tự tin sẽ giúp bạn thể hiện sự nhiệt huyết, bản lĩnh. Hãy nghĩ bạn là người rất tuyệt vời cho vị trí này. Người tuyệt vời thì họ sẽ tự tin ra sao thì bạn hãy thể hiện như thế đó.

Phỏng vấn online

Hiện nay tình hình dịch bệnh Covid-19 nên hình thức phỏng vấn online cũng được nhiều công ty lựa chọn. Phỏng vấn có thể là qua Skype, Zoom,..
Một số lưu ý khi phỏng vấn qua skype

  • Đúng giờ
  • Ăn mặc lịch sự
  • Chuẩn bị môi trường kết nối internet: Điều này rất quan trọng mà bạn phải chú ý. 

 + Micro: bạn nên kiểm tra tai nghe có nghe rõ không. Một số bạn do không có tai nghe nên dùng điện thoại để phỏng vấn. Khi nhà tuyển dụng hỏi và bạn nghe không rõ nên bạn đưa điện thoại sát vào tai, làm cho nhà tuyển dụng chỉ lỗ tai của bạn, điều này gây nên sự mất thiện cảm vô cùng. Giả sử rơi vào tình huống đó thì nên tắt camera luôn còn hơn.
 + Webcam: Hãy kiểm tra lại một vài lần, ngoài ra khung cảnh xung quanh bạn có thật sự gọn gàng chưa cũng nên chú  ý. 
 + Tốc độ kết nối internet: Mạng có ổn định không, cũng nên kiểm tra thật kỹ trước khi phỏng vấn.
 + Không gian phỏng vấn có yên tĩnh không? Nên chọn không gian yên tĩnh không bị làm ồn bởi những thứ xung quanh.
Một số trường hợp bị rớt ngay vòng phỏng vấn online lý do:
+ Phỏng vấn tại quán café.
+ Buổi trưa ra bên ngoài đứng một góc nào đó trong tòa nhà đang làm việc. Nên khi bật camera lên sẽ thấy sự thiếu chuyên nghiệp. Nếu bạn thật sự muốn xin việc thì hãy cho nhà tuyển dụng thấy được sự toàn tâm, toàn  ý cho việc phỏng vấn thì bạn sẽ được đánh giá cao.
+  Âm thanh không nghe rõ
+ Mạng chập chờn

Chú ý khi phỏng vấn

Ấn tượng 10s đầu tiên: Ấn tượng đầu tiên vô cùng quý giá, nó chỉ vỏn vẹn vài giây nên bạn làm sao có thể thể hiện một cách tốt nhất với một trạng thái tràn đầy năng lượng và sự tự tin tuyệt đối.

  •  Gõ cửa
  •  Tiếp xúc qua ánh mắt: Sau khi chào xong thì nhìn thẳng, trực diện không nên cúi xuống hay ngẩng lên cao.
  •  Mặt tươi cười, vui vẻ thể hiện sự tự tin, lạc quan.
  •  Dáng đi thẳng, nhẹ nhàng
  •  Chào lịch sự và ngồi xuống. 
  • Đối với công ty Nhật thì có thể bạn chỉ cần chào không cần bắt tay nếu là công ty Việt Nam hay nước ngoài thì việc bắt tay chặt mạnh mẽ một cách tự tin trong khoảng 3s cũng là một điều rất tốt.

Nếu là phỏng vấn với người Nhật thì bạn có thể tham khảo thêm video hướng dẫn ở phần phụ lục tham khảo ở cuối cẩm nang này.

Bạn có thể bắt đầu bằng một lời chào như sau: “Chào anh XXX, cám ơn anh đã lựa chọn và dành thời gian cho em trong buổi phỏng vấn ngày hôm nay”. 

Như phần trước tôi đã trình bày, các bạn nên đến sớm, như vậy sẽ giúp bạn tỉnh táo và tự tin hơn. Bạn có nhiều thời gian hơn để trấn tĩnh lại tinh thần và suy nghĩ những điều tích cực để giúp bạn tốt hơn. Một khi tình thần bạn tốt, tích cực tự tin thì bạn sẽ thông minh hơn và trả lời câu hỏi tốt hơn..

