Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn về điểm mạnh

Trước khi phỏng vấn, điều quan trọng là bạn phải chuẩn bị cho những câu hỏi có khả năng được hỏi bởi người phỏng vấn. Việc này bao gồm đọc lại bảng mô tả công việc, lịch sử công ty và thương hiệu, đồng thời luyện tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn phổ biến. Các câu hỏi phỏng vấn về điểm mạnh hầu như xuất hiện trong mọi cuộc phỏng vấn xin việc. Bài viết này sẽ mang đến cho bạn một vài hướng dẫn hữu ích để ứng phó với các câu hỏi này!

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn về điểm mạnh
Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn về điểm mạnh

Không có gì lạ khi các ứng viên cảm thấy không thoải mái với những loại câu hỏi này, đó là lý do tại sao việc chuẩn bị tinh thần trước phỏng vấn là rất quan trọng. Bạn sẽ cần phải phân biệt rạch ròi giữa khoe khoang và hạ thấp bản thân khi đối mặt với những loại câu hỏi này. Bạn càng trung thực và sâu sắc hơn trong khi vẫn khiêm tốn thì càng tốt.

Vì sao nhà tuyển dụng muốn hỏi về điểm mạnh?

"Điểm mạnh nhất của bạn là gì?" - Có vẻ như đây là một câu hỏi khá bình thường khi nhà tuyển dụng đã xem qua CV của bạn, nhưng có một vài lý do khiến họ muốn biết thêm dựa trên câu trả lời của bạn khi phỏng vấn. Đó là:

Thế mạnh lớn nhất của bạn có phải là điều công ty họ cần

Xác định xem điểm mạnh và kỹ năng lớn nhất của bạn có phù hợp với nhu cầu của công ty hay không. Đây là lý do tại sao điều quan trọng là phải hiểu rõ ràng về mô tả công việc và đảm bảo rằng bạn chọn thế mạnh phù hợp với vị trí công việc đang ứng tuyển để trình bày.

Đánh giá giữa bạn với ứng viên khác

Đôi khi hai ứng viên có năng lực ngang nhau có thể có CV rất giống nhau nhưng việc nghe các ứng viên thảo luận về điểm mạnh và điểm yếu mà họ nhận thức được ở bản thân có thể giúp công ty xác định cá nhân nào sẽ phù hợp hơn với văn hóa của công ty.

Vì vậy, câu trả lời của bạn cần làm cho bạn khác biệt với các ứng viên khác.

Kiểm tra khả năng tự đánh giá khách quan của bạn

Những nhân viên tuyệt vời nhận thức được điểm mạnh của họ và biết cách tận dụng chúng để thành công đồng thời cũng nhận thức được điểm yếu của họ, vì vậy họ có thể yêu cầu giúp đỡ khi cần thiết và thực hiện các bước để cải thiện trong những lĩnh vực mà họ biết rằng họ gặp khó khăn.

Các câu hỏi về điểm mạnh cũng thuộc trong loại câu hỏi phỏng vấn hành vi và dựa trên các kỹ năng, thói quen và đặc điểm tính cách được tiết lộ trong câu trả lời của ứng viên. Chúng có thể cung cấp cho nhà tuyển dụng một cái nhìn sâu sắc chính xác đáng ngạc nhiên về kiểu người mà họ đang phỏng vấn.

Có thể bạn quan tâm: Cách trả lời câu hỏi về điểm yếu trong phỏng vấn

Cách trả lời câu “Thế mạnh lớn nhất của bạn là gì?”

Trước khi bạn bắt đầu viết ra câu trả lời của mình, hãy lập danh sách các kỹ năng hàng đầu của bạn phù hợp với các yêu cầu trong mô tả công việc. Bạn muốn chắc chắn rằng câu trả lời của bạn có liên quan.

Hãy xem xét cẩn thận các kỹ năng mềmkỹ năng cứng của bạn. Nghĩ về một vài trải nghiệm trước đây làm dẫn chứng nổi bật cho hai loại kỹ năng này. Lọc ra 2 đến 3 kỹ năng mạnh nhất và có liên quan nhất và chuẩn bị câu trả lời hoàn chỉnh.

Câu trả lời thành công là câu trả lời thể hiện điểm mạnh của bạn đã dẫn đến thành tích nghề nghiệp như thế nào và điều đó sẽ thúc đẩy các mục tiêu của bạn như thế nào đồng thời phù hợp với mục tiêu của công ty.

