Tôi trượt phỏng vấn chỉ vì một câu hỏi đơn giản
Không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng thì bạn có thể trượt phỏng vấn ngay cả câu đơn giản nhất. Hãy cùng GrowUpWork điểm qua những câu hỏi đơn giản nhưng ứng viên thường mắc sai lầm khi trả lời nhất nhé!
Dưới đây là một số câu hỏi đơn giản nhưng phần lớn ứng viên lại trả lời không tốt khiến họ thất bại trong buổi phỏng vấn xin việc!
Lý do bạn thôi việc ở công ty trước đây?
Bạn đã có người yêu hoặc gia đình chưa?
Trong quá trình làm việc / học tập trước đây bạn có những thành tích gì?
Lý do bạn thôi việc ở công ty trước đây?
Với câu hỏi này, bạn cho rằng đơn giản vì xuất phát từ quyết định nghỉ việc của bạn ban đầu thì có sao nói vậy thôi.
Thế nên, cái sai lầm tai hại nhất là kể ra hàng loạt điều tiêu cực nhất ở môi trường làm việc cũ, chẳng hạn như cấp trên khó tính, giao quá nhiều việc, ngày nào cũng là deadline, không cái này thì cái khác,... và mọi lí do đều dẫn đến một kết cục là bản thân bạn chán nản công việc rồi xin nghỉ.
Chính cách trả lời này sẽ làm công ty mới vô cùng e ngại về các khuyết điểm chí mạng mà bạn vô tình bộc lộ. Trong đó, điều khiến họ loại bạn khi nghe đến chi tiết bạn chán nản môi trường làm việc cũ nhưng không hề có đóng góp bất kỳ giải pháp tích cực nào để cải thiện nó và họ e ngại rằng nếu họ nhận bạn, thì sớm muộn gì bạn cũng ra đi, và nói những điều tiêu cực về công ty họ với công ty mới nhưng gì bạn đang trả lời với họ về công ty cũ.
Khuyến nghị khi trả lời những câu hỏi tuy đơn giản nhưng rất nhạy cảm này này hãy trình bày các lý do tích cực nhất có thể, như định hướng phát triển của công ty cũ không còn phù hợp với mong muốn phát triển những kỹ năng của bản thân nên bạn muốn tìm một môi trường phù hợp hơn.
Bạn đã có người yêu hoặc gia đình chưa?
Với câu hỏi này bạn đang nghĩ rằng nhà tuyển dụng chỉ đang hỏi thăm những thông tin cơ bản của bạn thôi thì chưa hẳn. Thật ra điều mà họ muốn biết thông qua câu trả lời này nhiều hơn bạn nghĩ đấy.
Trước hết, với suy nghĩ đơn thuần bạn sẽ trả lời rằng có hoặc chưa có gia đình / người yêu rồi không cho biết gì thêm thì cũng không đủ, nhưng nếu trả lời quá chi tiết tường tận về mối tình trước đó của bạn cũng là một lựa chọn sai lầm. Vậy phải nói như thế nào nhỉ?
Đối với các trường hợp các bạn chưa có người yêu ở thời điểm phỏng vấn thì hãy nói qua rằng trước đó mình đã trải qua mấy mối tình, và hãy thể hiện sự tích cực nhất của bạn trong thời gian chia tay, bạn là người lý trí, không để cảm xúc quá chi phối cuộc sống cũng như công việc của bạn.
Trong câu trả lời bạn cũng đừng trả lời quá tự nhiên và giàu cảm xúc vì nhà tuyển dụng sẽ chú tâm vào thái độ của bạn khi trả lời câu hỏi này hơn là nội dung của câu trả lời để đánh giá bạn xem có phải người cảm tính và có phù hợp với văn hóa làm việc của công ty không.
Trong quá trình làm việc / học tập trước đây bạn có những thành tích gì?
Câu hỏi tưởng chừng như rất đơn giản nhưng đôi khi cũng sẽ khiến bạn ú ớ. Khi bạn bối rối ngập ngừng cho các câu hỏi này thì sẽ có 2 lý do chính, một là bạn chưa tìm ra thành tích nào của bản thân trước đây vì hầu hết chúng khá nhỏ và bạn cảm thấy không xứng đáng để xem nó là thành tích, còn hai là trong đầu bạn đang có quá nhiều thành tích để kể và bạn không biết chọn thành tích nào và kể từ đâu.
