Học dev đi làm test hay học back-end lại đi làm front end

Có bao giờ bạn chứng kiến hoặc trải qua chuyện trái ngành trong nghề IT chưa? Thực tế chuyện làm trái ngành trong mọi lĩnh vực là khá phổ biến. Riêng chuyện học dev đi làm test hay học Back-end lại đi làm Front end xuất hiện khá nhiều. Vậy, nguyên nhân của việc làm trái ngành trong IT là do đâu? Lợi và hại của việc này ra sao? Thông tin sau từ GrowUpWork sẽ giúp bạn hiểu rõ hình thức này.

Chuyện đi làm trái ngành trong nghề IT

Thực trạng chuyện trái ngành trong nghề IT

Theo một thống kê của Bộ LĐ - TB & XH thì tỷ lệ sinh viên làm trái ngành sau khi ra trường lên tới 60%. Trong đó, công nghệ thông tin cũng là một lĩnh vực có người làm trái ngành khá lớn.

Trong giai đoạn hậu Covid và suy thoái kinh tế này, tỷ lệ người làm trái ngành trong nghề IT lại càng phổ biến hơn. Cho dù là IT thì việc tìm được công việc phù hợp, theo đúng chuyên ngành cũng không hề dễ dàng.

Muôn vàn kiểu làm trái ngành trong nghề IT

Chuyện trái ngành trong nghề IT hiện nay không phải là điều mới lạ. Thống kê theo kết quả nghiên cứu của TS. Trần Quang Tuyến, NCS. Vũ Bích Ngọc và TS. Vũ Văn Hưởng cho thấy có tới 60,6% sinh viên ngành toán - CNTT làm trái ngành sau khi ra trường.

Có rất nhiều kiểu làm trái ngành trong nghề IT

Tuy vậy, những con số này cũng lại được chia thành muôn hình, vạn trạng khác nhau. Có rất nhiều kiểu “nhảy ngành” khác nhau trong lĩnh vực IT.

  • Các kiểu làm trái ngành phổ biến trong nghề IT:
  • Chuyển từ một ngành IT này sang một ngành IT khác.
  • Học ngành IT này nhưng ra trường làm ngành IT khác.
  • Làm nghề khác nhưng tự học IT rồi làm ngành IT khác.

Những lý do khiến dân IT làm trái ngành

Những lý do sau đây khiến dân IT quyết định làm trái ngành 
  • Bản chất IT đã có nhiều hướng đi và chúng đều có nền tảng tương tự nhau.
  • Một số người lựa chọn sai ngay từ đầu do không biết mình thích gì, phù hợp với công việc nào để học.
  • Lập trình viên cảm thấy không phù hợp với công việc hiện tại, mất thời gian trong việc phát triển bản thân.
  • Mong muốn khám phá, thử sức ở lĩnh vực mới lạ.
  • Muốn thay đổi để hoàn thiện và gia tăng mức lương bản thân.

Những lợi ích và thách thức khi làm trái ngành trong nghề IT

Về cơ bản, chuyện trái ngành trong nghề IT vẫn có nhiều điểm lợi thế so với lĩnh vực khác. Điều này nhờ vào nền tảng sẵn có của công nghệ thông tin. 

Tuy nhiên, chúng tôi cũng không phủ nhận những thách thức mà bạn sẽ phải vượt qua khi làm trái ngành.

 
Lợi ích
  • Cùng trong nghề IT, cùng có nền tảng lập trình cơ bản nên sẽ không quá nhiều khó khăn và bỡ ngỡ.
  • Có cơ hội làm mới bản thân, khám phá ra nhiều khả năng mới.
  • Hiểu sâu hơn về quy trình phát triển phần mềm.
  • Kiến thức sâu rộng, đa dạng kỹ năng giúp tối ưu hóa hệ thống dễ dàng.
  • Cơ hội thăng tiến trong ngành IT.
  • Tăng tính sáng tạo và ứng dụng.
  • Tăng thêm các mối quan hệ, liên kết trong các ngành khác nhau của IT.
 
