Top 20 câu hỏi phỏng vấn System Admin và cách trả lời hay nhất
System Admin là một trong những lĩnh vực cực kỳ hot dành cho dân IT. Là vị trí có vai trò quan trọng trong hoạt động của công ty nên System Admin luôn nhận được ưu đãi rất tốt. Tuy vậy, để ứng tuyển vị trí quản trị hệ thống thì bạn cũng sẽ phải trải qua vòng phỏng vấn rất khó khăn. Vì vậy bạn nên tham khảo 20 câu hỏi phỏng vấn System Admin và cách trả lời cực hay sau để dễ dàng vượt qua vòng này.
System Admin là gì? Triển vọng nghề nghiệp của System Admin
Triển vọng nghề nghiệp của System Admin
Danh sách 20 câu hỏi phỏng vấn System Admin và cách trả lời
System Admin là gì? Triển vọng nghề nghiệp của System Admin
Đối với sinh viên hoặc người chưa tìm hiểu thì System Admin rõ ràng vẫn là một lĩnh vực khá xa lạ. Tuy vậy nếu tìm hiểu thì không ai đánh giá thấp vai trò cũng như triển vọng của nghề này.
Khái niệm System Admin
Quản trị viên hệ thống (System Admin) là người chịu trách nhiệm trong việc thiết kế, duy trì và bảo trì hệ thống máy tính. Trong đó máy chủ trong mạng công ty là vị trí đặc biệt quan trọng.
Vai trò của System Admin là làm sao để hệ thống mạng máy tính trong công ty luôn được vận hành một cách trơn tru và an toàn. Danh sách câu hỏi phỏng vấn System Admin cũng thường nhắc tới vấn đề này.
Nhiều người thường nói vui rằng nếu System Admin làm việc “cật lực” thì chính là lúc mà toàn bộ các bộ phận khác phải dừng lại để chờ.
- Đảm bảo an toàn internet và an ninh mạng
- Kiểm soát việc vận hành của hệ thống
- Hỗ trợ và xử lý kỹ thuật trong quá trình vận hành mạng
- Kịp thời sửa chữa và khắc phục khi có lỗi hệ thống
- Giám sát phần mềm và phần cứng của hệ thống
- Thay thế các thiết bị khi không thể sửa chữa hoặc can thiệp
- Đảm bảo hệ thống luôn được vận hành hiệu quả, trơn tru và an toàn
Triển vọng nghề nghiệp của System Admin
Không hề sai khi nói rằng ngành quản trị hệ thống đang ngày càng được đánh giá cao hơn.
Vốn dĩ System Admin luôn là lựa chọn ưu tiên tại các nước công nghệ phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc,...Xu hướng này chắc chắn cũng sẽ lan tới Việt Nam trong những năm tiếp theo.
Điều này là cực kỳ dễ hiểu bởi sự “len lỏi” của công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực của xã hội. Bất kỳ doanh nghiệp hay lĩnh vực nào hiện nay cũng đều cần dùng tới máy chủ và mạng máy tính.
Các công ty hiện nay thường xuyên lưu trữ dữ liệu và vận hành bằng máy tính. Do đó nhu cầu vận hành, sửa chữa và đảm bảo an toàn dữ liệu là cực kỳ lớn. System Admin chắc chắn sẽ có triển vọng cực kỳ cao.
React Native Engineer (iOS, Android), HCMC, NAB in collaboration with PTC
Positive Thinking Company
Thành phố Hồ Chí Minh
Android Engineer (All levels), HCMC, NAB in collaboration with PTC
Positive Thinking Company
Thành phố Hồ Chí Minh
Danh sách 20 câu hỏi phỏng vấn System Admin và cách trả lời
Như đã nói ở trên, System Admin là nghề hot nhưng những yêu cầu phỏng vấn cũng không hề dễ. Những người muốn tham gia cần thể hiện được bản thân trong khi đối mặt với nhà tuyển dụng.
Bạn hoàn toàn cũng có thể tạo ấn tượng với người phỏng vấn bằng bộ câu hỏi như sau:
Câu hỏi về kỹ năng bản thân
1. Trách nhiệm và công việc mà một System Admin cần đảm nhiệm?
Đối với dạng câu hỏi này thì bạn nên trả lời một cách đầy đủ và chính xác. Nội dung thì giống như những trách nhiệm chúng tôi đã nêu ra ở phần khái niệm ngành nghề.
