Những kỹ năng phỏng vấn quan trọng mà nhà tuyển dụng cần phải biết
Nếu ứng viên cần phải trang bị kỹ năng trả lời phỏng vấn thì song song đó nhà tuyển dụng cũng cần phải có kỹ năng phỏng vấn xin việc chuyên nghiệp. Có thể nói, nhà tuyển dụng chính là cầu nối giữa doanh nghiệp và nhân sự, là người tìm ra những ứng viên tài năng và phù hợp nhất. Nếu không có kỹ năng phỏng vấn thì rất có thể nhà tuyển dụng sẽ đánh mất cơ hội sở hữu nguồn nhân sự “hiếm có khó tìm” cho doanh nghiệp của mình.
NHỮNG KỸ NĂNG PHỎNG VẤN MÀ NHÀ TUYỂN DỤNG CÂN PHẢI BIẾT
NHỮNG KỸ NĂNG PHỎNG VẤN MÀ NHÀ TUYỂN DỤNG CÂN PHẢI BIẾT
1. Kỹ năng đặt câu hỏi
Kỹ năng phỏng vấn quan trọng đầu tiên mà nhà tuyển dụng nhất định phải biết đó chính là kỹ năng đặt câu hỏi. Nghe thì tưởng chừng đơn giản nhưng để có được kỹ năng này nhà tuyển dụng phải trải qua cả một quá trình tích lũy thực tế. Nếu bạn không chuẩn bị trước các câu hỏi, bạn có thể sẽ bỏ lỡ cơ hội đánh giá ứng viên một cách chính xác nhất.
Muốn biết nên đặt câu hỏi nào thì bạn cần xác định các kỹ năng quan trọng cần thiết đối với vị trí tuyển dụng và kỹ năng nào nên được đánh giá trong cuộc phỏng vấn.
Có 3 loại câu hỏi mà nhà tuyển dụng nên hỏi:
Câu hỏi chung
- Là những câu hỏi làm rõ thông tin trên cv của ứng viên, ngoài ra bạn cũng có thể đặt câu hỏi làm rõ lý do ứng viên theo đuổi lĩnh vực nghề nghiệp hoặc muốn apply vị trí này ở công ty bạn.
Câu hỏi hành vi
- Các câu hỏi hành vi không chỉ hỏi về những gì ứng viên từng hoàn thành, mà còn khai thác được vì sao họ làm điều đó và làm điều đó như thế nào. Ngoài ra, vì dựa trên sự kiện thực tế, bạn có thể dễ dàng kiểm tra và xác thực thông tin.
- Câu hỏi hành vi sẽ giúp nhà tuyển dụng nhìn nhận ứng viên một cách chính xác nhất. Với những ứng viên không đủ tự tin và hiểu rõ bản thân thì sẽ có chút lúng túng vì đây đều là những câu hỏi khó. Một số câu hỏi giả định tình huống được rất nhiều nhà tuyển dụng yêu thích trong phần này.
Câu hỏi áp lực
- Là những câu hỏi dồn ứng viên vào trạng thái căng thẳng và thu thập phản ứng của họ trong những tình huống đó. Ví dụ như vì sao chúng tôi nên chọn bạn? Tại sao bạn bị đuổi việc ở công ty cũ?...
- Hoặc các câu hỏi mẹo giúp nhà tuyển dụng đánh giá tính cách, sự sáng tạo và khả năng giải quyết tình huống.
Bạn nên nhớ rằng đừng lạm dụng những câu hỏi chung chung vì nó sẽ không giúp bạn đánh giá ứng viên. Các câu hỏi về hành vi hoặc tình huống có hiệu quả hơn vì chúng khuyến khích các ứng viên phải suy nghĩ và kể câu chuyện của họ.
Nên tránh đặt các câu hỏi xâm phạm đời tư cá nhân của nhân viên và khiến họ khó xử như về hôn nhân, chiều cao, tôn giáo, khuyết tật.. Và không hỏi những thông tin mà ứng viên đã cung cấp trong CV.
Lưu ý: Nếu muốn so sánh và đánh giá giữa các ứng viên một cách dễ dàng cho cùng 1 vị trí công việc thì nhà tuyển dụng nên áp dụng một quy trình và đặt câu hỏi tương tự trong mỗi cuộc phỏng vấn. Nó sẽ giúp giảm thiểu sai lệch hoặc các yếu tố tiêu cực khác có thể len lỏi vào quá trình phỏng vấn.
2. Kỹ năng trả lời câu hỏi
Kỹ năng phỏng vấn tuyển dụng quan trọng tiếp theo đó chính là kỹ năng trả lời câu hỏi. Bạn nên nhớ rằng ứng viên và NTD đánh giá lẫn nhau trong cuộc phỏng vấn. Về phần mình, ứng viên sẽ cố gắng xác định liệu công việc có đáp ứng được nguyện vọng của họ không và liệu công ty có phải là nơi tốt nhất để họ làm việc hay không. Vì vậy, họ có thể hỏi những câu hỏi liên quan mà NTD sẽ có thể phải trả lời.