Dù là trường hợp nào, bạn cũng cần có thời gian chuẩn bị cho câu trả lời này trước khi phỏng vấn.
Riêng đối với trường hợp thứ nhất, bạn hãy suy nghĩ trong các công việc hằng ngày của mình dù nhỏ nhất xem bạn đã cải tiến hiệu suất của nó như thế nào cũng là một thành tích cá nhân mà chúng ta thường gọi là “chiến thắng bản thân” đó, chứ chưa cần điều gì quá “đao to búa lớn mới gọi là thành tích”.
Còn đối với trường hợp thứ hai, trước khi phỏng vấn bạn cần liệt kê ra những thành tích từ trước tới giờ của bản thân mà bạn nhớ được, sau đó bạn lựa chọn ra thành tích nổi bật và thể hiện được thế mạnh của bản thân liên quan đến vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển để trình bày trước nhà phỏng vấn.
Điểm mạnh của bạn là gì?
Một câu tưởng chừng như mở ra cơ hội để bạn thuyết phục bạn xứng đáng với vị trí công việc này trước nhà tuyển dụng lại có nguy cơ trở thành điểm thất bại của bạn nếu mắc sai lầm trong câu trả lời này.
Những sai lầm mà ứng viên thường mắc phải khi trả lời câu hỏi này là:
Trường hợp một:
Trả lời một cách liệt kê các điểm mạnh mà thiếu những dẫn chứng cụ thể. Điều này sẽ khiến cuộc đối thoại mất đi không khí cởi mở, nhà tuyển dụng có thể sẽ mất thời gian khi yêu cầu bạn giải thích thêm về những điểm mạnh sau khi bạn liệt kê.
Điều này có thể khiến nhà tuyển dụng đánh giá thấp kỹ năng giao tiếp của bạn, sẽ là điểm trừ chí mạng nếu bạn đang ứng tuyển một công việc có yêu cầu cao về khả năng giao tiếp.
Trường hợp hai:
Vô tình để lộ điểm yếu trong khi nói về điểm mạnh. Một số ứng viên trở nên bối rối và khiêm tốn quá mức khi đang nói về điểm mạnh lại trình bày ra các điểm yếu của bản thân.
Ví dụ: "Thế mạnh của tôi là khả năng giao tiếp nhưng một số lúc áp lực tôi sẽ không muốn nói chuyện với ai". Khi trình bày điểm mạnh bạn hãy chỉ hãy đưa dẫn chứng về điểm mạnh đó, tránh thêm từ "nhưng" rồi nói về điểm yếu của mình. Nếu vô tình thể hiện điểm yếu trong câu trả lời này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là thiếu tự tin.
Trường hợp ba:
Bịa ra nhiều điểm mạnh không có liên quan và mang lại giá trị cho vị trí bạn đang ứng tuyển. Cái sai thứ nhất là bạn đã không trung thực và điểm sai thứ hai là bạn lạc đề.
Khi nhà tuyển dụng hỏi câu hỏi này thì chính họ cũng đang mong bạn trình bày những thế mạnh mà bạn tự tin phù hợp với vị trí công việc của họ, nếu nhận được một tràn các điểm mạnh nhưng không có cái nào có khả năng vận dụng vào công việc thì cũng không có giá trị gì.
Chính vì thế hãy chọn ra một số thế mạnh liên quan nhất và không cần quá nhiều, chỉ cần mỗi thế mạnh mà bạn nêu được những dẫn chứng thuyết phục từ quá trình làm việc, học tập trước đây!
Điểm yếu của bạn là gì?
Chắc hẳn đây không phải là một câu hỏi hóc búa mà nhà tuyển dụng muốn dùng đến để đánh đố bạn. Bởi vì khi hỏi về điểm mạnh thì ắt hẳn sẽ có điểm yếu, câu hỏi phỏng vấn về điểm yếu của ứng viên cũng là một trong những câu hỏi phổ biến, thường gặp.