Mẹo trả lời câu "Thế mạnh lớn nhất của bạn là gì?"

Khi bạn xem xét kinh nghiệm của mình để hình thành câu trả lời, đây là một số điều cần ghi nhớ:

Hãy thận trọng với những điểm yếu tiềm ẩn

Một số điểm mạnh thực sự có thể là điểm yếu tùy vào tình huống. Ví dụ, trở thành một người cầu toàn có thể là một đặc điểm tốt trong bối cảnh kỹ lưỡng và xác định được lỗi. Tuy nhiên, nó có thể nhanh chóng trở thành điểm yếu nếu bạn quá chú tâm vào những chi tiết nhỏ đến mức trễ tiến độ. Điều này sẽ trở thành điểm yếu trong quản lý thời gian của bạn.

Có sự liên quan

Cố gắng chọn những điểm mạnh và kinh nghiệm mà bạn biết rằng sẽ có giá trị cho công ty mình đang ứng tuyển. Có thể nín thở trong mười một phút dưới nước có thể là một điểm mạnh hữu ích cần đề cập nếu bạn đang ứng tuyển làm hướng dẫn viên bơi lội nhưng sẽ không giúp bạn có được công việc chăm sóc khách hàng cho một công ty điện thoại.

Kết thúc tích cực

Hãy nói về điểm yếu của bạn trước, sau đó là điểm mạnh nếu người phỏng vấn hỏi về điểm mạnh và điểm yếu của bạn trong một câu hỏi. Bằng cách này, bạn có thể kết thúc câu hỏi một cách tích cực.

Nguồn tham khảo

Xem xét quan điểm của những người khác về điểm mạnh của bạn. Nếu bạn không có bất kỳ đánh giá tốt nào của người quản lý trước đây trong một tài liệu cụ thể để tham khảo, thì hãy liên hệ với đồng nghiệp hoặc những khách hàng, bất kỳ ai từng tương tác với bạn trong công việc để xin ý kiến từ họ về lợi thế của bạn.

Những điều cần tránh

Điều quan trọng không kém, hãy tránh những lỗi sau khi trả lời câu hỏi “Thế mạnh lớn nhất của bạn là gì?”:

Đừng lan man

Những câu trả lời dài dòng lặp đi lặp lại về mọi thứ bạn xuất sắc có thể tạo ấn tượng rằng bạn là người chưa tự tin vào bản thân, giao tiếp chưa tốt hoặc đang bối rối và không thể thể hiện tốt dưới áp lực.

Đừng khoe khoang

Cố gắng giữ một giọng điệu khiêm tốn, thực tế. Hãy mô tả điểm mạnh của bạn theo nghĩa thực tế, tập trung vào sự nghiệp chuyên môn hoặc học vấn của bạn thay vì cứ mãi tự mãn về việc bạn tuyệt vời như thế nào. Đặc biệt đừng nói những câu như “ Tôi tự mình làm hết mọi thứ”, “Tôi có thể làm mọi thứ hiệu quả!”

Đừng pha trò

Trừ khi bạn đang ứng tuyển với tư cách là một diễn viên hài. Ngay cả như vậy, thì pha trò hay phá cách trong câu hỏi này không phải là một ý tưởng tuyệt vời vì chính bạn đang thể hiện sự không quyết tâm với cơ hội công việc đó. Thoải mái nhưng đừng đùa giỡn.

Đừng nói dối 

Ai cũng biết điều này nhưng vẫn cần nêu lên một lần nữa về tính quan trọng của nó. Có thể người phỏng vấn sẽ kiểm tra tài liệu tham khảo của bạn. Một số nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với các đồng nghiệp cũ thông qua các trang mạng xã hội như LinkedIn của bạn, ngay cả khi những địa chỉ liên hệ đó không được liệt kê trong những thông tin mà bạn đưa cho họ.

Thêm vào đó, ngay cả khi bạn không bị bắt quả tang nói dối ngay lập tức, sẽ khá xấu hổ nếu bạn nhận được công việc và sau đó phải thừa nhận rằng bạn không thực sự biết điều nào đó mà bạn đã khẳng định là một trong những điểm mạnh nhất của mình khi phỏng vấn.

Đừng phóng đại

Tương tự như nói dối trong hầu hết các tình huống. Bạn đừng mắc phải sai lầm khi đặt kỳ vọng cao và sau đó làm nhà tuyển dụng của mình thất vọng. Ấn tượng tốt cần mang lại cũng quyết định rất lớn trong hành trình sự nghiệp còn lại của bạn.