Trước khi phỏng vấn bạn có thể thực tập điều này thì tự nhiên bạn sẽ thấy mình làm tốt mà bạn không hề biết. Hãy tĩnh lặng có thể nhắm mắt lại và tưởng tượng cảnh đang phỏng vấn lúc đó. Người phỏng vấn bạn thì rất dễ chịu, hòa đồng, vui vẻ, bạn đang ngồi thẳng lưng, phong thái tự tin, tất cả các câu hỏi đều trả lời rất tốt, nhà tuyển dụng vô cùng ấn tượng và bạn đã nhận làm việc vào vị trí rất tốt, lương cao, được học hỏi và nâng cao kỹ năng, được thăng tiến những năm sau đó.

Bạn cũng có thể đọc đoạn thần chú thế này
  • “Họ cần tôi hơn tôi cần họ!"
  • "Tôi là người giỏi nhất!"
  • "Tôi trả lời được tất cả những câu hỏi một cách tốt nhất!”

Hãy lặp đi lặp lại điều này đặc biệt là trước khi phỏng vấn thì bộ não của bạn sẽ cho bạn thêm sự tự tin, tập trung cao hơn, cho bạn thêm nguồn lực.

Ngoài ra, bạn phải thật sự tập trung, tâm trí bạn không được xao nhãng. Hãy chú ý nghe rõ câu hỏi của nhà tuyển dụng và trả lời đúng trọng tâm của câu hỏi. Nhà tuyển dụng là nhà đầu tư, họ sẽ đặt nhiều câu hỏi để xem bạn có phải là người tài giỏi không, bạn có siêng năng, chăm chỉ, nhiệt tình không, thái độ tốt không. Cho nên trong khi phỏng vấn hãy đặt vị trí của mình là nhà tuyển dụng, tôi là nhà tuyển dụng, tôi là nhà quản lý thì tôi mong muốn ứng viên trả lời như thế nào?

Ấn tượng trong 10 phút đầu tiên: Sau khi bạn giới thiệu về bản thân và thông qua vài câu hỏi thì trong vòng 10 phút đầu tiên, đa phần nhà tuyển dụng đã đưa ra được phán đoán. Nếu họ thật sự ấn tượng bạn có thể họ sẽ đưa ra nhiều câu hỏi hơn, nếu không một số nhà tuyển dụng sẽ có xu hướng kết thúc sớm.

 
Nên
  • Đến Sớm ít nhất 5 phút để chuẩn bị
  • Trang phục lịch sự, gọn gàng
  • Điệu bộ tươi tỉnh, tự tin, tràn đầy năng lượng
  • Trả lời rõ ràng, dứt khoát
  • Ngồi ngay ngắn, thẳng lưng, thoải mái
 
Không nên
  • Đến trễ
  • Trang phục luộm thuộm, không gọn gàng, lòe loẹt
  • Điệu bộ trong mệt mỏi, nhếch nhác, thiếu năng lượng
  • Trả lời ấp úng, quá to hoặc quá nhỏ
  • Ngồi vắt chân, dựa lưng vào ghế, khoanh tay, gãi đầu...

Một số điều không nên khác

- Tiêu cực đặc biệt là Nói xấu công ty cũ hay có những lời nói tiêu cực sếp cũ.