Tuy thế ứng viên cũng sẽ gặp khó khăn và bối rối khi đến với câu hỏi này mà thiếu sự chuẩn bị, khiến bản thân bị trừ điểm. Dưới đây là hai trường hợp mắc sai lầm phổ biến nhất khi trả lời câu hỏi này:
Trường hợp một:
Bạn không có sự chuẩn bị cho những điểm yếu của mình để nói trước nhà tuyển dụng, khiến cách bạn trả lời trở nên ngập ngừng và vấp váp. Như vậy bạn đã tạo ấn tượng không tốt về sự chuẩn bị kém cũng như nhà tuyển dụng sẽ đánh giá thấp về khả năng thấu hiểu, tự đánh giá bản thân của bạn.
Bởi vì nhà tuyển dụng chú trọng khả năng phân tích bản thân của một ứng viên trong công việc. Một ứng viên luôn hiểu rõ mình mạnh ở đâu và khuyết điểm là gì sẽ đồng nghĩa với việc là ứng viên đó nhận thức được mình cần làm gì để cải thiện khuyết điểm và phát huy thế mạnh. Mục đích cuối cùng là khi tham gia vào công việc, nhân viên đó sẽ có khả năng đóng góp cho công ty.
Trường hợp hai:
Những điểm yếu mà bạn chọn để trình bày trước nhà tuyển dụng là những điểm yếu "chí mạng" đối với vị trí công việc họ đang tuyển dụng. Bạn có sự chuẩn bị và bạn hiểu bản thân mình, nhưng như thế là chưa đủ. Nếu những điểm yếu của bạn là những điểm yếu trực tiếp cản trở bạn trong vị trí công việc tiềm năng thì chắc chắn bạn sẽ thất bại.
Giải pháp là hãy chọn nói những điểm yếu không quan trọng đối với công việc kèm theo cách mà bạn đang hoặc đã thực hiện để khắc phục những điểm yếu này. Như vậy, bạn sẽ thành công vượt qua được câu hỏi này, tăng thêm tính thuyết phục với nhà tuyển dụng khi họ đang muốn kiểm tra xem bạn phù hợp với công việc này đến đâu!
Bạn có kinh nghiệm trong (tên nhiệm vụ / kỹ năng) không?
Khi nhà tuyển dụng hoặc người phỏng vấn đề cập đến một nhiệm vụ hoặc kỹ năng cụ thể trong câu hỏi của họ thì điều này có nghĩa là họ muốn xác nhận xem bạn có khả năng đáp ứng công việc không và mức độ bạn nắm chắc được nhiệm vụ / kỹ năng đó là bao nhiêu.
Với câu hỏi này sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với câu hỏi "trình bày những kỹ năng bạn đang có và những nhiệm vụ bạn thành thạo", khi mà bạn phải soạn ra những điểm nổi bật, liên quan nhất cũng như các dẫn chứng cụ thể.
Tuy nhiên trên thực tế, không ít các ứng viên không thể vượt qua câu hỏi này. Sai lầm nghiêm trọng nhất trong câu trả lời khiến họ thất bại nằm ở cách trả lời vòng vo. Nguyên nhân có thể là do ứng viên chưa thực sự thành thạo kỹ năng và nhiệm vụ mà nhà tuyển dụng đề cập đến nhưng rất sợ phải thừa nhận trực tiếp mà lại giải thích bên lề, xa rời trọng tâm.
Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy rất bực bội vì bạn đang lãng phí thời gian của cả hai, cũng như cho thấy rằng bạn là một người hay bào chữa, bao biện cho những thiếu sót của bản thân.
Giải pháp trong trường hợp này là bạn hãy trực tiếp và thẳng thắn trả lời "Có" hay "Không" trước, sau đó hãy tiếp tục giải thích thêm, nên kèm theo những hành động cho thấy bạn đang trau dồi kỹ năng và nhiệm vụ này.
Kết luận
Có thể nói trên đây là những câu hỏi phỏng vấn phổ biến cũng như đơn giản mà bất cứ buổi phỏng vấn xin việc nào ứng viên cũng có thể gặp phải. Hi vọng rằng nội dung này hữu ích để giúp bạn giảm thiểu khả năng trượt phỏng vấn chỉ vì một câu hỏi đơn giản. Chúc bạn vượt qua vòng phỏng vấn thành công và đến gần hơn với công việc mơ ước!
Tin tức liên quan
Top 5 chứng chỉ dành cho developer uy tín nhất hiện nay
7 chứng chỉ dành cho Tester mà bạn không nên bỏ qua
Top 20 câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer và cách trả lời hay nhất
Top 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer và cách trả lời hay nhất