Xây dựng thương hiệu cá nhân để tìm việc mong muốn

Khi bắt đầu tìm kiếm việc làm, mục tiêu của bạn là làm cho thông tin nhận diện của bạn đủ nổi bật để bạn được chọn cho một cuộc phỏng vấn việc làm. Khi bạn đến một buổi phỏng vấn việc làm, bạn có thể thuyết phục người phỏng vấn bằng cách tự tin thể hiện rằng bạn là một ứng viên xuất sắc. Một trong những cách tốt nhất để đạt được mục tiêu đó là xây dựng thương hiệu cá nhân để tìm được công việc mục tiêu.

Xây dựng thương hiệu cá nhân để tìm việc mong muốn
Xây dựng thương hiệu cá nhân để tìm việc mong muốn

Thương hiệu cá nhân là gì?

Xây dựng thương hiệu cá nhân hay đổi mới thương hiệu cá nhân (nếu bạn đang cân nhắc việc làm hoặc chuyển đổi nghề nghiệp) có nghĩa là quyết định con đường chuyên nghiệp của bạn và điều chỉnh thông tin ứng tuyển, kiến thức chuyên môn của bạn và những gì được thể hiện ra với các mối quan hệ và các nhân viên tiềm năng, để phù hợp với thương hiệu đó.

Thương hiệu của bạn, bên cạnh việc thể hiện những gì bạn có khả năng làm và nơi bạn đang hướng tới, sẽ cho nhà tuyển dụng thấy sự độc đáo của bạn, những gì bạn có thể mang lại và cách bạn sẽ gia tăng giá trị cho tổ chức của họ.

Bắt đầu xây dựng thương hiệu cá nhân thế nào?

Bước đầu tiên trong việc xây dựng hoặc đổi mới thương hiệu của bạn là xác định những gì bạn muốn thương hiệu đó đại diện cho. 

Cụ thể là bạn đang muốn làm việc loại công việc nào?

Bạn có muốn một công việc mới với vai trò tương tự hay công việc tương tự trong một ngành khác?

Nếu vậy, đó là một cập nhật thương hiệu tương đối dễ dàng.

Còn nếu bạn đang tìm kiếm một sự thay đổi trong nghề nghiệp, bạn sẽ cần đầu tư nhiều thời gian và năng lượng hơn vào việc xây dựng thương hiệu bản thân.

Kiểm tra trước về thương hiệu cá nhân

Tự Google và kiểm tra kết quả trước khi bạn bắt đầu thực hiện bất kỳ thay đổi về sự hiện diện của bạn trên mạng.

Bạn sẽ muốn xem thông tin hiện tại có sẵn về bạn phản ánh tính cách chuyên nghiệp của bạn như thế nào và đảm bảo rằng nó phản ánh rõ ràng vị trí công việc mà bạn muốn làm tiếp theo và định hướng sắp tới. Hãy nhìn nó từ quan điểm của một nhà tuyển dụng để xem bạn đang chia sẻ câu chuyện gì về những thành tựu và nguyện vọng của mình.

Lên kế hoạch

Điều quan trọng là phải tìm ra cách bạn sẽ đến được nơi bạn muốn. 

Sự nghiệp thực sự của bạn có cần một sự lột xác? Bạn có cần kỹ năng hoặc chứng chỉ mới không? Hay bạn có thể điều chỉnh thương hiệu của mình và cập nhật thương hiệu để phù hợp với công việc bạn muốn làm việc tiếp theo? Lập danh sách những việc bạn cần làm trước khi bắt đầu xây dựng thương hiệu. 

Có những điều bạn có thể làm ở công việc hiện tại để định vị bản thân để đạt được thành công trong công việc tiếp theo. Nếu sự nghiệp của bạn cần một cuộc đại tu lớn, nó sẽ đòi hỏi nhiều kế hoạch hơn và đầu tư nhiều hơn về thời gian.

Nâng cấp thông tin ứng tuyển

Bạn có thiếu các kỹ năng cần thiết để chuyển đổi thương hiệu cá nhân thành công không? Nếu bạn có thể khắc phục một thời gian, bạn có thể dễ dàng đạt được các kỹ năng cần thiết để củng cố trình độ của mình. 

Có rất nhiều lớp học miễn phí và học phí thấp mà bạn có thể tham gia để có được các kỹ năng nghề nghiệp mà bạn cần. Sau khi bạn đã nâng cấp bộ kỹ năng của mình, hãy tham gia một số dự án tự do để tạo danh mục kỹ năng liên quan đến mục tiêu xây dựng thương hiệu của bạn. Bạn có thể thêm những kỹ năng đó vào CV của mình và LinkedIn, đồng thời giới thiệu chúng trong Cover Letter của bạn.

