Các cách xưng hô của người Nhật CỰC CHUẨN cho mọi trường hợp
Cũng giống như người Việt, người Nhật xưng hô các cách khác nhau khi gặp những đối tượng và hoàn cảnh khác nhau. Nếu để bạn phải ghi nhớ và thành thạo hết các cách xưng hô của người Nhật sẽ mất khá nhiều thời gian. GrowUpWork xin tổng hợp các cách xưng hô của người Nhật trong từng tình huống cụ thể để bạn dễ học hơn.
Các hậu tố quan trọng trong tiếng Nhật
Cách xưng hô của người Nhật trong từng trường hợp
Cách xưng hô của người Nhật giữa người yêu với nhau
Các ngôi trong tiếng Nhật
Trong chào hỏi kiểu Nhật có 3 ngôi phổ biến đó là:
Xưng hô ngôi thứ 1
- わたし(watashi): tôi - hoàn cảnh thông thường.
- わたくし (watakushi): tôi - hoàn cảnh trang trọng hơn.
- わたしたち:watashitachi: chúng tôi.
- われわれ (ware ware): chúng ta.
- あたしatashi: tôi - dùng cho nữ giới.
- ぼくboku: tôi - dùng cho nam giới.
- あたし atashi: tôi - phụ nữ hay dùng. Giống わたし nhưng điệu đà hơn.
- おれ:ore: tao - dùng cho bạn bè, với người thân thiết.
Xưng hô ngôi thứ 2
- あなた anata: bạn - dạng lịch sự
- しょくん shokun: Các bạn - dùng với người ít tuổi hơn
- おまえ omae: Mày
- てまえ hay てめえ temae/temee: Mày - cách xưng hô bất lịch sự nhất đối với nhân xưng thứ hai.
- きみ kimi: em - cách gọi thân ái với người nghe ít tuổi hơn.
Xưng hô ngôi thứ ba
- かれ kare: anh ấy.
- かのじょう kanojou: cô ấy.
- かられ karera: họ.
- あのひと (ano hito)/ あのかた (ano kata): vị ấy, ngài ấy.
Các hậu tố quan trọng trong tiếng Nhật
Trong cách xưng hô của người Nhật có một vài hậu tố rất quan trọng và bạn phải phân biệt được trường hợp nào nên dùng, trường hợp nào không. Cụ thể như sau:
- せんぱい:senpai: có nghĩ là tiền bối, thể hiện tự tôn kính với người hơn tuổi và có nhiều kinh nghiệm hơn mình. Dùng cho đàn anh, người đi trước.
- こうはい:kouhai: với nghĩa là Hậu bối, là những người đi sau senpai. Dùng cho đàn em, người đi sau.
- さん:san: là cách xưng hô phổ biến trong tiếng Nhật, vì nó có thể áp dụng cho bất kỳ trường hợp nào. Trong trường hợp bạn không biết phải xưng hô thế nào thì San là phù hợp nhất.
- ちゃん:chan: sử dụng cho trẻ nhỏ, con gái, người yêu, bạn bè và người có quan hệ thân thiết. Chan sử dụng với những người cùng trang lứa hoặc kém tuổi.
- くん:kun: được đặt sau tên của các bạn trai nhỏ tuổi hơn mình hoặc là các bé trai. Trong lớp học ở Nhật, các học sinh nam thường được gọi theo cách này.
- さま:sama: là cách dùng cực kỳ tôn nghiêm và kính trọng. Thường đặt sau tên của các vị thần, thiên hoàng. Trong một số trường hợp mang ý nghĩa mỉa mai, khinh bỉ đối với những người có học làm sang. Đặc biệt không được dùng “sama” sau tên mình trừ trường hợp nói đùa với bạn bè.
- ちゃま:chama: thể hiện sự kính trọng, ngưỡng mộ đối với tài năng một người nào đó, dù tuổi tác không bằng.
- せんせい:sensei: dùng với những người có kiến thức sâu rộng, mình nhận được kiến thức từ người đó hay dùng với giáo viên, bác sĩ, giáo sư…..
- どの:dono: dùng với những người thể hiện thái độ cực kỳ kính trọng. Tuy nhiên cách nói này hiếm khi sử dụng trong giao tiếp hàng ngày.
- し:shi: từ này có mức độ lịch sự nằm giữa san và sama, thường dùng cho những người có chuyên môn như kỹ sư, luật sư.
Cách xưng hô của người Nhật trong từng trường hợp
Xưng hô trong gia đình
Ngôi thứ nhất:
- Boku (ぼく): tôi - dùng bởi các cậu con trai.
- Ore (おれ) : tao - nghĩa khá suồng sã nên nhiều gia đình không xưng hô theo cách này. Có một số ông bố vẫn dùng “ore” để nói chuyện với vợ hoặc con cái.
- Watashi (わたし): tôi - dùng bởi cả nam và nữ trong gia đình.
- Otousan (おとうさん): bố
- Okaasan (おかあさん): mẹ
- Ryoushin (りょうしん ): bố mẹ
Ngôi thứ hai và ngôi thứ ba
- おじいさん ojisan: Ông
- おばあさん obaasan: Bà
- おばさん obasan: Cô, dì
- おじさん ojisan: Chú bác
- おにいいさんoniisan : Anh
- おねえさんoneesan: Chị
- いもうとさん imoutosan: Em gái
- おとうとさんotoutosan: Em trai
Lưu ý: Tất cả các trường hợp trên đều có thể thay “san” bằng “chan”.