Ví dụ: Khi phỏng vấn một bạn xin ứng tuyển vị trí iOS. Tôi hỏi bạn này lý do tại sao nghỉ việc công ty cũ, bạn này trả lời “Công ty cũ hơi ép nhân viên, tuyển dụng vị trí iOS nhưng công ty yêu cầu làm cả android, kết quả là em phải làm ngày đêm không được nghỉ, mà không trả phí làm thêm giờ”. Rõ ràng bạn này có suy nghĩ tiêu cực nếu tuyển dụng bạn này vào khi gặp dự án bạn này sẽ chỉ nhìn góc độ tiêu cực mà thôi. Nếu tích cực bạn có thể trả lời như sau: “Công ty trước em có nhiều cơ hội làm nhiều kỹ thuật cả iOS và android, em cũng đã cống hiến làm hết mình ngày đêm mà không ngại khó để cống hiến cho công ty. Tuy nhiên do công ty còn nhỏ không có nhiều dự án thử thách và không có nhiều cơ hội thăng tiến nên muốn tìm công ty có nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển hơn”.
- Tự khai ra điểm yếu của mình sẽ gây bất lợi cho bản thân và nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng đưa ra kết luận về khả năng của bạn ngay từ đầu. Nhiều bạn trả lời như thế này: ”Em chưa có nhiều kinh nghiệm nên mong muốn được gia nhập công ty để có nhiều cơ hội học tập và phát triển” Hoặc “Khả năng tiếng Anh, tiếng Nhật của em chưa tốt nhưng muốn tìm công ty nói tiếng Anh/tiếng Nhật để nâng cao kỹ năng của mình”. Vậy nên bạn nên tập trung vào điểm mạnh của mình. Tôi nhắc lại, nhà tuyển dụng là nhà đầu tư, họ cần bạn cống hiến chứ không phải là nơi để bạn học tập, hơn nữa điều này sẽ khiến cho họ nghĩ rằng bạn thiếu tự tin, thiếu năng lực, tuyển dụng một người như vậy thì có thể sẽ là một gánh nặng.
- Nói quá nhiều về bản thân: mà không tập trung vào kỹ năng, kinh nghiệm để PR bản thân.
- Trả lời vòng vo: Khi nhà tuyển dụng hỏi: “Bạn có kinh nghiệm về lập trình .NET hay không?” thì câu trả lời là có hay không trước. Sau đó mới giải thích sau.
- Trả lời quá ngắn gọn: Trong một lần tham gia phỏng vấn một bạn Việt Nam xin việc tại công ty Nhật. Người phỏng vấn liên tục hỏi bạn như: 

  • “Khi nhận vào làm việc bạn có thể phải giao tiếp khách hàng vậy bạn có tự tin làm được không?”. 
  • “Khi vào công ty bạn không những là làm lập trình mà còn làm tester, vậy bạn có đồng ý không?”. 
  • “Khi nhận bạn vào làm thì không phải bạn làm một dự án mà bạn có thể tham gia nhiều dự án, có chút áp lực thì bạn có vấn đề gì không?”.

Bạn đó chỉ trả lời đúng một câu: “Đồng ý, không vấn đề gì.” Nhà tuyển dụng rõ ràng không chỉ muốn bạn đồng ý mà còn muốn bạn phải thật sự tự nguyện và với sự nhiệt tình nữa. Bạn có thể tận dụng câu hỏi này để chèn thêm những thế mạnh của bạn vào. Ví dụ: “Tôi rất vui vẻ và đương nhiên không vấn đề gì. Tôi là người siêng năng, chịu khó, tôi cũng là người ham học, nếu được tham gia nhiều công việc tôi sẽ được học tập và phát triển nhanh hơn, tôi rất vui nếu có nhiều cơ hội như thế”.
- Tự tin thái quá: Bạn cần tự tin nhưng cũng đừng quá tự tin kiểu như cái gì cũng làm được, hoặc tự tin về bản thân quá nhiều chẳng hạn: “Ở công ty trước nếu không có em thì dự án đã thất bại”. “Hầu như mọi vấn đề em đều giải quyết được hết”. Chúng ta cũng cần thể hiện làm sao để nhà tuyển dụng thấy bạn cũng là người khiêm tốn và tin tưởng.

5. Sau khi phỏng vấn

Lời cảm ơn

Bạn hãy tập thói quen cám ơn khi ai đó làm một điều gì đó cho mình. Qua buổi phỏng vấn dù có được tuyển dụng hay không thì bạn chắc sẽ học được một điều gì đó, nhà tuyển dụng cũng đã dành thời gian cho bạn, nên sau khi kết thúc phỏng vấn bạn hãy cám ơn họ qua email, qua điện thoại hoặc thậm chí ít nhất là chat. Nhà tuyển dụng sẽ rất ấn tượng và đánh giá cao bạn vì sự chuyên nghiệp và giao tiếp đúng mực của bạn. Ngoài ra  đây cũng là cơ hội để bạn trình bày thêm lý do tại sao bạn là người phù hợp, thể hiện sự quan tâm đến vị trí đó và những gì mà bạn sẽ cống hiến tạo ra giá trị cho công ty. Nếu được thì có thể cụ thể hóa như 3 việc mà bạn sẽ làm ngay khi vào công ty là gì? Ý tưởng của bạn để cải thiện công việc hiện tại là gì?,...