Hãy cẩn thận

Cũng giống như tìm kiếm việc làm khi bạn hiện đang làm việc, hãy cẩn thận về những thay đổi bạn thực hiện có thể hiển thị với công ty hiện tại nếu bạn vẫn còn đang làm việc. Ví dụ: nếu bạn còn đang làm việc trong lĩnh vực bán hàng, bạn không thể thay đổi mọi thông tin của mình trên tài khoản mạng xã hội thành về người phát triển sản phẩm. Như vậy bạn cần từ từ kết hợp các chủ đề mới thay vì thay đổi nhanh chóng và lập tức.

PRO TIP:

Đảm bảo rằng “Share with the network” (chia sẻ cho mạng lưới các mối quan hệ) được tắt đi trong khi bạn cập nhật hồ sơ LinkedIn của mình nếu bạn đang “connect” với đồng nghiệp hiện tại. Nếu bạn thực hiện các thay đổi một cách chậm rãi và cẩn thận, bạn sẽ dễ dàng nằm trong tầm chú ý của họ.

Tạo lời tuyên bố thương hiệu cá nhân (Branding Statement)

Tuyên bố  thương hiệu là một tuyên bố ngắn gọn và hấp dẫn bao gồm những điều khiến bạn trở thành một ứng cử viên sáng giá cho một công việc. Viết tuyên bố thương hiệu có thể giúp bạn nắm bắt được bản chất của những gì bạn muốn đạt được trong giai đoạn tiếp theo của sự nghiệp.

Dành thời gian để viết tuyên bố thương hiệu của riêng bạn sẽ giúp bạn tập trung vào những gì bạn muốn đạt được với việc xây dựng thương hiệu hoặc đổi tên thương hiệu.

Thêm Branding Statement vào CV

Thêm Branding Statement - tuyên bố thương hiệu vào CV của bạn là một cách để cho nhà tuyển dụng thấy bạn có thể tăng giá trị cho tổ chức như thế nào nếu bạn được thuê. Đừng sử dụng cùng một tuyên bố thương hiệu cho mọi CV để ứng tuyển các vị trí công việc khác nhau.

Bởi vì, nếu tuyên bố thương hiệu giống nhau thì nó có thể thiếu sự phù hợp hoàn hảo với công việc bạn ứng tuyển, hãy dành thời gian để điều chỉnh nó để nó phản ánh những đặc điểm mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Như với tất cả các tài liệu tìm kiếm việc làm, điều quan trọng là phải cho nhà tuyển dụng thấy bạn là một trong những ứng viên có năng lực tốt nhất cho công việc.

Cập nhật Profile LinkedIn của bạn

Ngoài ra, hãy cập nhật Profile LinkedIn của bạn. Nó không nhất thiết phải khớp chính xác với sơ yếu lý lịch của bạn, nhưng nó phải đủ gần để vượt qua sự giám sát bởi vì nhà tuyển dụng sẽ kiểm tra nó. Hãy dành thời gian để viết một bản tóm tắt giàu thông tin, phản ánh sở thích nghề nghiệp của bạn và sẽ thu hút sự chú ý của người quản lý tuyển dụng.

Thay đổi dần trang LinkedIn của bạn

Thực hiện những thay đổi nhỏ theo thời gian sẽ ít được chú ý hơn. Ví dụ: bạn có thể dần dần thay đổi Profile LinkedIn của mình bằng cách làm lại một số mô tả công việc để phù hợp hơn với thương hiệu mà bạn đang hướng tới. Chúng vẫn nên phản ánh những gì bạn đã làm trong mỗi công việc, nhưng trọng tâm có thể thay đổi.

Cập nhật dòng headline cho LinkedIn

Phần tiêu đề của LinkedIn được thiết kế cho văn bản mô tả, ngắn gọn. Sử dụng điều đó để làm nổi bật các kỹ năng bạn có phù hợp với mục tiêu của bạn. Một lần nữa, đừng quá xa rời vai trò hiện tại nếu bạn đang được tuyển dụng. Nếu bạn hiện không làm việc, bạn sẽ linh hoạt hơn trong cách viết dòng headline của mình.

