Làm thế nào để đề nghị tăng lương thành công?
Không hề dễ dàng gì để có một cuộc thảo luận thẳng thắn với quản lý và ban lãnh đạo của công ty về việc bạn đáng giá bao nhiêu đối với họ và càng khó hơn nếu bạn là người ngại các tình huống như vậy. Tuy nhiên, mong muốn tăng lương thì ai cũng có! Nếu bạn tin rằng bản thân xứng đáng được tăng lương, thì nội dung dưới đây sẽ cung cấp một vài gợi ý giúp bạn đề nghị tăng lương thành công!
Khi nào nên đề nghị tăng lương?
Performance Review (Đánh giá hiệu suất)
Nếu kiến thức chuyên môn của bạn đã tăng lên
Nếu đã đảm nhận thêm trách nhiệm
Nếu bạn thuộc Top best staff của công ty
Khi công ty đang hoạt động tốt
Cần làm gì trước khi đề nghị tăng lương
2. Chuẩn bị các lập luận của bạn
3. Ghi nhớ một con số hoặc tỷ lệ phần trăm chính xác
4. Thực hành và chuẩn bị cho các câu hỏi
Làm thế nào để nghị tăng lương?
Trang phục như khi đi phỏng vấn xin việc
Đưa ra lời thuyết phục của bạn
Đáp lại các yêu cầu giải thích
Khi nào nên đề nghị tăng lương?
Nếu bạn không phải là người quá ám ảnh về vấn đề tiền bạc trong sự nghiệp mà vẫn băn khoăn câu hỏi này thì có lẽ đã đến lúc bạn nên chuẩn bị cho một đề nghị tăng lương. Tuy nhiên xứng đáng được tăng lương và có khả năng được tăng lương hay không là hai vấn đề khác nhau.
Có rất nhiều lý do khiến bạn có thể xứng đáng được tăng lương - nhưng để thực sự có được tăng lương bạn cần có thời điểm thích hợp và tập hợp đầy đủ các nguồn lực để đảm bảo rằng bạn trình bày trường hợp của mình tốt nhất có thể.
Dưới đây là những thời điểm thích hợp để đề nghị sếp của bạn tăng lương:
Performance Review (Đánh giá hiệu suất)
Đánh giá hiệu suất là thời điểm tuyệt vời để yêu cầu tăng lương. Vì nhờ dịp này bạn không cần phải là người bắt đầu cuộc trò chuyện nên sẽ loại bỏ một chút lúng túng và lo lắng khi đặt ra câu hỏi.
Dù sao thì sếp hoặc người quản lý trực tiếp của bạn cũng đang mong đợi mọi người sẽ yêu cầu tăng lương trong khoảng thời gian này và nếu bạn có một đánh giá đặc biệt tích cực về hiệu suất làm việc trong thời gian qua, thì bạn có thể dễ dàng xác định xem hiệu suất của mình có đáng được nhận được một mức lương cao hơn chút không.
Mặt khác, nếu đánh giá hiệu suất của bạn không tốt, thì tốt hơn hết bạn nên đợi cho đến khi bạn nỗ lực để có đánh giá hiệu suất tốt hơn vào lần sau.
Nếu kiến thức chuyên môn của bạn đã tăng lên
Nếu bạn đã đạt được những bước tiến đáng kể về năng lực chuyên môn của mình trong thời gian làm việc tại công ty hoặc nếu bạn trở thành một ứng viên cạnh tranh cho các cơ hội ngoài kia hơn thì việc mong đợi một mức lương cao hơn là điều đương nhiên.
Cho dù đó là công ty tài trợ cho bạn nâng cao kỹ năng hoặc bạn tự đầu tư những điều giúp bạn hoàn thành công việc của mình tốt hơn thì bạn vẫn có thể sử dụng kiến thức mới này làm đòn bẩy để tăng lương.