Danh sách điểm mạnh nên chọn

Dưới đây là một số liệt kê về điểm mạnh mà bạn có thể chọn để đưa vào câu trả lời và cả CV của mình:

  • Hành động theo định hướng
  • Quyết đoán
  • Phối hợp tốt
  • Cam kết / tận tâm
  • Sáng tạo
  • Có định hướng chi tiết
  • Kiên định
  • Đồng cảm
  • Tập trung
  • Người lắng nghe tốt
  • Lãnh đạo
  • Ham học hỏi
  • Trung thực
  • Luôn đổi mới
  • Cởi mở để đón nhận những lời góp ý mang tính xây dựng
  • Đam mê với nghề nghiệp
  • Kiên nhẫn
  • Có lòng biết ơn
  • Teamwork
  • Quản lý thời gian
  • Đa năng / Linh hoạt
PRO TIPS

Không quan trọng bạn có nhiều điểm mạnh bao nhiêu mà đó là việc bạn biết chọn điểm mạnh nào để trình bày, dù ít nhưng chất lượng. Thế nên hãy chọn tối đa 2 điểm mạnh cho mình nếu câu hỏi không yêu cầu điểm mạnh nhất và đưa ra các dẫn chứng để cho thấy đó là điểm mạnh thực sự của bạn thay vì chỉ nêu tên điểm mạnh đó ra.

Mẫu trả lời câu hỏi "Thế mạnh lớn nhất của bạn là gì?"

Mẫu trả lời câu hỏi
Mẫu trả lời câu hỏi "Thế mạnh lớn nhất của bạn là gì?"

Câu trả lời của bạn cho câu hỏi này cần được thể hiện một cách khách quan - Nêu những gì bạn làm tốt đồng thời gắn điểm mạnh của bạn vào mục tiêu cá nhân cũng như mục tiêu tăng trưởng và phát triển của công ty.

Mẫu 1: Vị trí Sale Manager - điểm mạng là quản lý

Khả năng lãnh đạo luôn đến với tôi một cách tự nhiên kể từ khi tôi còn là một đứa trẻ. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bán hàng, tôi luôn đạt vượt các chỉ số KPI của mình và đã được thăng chức ba lần trong hai năm qua.

Tôi biết mình sẽ không thể đạt được những mục tiêu đó hàng quý nếu tôi không xây dựng, nâng cao kỹ năng và hướng dẫn các team của mình tiếp tục phá vỡ giới hạn của họ. Xây dựng các kỹ năng lãnh đạo và thăng tiến lên các vị trí quản lý cao hơn là những mục tiêu cá nhân quan trọng đối với tôi.

Mẫu 2: Vị trí Team Manager - điểm mạnh là sự cộng tác và khả năng dẫn dắt

Cộng tác trong môi trường làm việc nhóm luôn là nơi tôi cảm thấy thoải mái và hiệu quả nhất. Tôi đã dẫn dắt nhiều nhóm trong nhiều dự án với các mục tiêu khác nhau.

Vì từng đảm nhận vai trò quản lý cho team hiện tại của mình nên tôi tự hào đã cải thiện khả năng giữ chân nhân viên hơn 50% và năng suất làm việc tăng 18% trong 4 năm qua.

Mẫu 3: Vị trí Customer Services -  Điểm mạnh là đồng cảm, biết lắng nghe

Tôi là một người biết lắng nghe với khả năng đồng cảm, giúp tôi dễ dàng kết nối với mọi người và hiểu nhu cầu của họ. Tôi đã gặp những trường hợp khách hàng muốn ngưng việc sử dụng dịch vụ của công ty. Trong đó có một khách hàng nữ do mất việc đột ngột nên cô ấy không đủ khả năng tài chính để tiếp tục sử dụng dịch vụ của công ty tôi.

Không có cách nào để công ty tôi có thể đáp ứng nhu cầu của cô ấy, nhưng thay vì chỉ việc chấm dứt liên hệ và hợp động với khách hàng này, tôi đã chia sẻ với cô ấy nhiều lựa chọn dịch vụ ở những nơi khác phù hợp với ngân sách của cô.

Trong cuộc khảo sát phản hồi khách hàng của mình, cô ấy cảm ơn sự kiên nhẫn và thông cảm của tôi, đồng thời cô ấy đề cao hình ảnh công ty đã quan tâm đến những người mà họ phục vụ. Cô ấy nói rằng sẽ tiếp tục giới thiệu dịch vụ của chúng tôi cho những người khác.