Làm lại CV của bạn

Một tùy chọn khác là giữ cho các mô tả công việc trên LinkedIn của bạn ngắn gọn và mơ hồ. Thay vì thay đổi LinkedIn, bạn có thể điều chỉnh CV của mình để phù hợp hơn với từng vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Sẽ không có sự khác biệt đáng chú ý đối với các nhà tuyển dụng hiện tại hoặc tương lai. Có những thay đổi nhỏ và đơn giản, nhưng rất mạnh mẽ mà bạn có thể thực hiện, có thể có tác động tích cực lớn.

Check tài khoản mạng xã hội khác

Thông điệp bạn đang gửi đến các nhà tuyển dụng và mạng lưới các mối quan hệ có thống nhất không? Khi họ xem từng tài khoản mạng xã hội công khai khác nhau của bạn, liệu họ có nhận được ấn tượng giống nhau không?

Nhất quán là điều quan trọng khi bạn sử dụng mạng xã hội để phát triển sự nghiệp. Việc sử dụng cùng một bức ảnh chuyên nghiệp trên các nền tảng sẽ giúp xây dựng thương hiệu của bạn.

Cập nhật thương hiệu cá nhân thường xuyên

Việc xây dựng lại thương hiệu cho sự nghiệp của bạn không phải là một việc chỉ xảy ra một lần. Công nghệ thay đổi, nền kinh tế đi lên hoặc đi xuống, các kỹ năng theo yêu cầu thay đổi theo thời gian và nguyện vọng nghề nghiệp của hầu hết mọi người thay đổi theo thời gian. 

Một người trung bình thay đổi công việc từ 10 - 15 lần trong sự nghiệp của họ. Sự nghiệp của bạn rất có thể cũng sẽ thay đổi theo thời gian.

Khi bạn có thêm kinh nghiệm làm việc, tham gia một khóa học hoặc học các kỹ năng mới, hãy thêm chúng vào CV và profile LinkedIn của bạn. Chỉnh sửa kinh nghiệm, kỹ năng trong CV của bạn khi bạn tiến lên để chúng phản ánh công việc bạn hướng đến.

Bằng cách thực hiện một số thay đổi chậm và ổn định, việc đổi thương hiệu của bạn sẽ được tiến hành và bạn sẽ có thể sử dụng thương hiệu thành công để thúc đẩy sự nghiệp của mình.

Kết luận

Xây dựng thương hiệu cá nhân là một việc xứng đáng để bạn cân nhắc, đặc biệt nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội việc làm mới, cũng như phát triển sự việc. Hi vọng rằng những thông tin trên đã gợi cho bạn nhiều ý tưởng để xây dựng thương hiệu cá nhân cho riêng mình!


Tin tức liên quan

Top 20 câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer và cách trả lời hay nhất

Kỹ năng phỏng vấn| 2023-12-09
Lập trình Mobile sẽ trở thành xu hướng với mức lương cao trong tương lai. Nếu bạn muốn theo đuổi và tham gia thì hãy tham khảo các câu hỏi phỏng vấn Mobile Developer cực hay sau đây.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer và cách trả lời hay nhất

Kỹ năng phỏng vấn| 2023-12-09
IoT Engineer là lĩnh vực có tiềm năng cực kỳ lớn ở hiện tại và tương lai. Nếu tham gia được thì bạn sẽ có cơ hội phát triển cùng mức lương tốt. Nhưng trước hết hãy tham khảo 20 câu hỏi phỏng vấn IoT Engineer cực hay và cách trả lời sau đây để tự tin vượt qua vòng tuyển chọn.

Top 20 câu hỏi phỏng vấn IT Comtor và cách trả lời hay nhất

Kỹ năng phỏng vấn| 2023-12-06
Bạn đang theo học hoặc định hướng làm IT Comtor? Bạn sắp trải qua buổi phỏng vấn IT Comtor? Hãy tham khảo 20 câu hỏi phỏng vấn IT Comtor và cách trả lời cực hay sau để vượt qua dễ dàng.

Tổng hợp những mẫu skill sheet trong ngành IT

Kỹ năng phỏng vấn| 2023-10-27
Skill Sheet là gì? Làm sao để viết Skill Sheet ấn tượng nhất? Có những mẫu Skill Sheet nào tốt? Toàn bộ những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong chia sẻ sau đây.


Việc tạo CV đúng chuẩn giúp gia tăng cơ hội trúng tuyển của bạn ít nhất 20%. Hãy nhanh tay tạo CV Rirekisho chuẩn Nhật hoặc CV chuẩn tiếng Anh theo các mẫu chuyên nghiệp nhất của GrowUpWork chúng tôi dưới đây nhé!