Nếu đã đảm nhận thêm trách nhiệm
Nếu bạn đang làm thêm công việc hoặc gần đây đã được giao phụ trách cho các nhân viên khác theo bất kỳ cách nào, thì đây là thời điểm thích hợp để đề nghị tăng lương. Tốt nhất bạn có thể, hãy định lượng xem những nhiệm vụ bổ sung đó đã mang lại giá trị đáng kể như thế nào cho công ty.
Sau một dự án thành công
Tùy thuộc vào tính chất công việc của bạn, một số dự án quan trọng hơn những dự án khác. Khi bạn hoàn thành xuất sắc một dự án quan trọng, bạn nên đề nghị tăng lương khi mà điều đó vẫn còn mới mẻ trong tâm trí sếp của bạn. Đừng làm quá mức bằng cách yêu cầu tăng lương sau mỗi dự án.
Nếu bạn thuộc Top best staff của công ty
Thật khó để biết liệu bạn có được coi là best staff hay không, nhưng hãy nghĩ xem bạn được nhìn nhận như thế nào trong văn phòng. Nếu danh tiếng của bạn về công việc của bạn được biết đến vì là người luôn hoàn thành công việc vượt ngoài mong đợi, điều đó có thể mang lại cho bạn rất nhiều đòn bẩy trong các cuộc thảo luận về mức lương.
Khi công ty đang hoạt động tốt
Đây không phải là lý do duy nhất khiến bạn đề nghị tăng lương, nhưng nó sẽ tạo ra một phần thưởng xứng đáng nếu bạn cũng có một hoặc nhiều lý do ở trên. Yêu cầu tăng lương khi người quản lý của bạn đang căng thẳng về ngân sách và bộ phận của bạn đang có những đợt sa thải, bạn sẽ có thể bị ghét và nhận được các phản hồi tiêu cực.
Mặt khác, nếu công ty của bạn đang đạt được mức tăng trưởng hoặc lợi nhuận kỷ lục, bạn có điều kiện tuyệt vời để sử dụng các lý do được liệt kê ở phía trên để tăng lương.
Theo nguyên tắc chung, bạn sẽ muốn đề nghị tăng lương không hơn một lần mỗi năm. Vì những lý do thực tế, sẽ hiệu quả hơn nếu giữ mức lương của nhân viên ổn định đủ 1 năm tài chính (khoảng thời gian có độ dài tương đương một năm dùng cho công tác kế hoạch ngân sách của tổ chức hoặc quốc gia).
Cần làm gì trước khi đề nghị tăng lương
Ngay cả khi bạn đã sẵn sàng và xứng đáng được tăng lương, bạn cũng không thể ngay lập tức đưa ra đề nghị với sếp. Trước hết, bạn cần dành một chút thời gian để chuẩn bị cho cuộc họp thảo luận cẩn thận.
Hãy coi cuộc trò chuyện tăng lương như một cuộc phỏng vấn xin việc thứ hai. Bạn đang cố gắng chứng minh với ai đó rằng bạn xứng đáng được đánh giá cao hơn khi làm việc cho họ.
Vì giống như một cuộc phỏng vấn xin việc, bạn cần phải tổng hợp các con số và trình độ của mình. Dưới đây là một số điều bạn nên làm trước khi bước vào cuộc thảo luận tăng lương:
1. Nghiên cứu
Tìm hiểu những người ở cùng vị trí của bạn về những gì họ nhận được, kèm thêm đối chiếu về năng lực, kiến thức và sự đóng góp giữa bạn với họ. Đây là một trong những cách chắc chắn nhất để được tăng lương. Nếu công ty có khả năng để chi thêm và nếu họ biết bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn ở công ty khác thì họ thường sẵn sàng cân nhắc đề nghị của bạn.
2. Chuẩn bị các lập luận của bạn
Bạn muốn chuẩn bị sẵn một kế hoạch càng nhiều càng tốt về cách bạn sẽ hành động, nhưng hãy tránh đưa cho mình một kịch bản quá chi tiết. Thay vào đó hãy chuẩn bị một số gạch đầu dòng về những lý do hàng đầu của bạn và sẵn sàng thảo luận xem bạn đáng giá như thế nào.