2. Những sai lầm mà một System Admin thường gặp phải?
Đối với nhà tuyển dụng thì một người quản trị hệ thống tài giỏi là người biết nhận ra, khắc phục các lỗi thường gặp. Nếu để những lỗi này tiếp diễn thì khả năng xảy ra sai sót cục bộ cho hệ thống máy tính công ty là rất lớn.
- Chia sẻ tài khoản quản trị mạng máy tính công ty với thành viên khác trong team. Sau khi người đó nghỉ thì quên đổi mật khẩu kịp thời.
- Gói SSL không được gia hạn kịp thời khiến hệ thống trục trặc. Điều này dễ khiến khách hàng mất tin tưởng khi truy cập trang web công ty.
- Lơ là hoặc không theo dõi log Files nên lỗi hệ thống xảy ra mà không biết để ngăn ngừa từ trước.
- Trao quyền root máy tính cho người khác ngoài team. Đây là một lỗ hổng lớn khiến cho người khác có cơ hội can thiệp sâu vào máy chủ công ty.
- Nhân viên trong công ty nghỉ việc nhưng không chấm dứt tài khoản ngừng hoạt động. Điều này gây lãng phí tài nguyên và nguy cơ mất an toàn thông tin.
3. Các chứng chỉ quan trọng nhất đối với System Admin
Một người muốn ứng tuyển cho vị trí quản trị hệ thống thì cần khá nhiều kỹ năng. Những kỹ năng này cần được chứng minh qua các chứng chỉ quan trọng như sau:
- Red Hat Certified Engineer/Red Hat Certified System Administrator
- CompTIA Security+/CompTIA Server+
- Linux Professional Institute LPIC-1 Linux Administrator
- ServiceNow Certified System Administrator
- Azure Administrator Associate (Microsoft)
- VMware Certified Professional
4. Bạn có tự tin mình sẽ là một quản trị viên hệ thống giỏi hay không?
Đây là một câu hỏi khá mở nhưng lại có tính chất đánh giá tổng quát ứng viên. Nếu bạn quá tự tin mà không có căn cứ thì nhà tuyển dụng cũng đánh giá thấp. Ngược lại, nếu bạn tự ti thì họ cũng sẽ không tuyển bạn.
5. Tố chất quan trọng nhất đối với một System Admin?
Tiếp tục lại là một câu hỏi phỏng vấn System Admin có tính chất đánh giá cao. Thực tế có khá nhiều tố chất cần thiết cho một người quản trị hệ thống. Bạn có thể đưa ra nhận định theo bản thân nhưng cần có sự dẫn dắt, phản biện hợp lý.
Nhiều người tin rằng việc ra quyết định hiệu quả và tư duy phân tích là quan trọng nhất. Phân tích để tìm ra vấn đề, cách giải quyết. Trong khi đó khả năng ra quyết định giúp kỹ sư đưa ra giải pháp hiệu quả.
6. Bạn hãy kể lại một lần bạn gặp vấn đề và cách giải quyết?
Đây là câu hỏi mà bạn cần phải trả lời theo kinh nghiệm thực tiễn của bản thân. Bạn cũng không thể tự xuyên tạc những câu chuyện. Nếu bạn nhìn nhận vấn đề của đồng nghiệp rồi kể lại thì vẫn được chấp nhận.
Điều quan trọng là cách bạn nhìn nhận, phát hiện vấn đề. Ngoài ra, cách giải quyết của bạn cũng rất quan trọng.
Câu hỏi kiến thức nền về quản trị hệ thống công ty
1. VPS là gì? So sánh việc chọn VPS hoặc Hosting cho doanh nghiệp
Virtual Private Server (VPS) là máy chủ ảo riêng được phân tách và dùng tài nguyên được chia sẻ từ server vật lý. VPS có cách hoạt động tương tự máy chủ độc lập nhờ công nghệ ảo hóa nhưng có lượng tài nguyên nhỏ hơn.
- Độc lập như một máy chủ riêng biệt
- Không cần chia tài nguyên cho nhiều máy chủ khác
- VPS có hiệu năng, bảo mật và tốc độ xử lý cao hơn
- VPS phù hợp cho website cần sự ổn định, có lượng truy cập lớn và đặt nặng vấn đề bảo mật.