Nếu bạn đưa ra câu trả lời phù hợp, bạn có thể tạo được trải nghiệm tốt trong mắt ứng viên. Chuẩn bị trước câu trả lời có thể mất một chút thời gian, nhưng bạn sẽ chỉ cần làm điều này một lần trước khi giai đoạn phỏng vấn bắt đầu.
Bạn có thể hình dung các câu hỏi mà ứng viên sẽ hỏi, rồi tham khảo ý kiến đồng nghiệp. Nếu ứng viên hỏi điều gì đó mà bạn không biết câu trả lời hoặc không được phép tiết lộ, bạn phải khéo léo điều hướng cuộc phỏng vấn.
3. Kỹ năng đọc vị ứng viên
Những nhà tuyển dụng thâm niên nói rằng họ mất không quá 5 phút để đọc vị ứng viên. Khả năng đọc vị là cả một nghệ thuật. Để có thể đọc vị được ứng viên, trước tiên bạn phải có khả năng lắng nghe. Muốn lắng nghe tốt thì bạn phải tập trung. Lắng nghe là mấu chốt của tất cả các kỹ năng phỏng vấn khác.
Trong một cuộc phỏng vấn, ứng viên căng thẳng thần kinh, bồn chồn, lo lắng hoặc nói nhanh là điều bình thường. Trong khi ứng viên đang nói, hãy xem xét ngôn ngữ, cử chỉ của họ. Xem xét liệu các ứng cử viên có đang trong tư thế đĩnh đạc, tự tin không. Ứng viên đang thoải mái giao tiếp bằng mắt hay liên tục cố gắng để tránh ánh mắt của bạn? Điều quan trọng nhất là xem ứng viên thích thú với cuộc trò chuyện hay đang liếc nhìn đồng hồ như thể còn bận việc khác.
Nhà tuyển dụng cũng phải nhận thức được ngôn ngữ cơ thể của chính mình. Nghiêng một chút về phía trước có thể chứng minh sự quan tâm đến những gì ứng viên đang nói. Hãy thử gật đầu hoặc thỉnh thoảng mỉm cười để giúp ứng cử viên thoải mái.
4. Kỹ năng đánh giá để lọc ứng viên
Như đã nói, nhà tuyển dụng cần áp dụng chung một quy trình, một bộ câu hỏi dành cho ứng viên thì mới có cơ sở để đánh giá các ứng viên với nhau. Ngoài ta, cũng cần so sánh các ứng viên với nhau trước khi so sánh với bảng tiêu chí chung. Việc đánh giá chỉ nên thực hiện ở bước cuối cùng khi bạn bắt đầu chốt số lượng tuyển dụng.
Kết quả phỏng vấn có thể thiếu chính xác nếu nhà tuyển dụng đan xen tình cảm cá nhân hoặc do mẫu phỏng vấn không lớn… khiến ứng viên trúng tuyển là người giỏi nhất chứ không phải là người đáp ứng được yêu cầu công việc tốt nhất. Vì vậy, hệ thống đánh giá cần được lượng hóa đảm bảo tính quy chuẩn và bám sát nhất vào yêu cầu vị trí.
CÁC CÂU HỎI “TOÁT MỒ HÔI” KINH ĐIỂN CỦA NHÀ TUYỂN DỤNG
- Bạn hãy giới thiệu bản thân mình cho chúng tôi?
- Điểm mạnh/điểm yếu của bạn là gì?
- Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?
- Vì sao bạn lại muốn ứng tuyển vào công ty chúng tôi?
- Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?
- Bạn có còn thắc mắc nào không?
- Mục tiêu của bạn trong 2 năm tới là gì?
- Thành tích lớn nhất trong công việc của bạn là gì?
- Khả năng chịu áp lực công việc của bạn thế nào?
- Bạn dự định làm cho chúng tôi trong bao lâu?
- Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn?
- Quyển sách nào bạn hiện đang đọc?
- Kinh nghiệm của bạn trong công việc này là gì?
- Bạn nghĩ sao về việc phải đi công tác?
- Bạn có ngại khi phải làm việc tăng ca không?
- Hãy mô tả người sếp tuyệt vời nhất mà bạn từng làm việc cùng
- Bạn có luôn sẵn sàng đặt công ty lên trước lợi ích cá nhân?
- Bạn là người giỏi làm việc theo đội, theo nhóm?
Kỹ năng phỏng vấn là thứ chỉ có thể tốt lên nhờ kinh nghiệm và sự rèn luyện qua thời gian. Điều quan trọng nhất trong hành trang nhân sự thực chất là sự tự rút kinh nghiệm, nghiên cứu và tự hoàn thiện chính mình.
Tin tức liên quan
Top 5 chứng chỉ dành cho developer uy tín nhất hiện nay
7 chứng chỉ dành cho Tester mà bạn không nên bỏ qua
Top 20 câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer và cách trả lời hay nhất
Top 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer và cách trả lời hay nhất