Lập danh sách các thành tích gần đây của bạn - đặc biệt là những thành tích có dữ liệu số. Ví dụ: tăng doanh số bán hàng lên 14% hoặc tăng lưu lượng truy cập trang web lên 10.000 người xem.
3. Ghi nhớ một con số hoặc tỷ lệ phần trăm chính xác
Bạn không muốn tham gia cuộc thảo luận mà không có một mục tiêu cụ thể, nhất là về mức lương tăng mà bạn mong muốn. Sử dụng sự tìm hiểu và nghiên cứu trước đó của bạn để đưa ra một con số. Lưu ý rằng việc chọn một số không làm tròn có thể hiệu quả hơn vì nó cho thấy bạn đã thực hiện nghiên cứu của mình đến nơi đến chốn và thuyết phục tốt hơn!
Nếu bạn cảm thấy dễ nói về việc tăng lương của mình theo tỷ lệ phần trăm thay vì con số, bạn cũng có thể chọn điều đó. Trong khi nhiều người coi 3% là mức tăng lương tiêu chuẩn, bạn chắc chắn có thể làm nhiều hơn. Hãy đặt mục tiêu cao hơn mức bạn thực sự mong đợi, vì có nhiều khả năng sếp sẽ thương lượng giảm yêu cầu tăng lương ban đầu của bạn.
4. Thực hành và chuẩn bị cho các câu hỏi
Những giây phút căng thẳng trở nên dễ dàng hơn với buổi tập. Nhờ bạn bè, thành viên gia đình hoặc thậm chí tốt hơn là đồng nghiệp đã trải qua quá trình này trước đây để giúp chuẩn bị cho cuộc họp của bạn. Họ có thể giúp bạn điều chỉnh với góc nhìn là người nghe.
Thêm vào đó, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn với cuộc trò chuyện khi đã tự nói ra thành lời các lập luận của mình trước. Ngoài ra, hãy để người quản lý giả của bạn đặt câu hỏi cho bạn trong suốt cuộc trò chuyện này, bởi vì người quản lý thực sự của bạn chắc chắn sẽ làm vậy.
Làm thế nào để nghị tăng lương?
Có rất nhiều điều cần lưu ý trong lúc thảo luận về việc tăng lương với sếp của bạn, nếu bạn đã chuẩn bị tốt theo các bước ở phần trước thì bạn đã sẵn sàng ở phần này.
Dưới đây là quy trình từng bước để đề nghị tăng lương:
Đề xuất một cuộc họp
Cuộc trò chuyện về tăng lương phải diễn ra riêng tư và gặp trực tiếp hoặc thông qua cuộc gọi điện video nếu bạn đang làm việc từ xa. Hỏi riêng sếp xem khi nào là thời điểm thích hợp để thảo luận về mức lương của bạn.
Nếu sắp có đợt đánh giá hiệu suất, bạn không cần phải sắp xếp một cuộc họp, nhưng bạn có thể báo cho người quản lý của mình biết rằng bạn muốn nói về việc lương thưởng của mình trong buổi họp đánh giá sắp tới.
Trang phục như khi đi phỏng vấn xin việc
Dù ngày thường bạn có thể ăn bận khá thoải mái nếu công ty không có yêu cầu đặc biệt. Tuy nhiên với cuộc họp thảo luận về lương thưởng bạn nên làm cho nó trang trọng hơn một chút, ở đây có thể là qua trang phục của mình. Điều đó sẽ cho người quản lý của bạn thấy rằng bạn đang rất coi trọng cuộc họp này.
Mở đầu trực tiếp
Đi thẳng vào vấn đề khi cuộc họp bắt đầu, ví dụ:
Cảm ơn anh/chị đã dành thời gian để trò chuyện với tôi ngày hôm nay. Tôi muốn thảo luận về một số thành tích gần đây của mình và cách tôi đã tăng thêm giá trị cho dòng sản phẩm. Khi trách nhiệm của tôi đã tăng lên đáng kể, tôi rất trân trọng vì có cơ hội nói chuyện về mức lương của tôi với anh/chị.