Nhiều tương tác của tôi với khách hàng kết thúc theo cách này. Tôi nhanh chóng khám phá mọi giải pháp có sẵn trong chính sách của công ty, nhưng nếu không thể giúp được gì, tôi vẫn muốn mang lại cho khách hàng cảm giác tích cực bằng các nguồn bổ sung.

Mẫu 4: Project Manager - Điểm mạnh là kỹ năng sắp xếp, tổ chức.

Tôi có óc tổ chức cao và không bao giờ cháy deadline. Tôi rất tự hào về công việc của mình. Trong mười năm qua làm quản lý dự án, tôi chỉ có một lần ra mắt sản phẩm muộn, điều này đã dạy cho tôi bài học quan trọng về sự đánh đổi khi tôi phải dành thêm thời gian để sửa một lỗi thiết kế quan trọng.

Đó là một kinh nghiệm học tập quý giá. Nó đã cho tôi cơ hội để rèn luyện kỹ năng giao tiếp của mình khi tôi cần phải cho các bên liên quan biết về những rủi ro và trở ngại sắp tới.

Mẫu 5: Copywriter - Điểm mạnh là kỹ thuật viết quảng cáo, PR

Tôi có kỹ thuật viết tốt. Việc thay đổi cấu trúc câu và sử dụng các tính từ mạnh đến với tôi một cách tự nhiên và với chín năm kinh nghiệm viết bài quảng cáo trong một số ngành khác nhau, tôi đã học cách tìm ra sự cân bằng giữa sáng tạo và phân tích.

Một nhà văn mạnh mẽ có thể có tác động sâu sắc đến điểm mấu chốt khi nói đến quảng cáo và PR bên cạnh các khía cạnh khác trong hoạt động hàng ngày của công ty. Tôi tự tin rằng kỹ năng viết của tôi có thể đáp ứng nhu cầu của công ty anh/chị.

Kết luận

Người phỏng vấn biết rằng nói về điểm mạnh và điểm yếu có thể là một chủ đề không thoải mái đối với nhiều ứng viên. Nhưng nếu bạn chuẩn bị cho câu hỏi với những câu trả lời được suy nghĩ kỹ lưỡng thì sẽ đạt được lợi thế lớn. Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn có được câu trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn về điểm mạnh.


Tin tức liên quan

Top 5 chứng chỉ dành cho developer uy tín nhất hiện nay

Kỹ năng phỏng vấn| 2024-07-18
Lập trình viên đang được đánh giá là ngành nghề hot bậc nhất hiện tại và tương lai. Với mức lương thưởng cao, ngành IT luôn là “mảnh đất màu mỡ” để giới trẻ cạnh tranh lẫn nhau. Tất nhiên, để có một vị thế tốt trong lĩnh vực này thì bạn sẽ phải nỗ lực rất nhiều. Một trong những minh chứng cho năng l

7 chứng chỉ dành cho Tester mà bạn không nên bỏ qua

Kỹ năng phỏng vấn| 2024-07-17
Tester là ngành nghề được dự đoán sẽ rất "hot" trong tương lai gần tại Việt Nam. Vì vậy, ngay bây giờ bạn hãy tham khảo và thi 7 chứng chỉ dành cho Tester như sau đây. Hồ sơ tốt sẽ giúp bạn có mức lương và công việc rất tốt.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer và cách trả lời hay nhất

Kỹ năng phỏng vấn| 2023-12-09
Lập trình Mobile sẽ trở thành xu hướng với mức lương cao trong tương lai. Nếu bạn muốn theo đuổi và tham gia thì hãy tham khảo các câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer cực hay sau đây.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer và cách trả lời hay nhất

Kỹ năng phỏng vấn| 2023-12-09
IoT Engineer là lĩnh vực có tiềm năng cực kỳ lớn ở hiện tại và tương lai. Nếu tham gia được thì bạn sẽ có cơ hội phát triển cùng mức lương tốt. Nhưng trước hết hãy tham khảo 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer cực hay và cách trả lời sau đây để tự tin vượt qua vòng tuyển chọn.


Việc tạo CV đúng chuẩn giúp gia tăng cơ hội trúng tuyển của bạn ít nhất 20%. Hãy nhanh tay tạo CV Rirekisho chuẩn Nhật hoặc CV chuẩn tiếng Anh theo các mẫu chuyên nghiệp nhất của GrowUpWork chúng tôi dưới đây nhé!