- VPS đòi hỏi System Admin cần có kiến thức về quản lý và kỹ thuật.
- Hosting cần chia tài nguyên cho những tài khoản khác.
- Tốn ít chi phí hơn và vận hành nhanh chóng hơn.
- Hiệu năng, bảo mật và tốc độ kém hơn.
- Hosting phù hợp cho website “mì tôm”: vận hành nhanh, lượng truy cập thấp và tài chính có hạn.
- System Admin không cần quá nhiều kiến thức quản lý và kỹ thuật.
2. Có lợi ích gì khi sử dụng High Availability?
High Availability (HA) là một giải pháp dùng để đảm bảo cho ứng dụng và cơ sở dữ liệu có thể truy cập được 24/24. Để cho hệ thống hoạt động liên tục thì HA cần tối thiểu 2 server chạy song song.
Nguyên lý là khi 1 server gặp sự cố thì sẽ có phương án dự phòng bồi đắp ngay lập tức. Điều này sẽ hạn chế tối đa tình trạng gián đoạn và giúp hệ thống hoạt động trơn tru.
[Cầu Giấy] Tuyển gấp Bridge System Engineer, Japanese N2 HOT
MRS SYSTEM CO., LTD
Room 02, Floor 12A, Viet A Building, No. 9 Duy Tan, Dich Vong Hau Ward, Cau Giay District, Hanoi City
3. Máy chủ Email là gì?
Câu hỏi phỏng vấn System Admin này được trả lời với 2 loại là Incoming Mail Server và Outgoing Mail Server:
- Incoming Mail Server bao gồm POP3, HTTP, IMAP. Máy chủ thư đến sẽ liên kết với 1 tài khoản Email. Sẽ không có trường hợp mà một tài khoản email có nhiều hơn 1 máy chủ thư đến.
- Outgoing Mail Server bao gồm SMTP. Hầu như mọi máy chủ sẽ sử dụng SMTP dành cho việc gửi Email.
4. Domain Controller là gì?
Domain Controller (DC) hiểu đơn giản là bộ điều khiển miền mạng. Đây là một hệ thống máy tính dựa vào Windows và sử dụng cho việc lưu trữ tài khoản của người dùng ở một cơ sở dữ liệu trung tâm.
Những dịch vụ như Active Directory Windows dùng trung tâm chính là DC để lưu trữ thông tin người dùng. Ngoài ra, nó còn có nhiệm vụ xác thực người dùng, thực hiện các chế độ bảo đảm tính bảo mật.
Domain Controller sẽ cho phép quản trị viên hệ thống quyền hoặc từ chối mọi truy cập vào mạng công ty.
5. Cơ sở dữ liệu AD sẽ được lưu trữ ở đâu?
Đối với câu hỏi phỏng vấn quản trị viên hệ thống này thì cách trả lời rất đơn giản. Nơi lưu trữ cơ sở dữ liệu AD đó là ổ C:\Windows\NTDS\NTDS.***
Những câu hỏi phỏng vấn System Admin khác
Ngoài những câu hỏi trên thì bạn cũng có thể tham khảo những câu hỏi điển hình như sau:
- System Admin có cần teamwork hay không?
- Có những file log nào tại VPS của Linux?
- VPN là gì? Có nên triển khai VPN cho doanh nghiệp?
- Active Directory là gì?
- Nhiệm vụ của Group Policy Objects?
- Giải thích về thư mục SYSVOL?
- WDS - Windows Deployment Services nên được dùng vào thời điểm nào?
- Giải thích sâu về cổng dùng từ DNS?
- Mục đích công việc của bạn khi ứng tuyển vào vị trí System Admin.
Khi công nghệ ngày càng phổ biến và doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu nhiều hơn thì mọi người sẽ càng cần kỹ sư quản trị hệ thống. Ngay từ bây giờ bạn có thể bắt đầu tìm hiểu những câu hỏi phỏng vấn System Admin. Điều này chắc chắn sẽ giúp bạn có công việc tốt và tương lai rộng mở.
Tin tức liên quan
Top 5 chứng chỉ dành cho developer uy tín nhất hiện nay
7 chứng chỉ dành cho Tester mà bạn không nên bỏ qua
Top 20 câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer và cách trả lời hay nhất
Top 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer và cách trả lời hay nhất