Xưng hô trong công ty Nhật
Xưng hô khi đi làm không quá phức tạp, bạn chỉ cần nhớ một vài cách xưng hô phổ biến dưới đây:
Ngôi thứ nhất: Watashi/Boku/Ore (dùng Ore với người cùng cấp hoặc cấp dưới)
Ngôi thứ hai:
- Tên riêng: dùng với người cùng cấp hoặc cấp dưới
- Tên + san/senpai: dùng với cấp trên
- Tên + chức vụ: dùng với cấp trên
- Omae: Nghĩa là mày, dùng với người thân thiết cấp dưới hoặc cùng cấp
- Kimi: Nghĩa là cô, cậu: dùng với cấp trên hoặc cùng cấp
Xưng hô trong trường học
Giữa bạn bè với nhau
Ngôi thứ nhất:
- Watashi/Boku: Tôi
- Ore: Tao - dùng cho bạn thân
- Xưng tên của mình nếu là con gái.
Ngôi thứ hai:
- Tên + Chan: bạn nói chung
- Tên + Kun: bạn nam
- Kimi: cậu, đằng ấy - dùng khi thân thiết
- Omae: mày - dùng với bạn thân
- Tên + senpai: gọi các anh chị khóa trước
Học trò với thầy cô
Ngôi thứ nhất: Watashi/Boku: tôi
Ngôi thứ hai:
- Sensei: thầy/cô
- Tên giáo viên + Sensei/Senseigata
Cách xưng hô của người Nhật giữa người yêu với nhau
- Khoảng 20 tuổi: Tên gọi + chan/ kun
- Khoảng 30 tuổi: Gọi bằng tên hoặc nick name của đối phương
- Khoảng 40 tuổi: Gọi trực tiếp tên không thêm chan / kun
- Trên 40 tuổi: Gọi tên + san
- Khi là vợ chồng: gọi là anata
Có thể bạn quan tâm: 10 Kỹ năng bạn phải biết khi làm việc với người Nhật
Cách xưng hô của người Nhật trong giao tiếp
Khi gọi người khác
- あなた:anata: bạn
- おまえ:omae: Mày (cách xưng hô suồng sã)
- きみ:kimi: em (dùng với nghĩa thân mật, thường sử dụng với người yêu)
- かれ:kare: anh ấy
- かのじょう: kanojou: cô ấy
- かられ:karera: họ
- あのひと: ano hito/ あのかた: ano kata: vị ấy, ngài ấy
Khi nói về mình
Đối với nam:
thường xưng là 私 (watashi), 僕 (boku),俺 ( ore): Tôi , ta, mình,…
- 私 Watashi: Tôi - Dùng khi lần đầu giao tiếp với người mới quen hoặc trong môi trường trang trọng, hoặc khi nói với người trên, mang tính rất lịch sự.
- -僕 boku: Tôi, mình - Xưng khi mình đã có được sự gắn kết, thân mật với người giao tiếp (bạn bè, người yêu, với cấp trên…)
- 俺 ore: Ta, tao, anh - Cách xưng hô suồng sã với tất cả mọi người. Dùng trong giao tiếp hàng ngày khi có quan hệ có đã hình thành trong thời gian dài, thể hiện sự tự do không ngại ngùng và sợ thất lễ với người nói chuyện.
Đối với nữ:
- Thường chỉ có 2 cách nói: 私( watashi) và あたし (atashi)
- Hầu hết dùng わたし(tôi). Còn あたし ( em, thiếp) dùng trọng quan hệ rất thân mật (vợ chồng, hoặc bạn gái thân thiết với nhau)
Một số cách xưng hô ít được dùng
Bạn có thể sẽ gặp một số cách xưng hô được dùng nhiều trong các bộ manga, phim truyền hình của Nhật nhưng ít gặp hàng ngày:
- Tên + Chi/Chan: cách nói điệu của chan
- Tên + Dono: Ngài, đại nhân - cách nói cổ của quan lại ngày xưa
- Sessha: Tại hạ
- Kyakka: Các hạ
Nếu bạn là một đơn hàng đi Nhật, đang tìm việc tại Nhật hoặc bất kỳ ai đang học cách giao tiếp với người Nhật thì việc xưng hô đúng là vô cùng khó khăn nhưng quan trọng hơn hết là bạn nên ăn nói khiêm nhường và đề cao mọi người, vì đó là thể hiện sự lịch sự, tôn trọng của bạn với người đối diện. Hệ thống cấu trúc ngôn ngữ của Nhật phức tạp và buộc người sử dụng phải biết vận dụng đúng hoàn cảnh, đúng đối tượng để thể hiện lời nói lễ độ và tao nhã.
Vì vậy, ngoài việc cách xưng hô của người Nhật, học chữ cái, các quy tắc… bạn cũng cần tìm hiểu thêm về văn hóa giao tiếp cơ bản của người Nhật để tránh sự khó chịu, mất lòng từ người đối diện nhé. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm: Trọn bộ 50 câu hỏi phỏng vấn tiếng Nhật mà bạn sẽ gặp
Tin tức liên quan
Các cách xưng hô của người Nhật CỰC CHUẨN cho mọi trường hợp