Đưa ra một con số rõ ràng
Nếu người quản lý của bạn không chặn bạn ngay lập tức (điều mà họ không nên làm, nếu bạn đã sắp xếp trước cuộc họp này), thì bạn có thể tiến hành đề nghị mức tăng lương hoặc tỷ lệ phần trăm mà bạn muốn nhận được. Đề cập đến cách bạn ra được con số đó dựa trên nghiên cứu về mức lương của bạn.
Đưa ra lời thuyết phục của bạn
Bạn nên mong đợi các câu hỏi hoặc nhận xét sau khi đưa ra con số. Nói về những thành tích gần đây của bạn có giá trị quan trọng đối với công ty. Đề cập đến những trách nhiệm mới mà bạn đã đảm nhận. Bất kỳ lập luận nào bạn đã chuẩn bị, đây là nơi để bắt đầu sử dụng chúng. Hãy trình bày lời đề nghị này ngắn gọn, chắc chắn sẽ có nhiều cuộc trò chuyện hơn sau câu đề nghị đầu tiên này.
Đáp lại các yêu cầu giải thích
Sau lời đề nghị đầu tiên, sếp của bạn có thể hỏi về nghiên cứu tiền lương của bạn chi tiết hơn, về các dự án ấn tượng và giá trị từ những đóng góp cụ thể của bạn hoặc những gì bạn dự định làm khác hoặc làm thêm nếu được tăng lương.
Sẽ có một số thương lượng trước khi đưa ra con số chính xác, vì vậy hãy sẵn sàng thỏa hiệp.
Nếu bạn bị từ chối ngay lập tức
Nếu sếp của bạn thẳng thừng từ chối bất kỳ mức tăng lương nào, hãy sẵn sàng đưa ra những câu hỏi cụ thể về việc chính xác bạn cần làm gì để được tăng lương trong tương lai. Bạn cũng có thể cân nhắc các lựa chọn thay thế, chẳng hạn như khả năng thỉnh thoảng làm việc tại nhà, nhận tiền thưởng hoặc thời gian nghỉ phép bổ sung.
Gửi thư đề xuất tăng lương
Bạn nên gửi đề nghị tăng lương bằng văn bản. Công ty của bạn sẽ lưu hồ sơ này như một tài liệu chính thức về việc bạn yêu cầu tăng lương, cùng với con số bạn đã yêu cầu.
Bằng cách này, nếu bạn không nhận được mức tăng lương hoặc mức tăng lương nhỏ hơn bạn muốn, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa ra trường hợp của mình vào lần tiếp theo khi bạn yêu cầu tăng lương.
Cảm ơn sếp của bạn
Ngay cả khi bạn không đạt được như mong muốn từ cuộc thảo luận, hãy nhớ cảm ơn người quản lý của bạn đã dành thời gian. Bạn có thể gửi một email tiếp theo để bày tỏ lòng biết ơn và nếu sếp cần thời gian để cân nhắc, hãy nhắc lại những điểm chính của bạn trong thư này.
Nếu bạn không cảm thấy mình đang được trả công một cách công bằng, hãy bắt đầu tìm kiếm một cơ hội công việc mới. Tuy nhiên trong thời gian chờ đợi, hãy tiếp tục giữ phong độ làm việc chuyên nghiệp tại công ty hiện tại.
Kết luận
Đề nghị tăng lương không bao giờ là dễ dàng, nhưng đó là một phần thiết yếu trong quá trình phát triển sự nghiệp của bạn. Khi bạn hoàn thành tốt công việc vượt mong đợi và ngày càng có nhiều đóng góp quan trọng cho sự thành công của công ty, thì điều tự nhiên là bạn phải được trả công xứng đáng. Hi vọng những gợi ý trên đã giúp bạn có được một mức lương xứng đáng.
Tin tức liên quan
Những kỹ năng bạn cần học hỏi trong Blockchain Developer Roadmap
Thực trạng nghề Tester tại Việt Nam ở hiện tại và tương lai
Quản trị hệ thống là gì? Những kỹ năng quan trọng nhất của một System Admin
Hướng dẫn chọn nghề theo tính cách của bạn