Ngoài ra, nếu bạn được một người nào đó giới thiệu hay đề cử thì cũng nên liên lạc thông báo với họ bạn đã phỏng vấn xong và cảm ơn họ.

Rút kinh nghiệm

Sau buổi phỏng vấn bạn hãy ghi chú và suy ngẫm lại những điều bạn đã làm tốt, điều gì chưa tốt trong buổi phỏng vấn đó. Từ đó rút kinh nghiệm để cải thiện cho những lần phỏng vấn sau. Bạn hãy tưởng tượng mình là một nhà thông thái và quay lại bộ phim vừa phỏng vấn đó, nếu là nhà thông thái thì họ sẽ cho bạn những lời khuyên gì?

Một vài câu hỏi tự hỏi chính mình
  • Bạn đã giới thiệu bản thân tốt chưa? 
  • Câu trả lời của bạn có phù hợp với nhà tuyển dụng hay chưa? 
  • Nhà tuyển dụng cần bạn trả lời như thế nào mới hợp lý? 
  • Những kiến thức bạn thấy còn thiếu cần phải học thêm là gì? 
  • Câu trả lời đáng lý tốt hơn phải là gì?
  • Cách bạn trả lời, giọng điệu của bạn, tư thế của bạn như vậy có ổn hay chưa?

Ngoài ra, bạn phỏng vấn thông qua một công ty trung gian headhunt, bạn dễ dàng liên lạc với nhân sự phụ trách hồ sơ của bạn thì hãy hỏi họ: "những điều chưa tốt của tôi là gì?" Hãy cho lời khuyên như thế nào thì tốt hơn? Họ chắc sẽ chia sẻ và góp ý cho bạn một cách chân thành nhất, như vậy bạn sẽ biết được điểm yếu của mình và cải thiện tốt hơn cho những lần sau.

6. Một số câu hỏi phỏng vấn khác:

  • Hãy cho biết những khó khăn khi tham gia dự án là gì?
  • Bạn hãy cho biết định hướng phát triển kỹ thuật của bạn là gì?
  • Lý do nghỉ việc tại công ty cũ của bạn là gì?
  • Khi quản lý khó khăn lớn nhất của bạn là gì?
  • Nếu gặp sếp khó khăn khiến bạn phải làm việc thêm giờ thì bạn sẽ thế nào?
  • Bạn hãy cho biết chuyên môn kỹ thuật của bạn là gì?
  • Khả năng ngoại ngữ của bạn thế nào?
  • Bạn mong muốn làm việc ở đâu tại Nhật? Tại sao?
  • Hãy cho biết điểm mạnh của bạn?
  • Hãy cho biết điểm yếu của bạn?
  • Động cơ nào mà bạn muốn xin ứng tuyển tại công ty của chúng tôi?
  • Hãy mô tả 1 dự án nào đó bạn đã làm trong CV?
  • Tại sao tôi thấy anh có một khoảng thời gian gián đoạn không làm việc? Lúc đó anh làm gì?
  • Hãy kể về một thành công của bạn và bài học của bạn rút ra được là gì?
  • Hãy kể về một thất bại của bạn và bài học của bạn rút ra là gì?
  • Hãy cho biết tính cách của bạn?
  • Hãy mô tả về bản thân của bạn gói gọn trong 1 câu?

 

Nếu bạn là sinh viên

  • Lúc sinh viên hãy kể về sự cố gắng nào đó mà bạn cảm thấy tự hào?
  • Bạn có thể tham gia hoạt động hay lãnh đạo đội nhóm lúc học ở trường không?
  • Hãy mô tả về luận văn, đồ án của bạn?
  • Bạn có từng làm thêm khi còn là sinh viên không? (Làm gì? Bài học rút ra của bạn là gì?)
  • Bạn học giỏi nhất là môn nào?
  • Tại sao bạn không học lên đại học?
  • Tại sao thời gian học của bạn lại kéo dài đến 6 năm?
  • Tại sao điểm của bạn lại thấp vậy?

 

Dành cho các bạn sang Nhật

  • Động cơ bạn muốn ứng tuyển tại công ty chúng tôi là gì?
  • Tại sao muốn làm tại công ty Nhật?
  • Tại sao bạn muốn sang Nhật làm việc?
  • Bạn ấn tượng công ty chúng tôi ở điểm nào?
  • Bạn biết gì về công ty của chúng tôi? (Về tầm nhìn, về sản phẩm, về văn hóa,….)
  • Bạn có ngại khi làm thêm không?
  • Bạn thích Nhật ở điểm nào? (Về văn hóa, con người, ẩm thực, du lịch,…)
  • Sau khi vào công ty bạn muốn làm điều gì nhất?
  • Hãy cho biết định hướng nghề nghiệp của bạn trong 3 năm sắp tới là gì?
  • Bạn nghĩ bạn sẽ cống hiến điều gì cho công ty của chúng tôi?
  • Dự định bạn sẽ làm tại Nhật trong bao lâu? (Hỏi thêm về gia đình, con cái,..)
  • Bạn học tiếng Nhật trong bao lâu? Tiếng Nhật có khó không?
  • Bạn có mong muốn sang Nhật trong tương lai không?
  • Bạn dự định làm ở Nhật trong bao lâu?
  • Bạn  hãy tự đánh giá năng lực kỹ thuật của bạn đang ở trình độ nào? Nếu xếp hạng đánh giá theo mức: fresher, junior, mid level, senior
  • Bạn hãy tự đánh giá khả năng lập trình ngôn ngữ C# của bạn ở thang điểm 10?
  • Bạn có được sự đồng thuận của gia đình về việc sang Nhật làm việc không?
  • Bạn có kinh nghiệm quản lý hay không?
  • Khi quản lý khó khăn lớn nhất của bạn là gì?
  • Bạn hình dung thế nào về nước Nhật và con người Nhật Bản?
  • Bạn đang ứng tuyển vào vị trí Unity Engineer tuy nhiên khi vào làm việc bạn có sẵn sàng đảm nhận những mảng kỹ thuật khác không?
  • Những thông tin mà bạn chưa cập nhật trong CV là gì?
  • Bạn có câu hỏi nào không?
  • Bạn có tham gia những hoạt động cộng đồng hay không?
  • Sếp của bạn đánh giá về bạn như thế nào?Có
  • Bạn bè, đồng nghiệp đánh giá về bạn như thế nào?
  • Bạn thường xuyên học thêm chuyên môn trên những website nào?
  • Bạn thường làm gì vào buổi tối?
  • Bạn có hay làm việc OT tại công ty cũ không?
  • Tại sao bạn lại dự định không học tiếp lên đại học?

 

Ngoài ra, nhà phỏng vấn có thể hỏi một số khái niệm chung chung như:

  • Bạn lập trình được trên những ngôn ngữ nào?
  • Bạn đã từng làm qua những framework nào? Version mấy?
  • Hãy cho biết đặc điểm của lập trình hướng đối tượng?
  • Bạn có biết qua design pattern, hãy kể một vài tên pattern và mô tả?
  • Hãy kể một vài kỹ thuật mới nhất gần đây là gì?
  • Gần đây bạn quan tâm đến kỹ thuật nào?
  • Nếu trình độ kỹ thuật cao hơn nhà tuyển dụng sẽ hỏi thêm các câu hỏi về: xử lý performance hệ thống, scale hệ thống, các câu hỏi về security, về quản lý dự án, quản lý con người, quản lý rủi ro,….


Về tác giả:

  • Nguyễn Lâm Thảo
  • Sinh năm 1980, tốt nghiệp ngành IT, trường ĐH Khoa học Tự Nhiên năm 2002. Ông có 18 kinh nghiệm làm việc trong ngành IT và 7 năm làm điều hành quản lý công ty và nhân sự. Có 7 năm kinh nghiệm làm việc tại Nhật, thiết kế, phát triển và vận hành nhiều hệ thống liên quan đến e-commerce, quảng cáo, mạng xã hội, ứng dụng smartphone, AR/VR/MR, IoT cho thị trường Nhật Bản và Việt Nam.
     

Việc tạo CV đúng chuẩn giúp gia tăng cơ hội trúng tuyển của bạn ít nhất 20%. Hãy nhanh tay tạo CV Rirekisho chuẩn Nhật hoặc CV chuẩn tiếng Anh theo các mẫu chuyên nghiệp nhất của GrowUpWork chúng tôi dưới đây nhé!