Thách thức
  • Dù có cùng nền tảng nhưng mỗi ngành vẫn có đặc trưng riêng.
  • Bạn sẽ phải chấp nhận đi sau và cần phải đi nhanh hơn để bắt kịp với nhiều người làm đúng ngành.
  • Chấp nhận rủi ro nếu “nhảy ngành” không thành công.
  • Sự cạnh tranh đối với cách lĩnh vực IT “hot” ngày càng cao.
  • Môi trường và văn hóa làm việc ở các ngành khác nhau trong lĩnh vực IT cũng có sự khác nhau.

Học Dev ra làm Test có ổn không?

Có một số người vốn dĩ là học về lập trình (Developer) nhưng sau khi ra trường lại làm Tester. 

Thực tế đây là 2 lĩnh vực có sự liên kết rất chặt chẽ với nhau. Lập trình viên đóng vai trò làm việc ở giai đoạn đầu tiên, là người Coder. Trong khi đó Tester lại là người kiểm tra, Fix Bug và hoàn thiện sản phẩm.

Công việc Tester tại Việt Nam thường có yêu cầu thấp hơn. Do đó đối với sinh viên ra trường hoặc Dev đang khó khăn tìm việc họ sẽ rất hay chọn làm Tester.

Tester bắt nguồn từ Dev có ổn không?

Các yêu cầu của một Tester bao gồm:

  • Kiến thức Testing: Các phương pháp, quy trình, kỹ thuật kiểm thử phần mềm. Tester cần có kiến thức về kiểm thử hộp trắng, hộp đen, kiểm thử hiệu năng, chức năng, hệ thống,...
  • Khả năng phân tích: Tester cần có kỹ năng phân tích theo yêu cầu dự án và xác định phạm vi kiểm thử. Ngoài ra, Tester cũng cần tạo ra nhiều kịch bản thử nghiệm để chẩn đoán độ hoàn thiện của dự án.
  • Kỹ năng báo cáo, ghi chép: Tester cần phải ghi chép một cách chi tiết về toàn bộ quá trình kiểm thử bao gồm Code, kết quả, các Bug phát hiện. Ngoài ra, Tester cũng cần thông báo về tình trạng kiểm thử, các vấn đề, hướng giải quyết một cách logic.
  • Kiến thức về lập trình và phần mềm: Tester không phải người viết code nhưng cũng cần hiểu cơ bản về Code và phần mềm. Điều này sẽ giúp Tester dễ nhìn ra được cách phần mềm hoạt động và tương tác lẫn nhau. Từ đó việc phát hiện, sửa lỗi trở nên dễ dàng hơn.
  • Kỹ năng mềm: Tester thường phải làm việc với lập trình viên, khách hàng và những Tester khác nên cần phải có nhiều kỹ năng. Đó là khả năng đọc - hiểu, truyền tải thông tin, giao tiếp hiệu quả, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề,...
  • Cẩn thận, chi tiết: Tester cần phải là người cẩn thận đến từng chi tiết. Như vậy thì mới có thể tìm được những lỗi nhỏ nhất và giúp sản phẩm hoàn thiện nhất. 
Nhìn chung, một Developer hoàn toàn có thể làm việc Tester. Họ có thừa năng lực và kiến thức về lập trình. Việc cần thiết chỉ là cải thiện các khả năng như giao tiếp, làm báo cáo, phân tích và tính cẩn thận.

Đánh giá khi học Back-End ra làm Front End

 
Front End
  • Phân tích Code
  • Thiết kế và xử lý Bug ứng dụng
  • Tạo ra giao diện cho trang web
  • Tối ưu giao diện người dùng
  • Ngôn ngữ lập trình: CSS, HTML, Javascript.
 
Back-End
  • Cập nhật, giám sát và thay đổi chức năng Web
  • Làm việc với các cơ sở dữ liệu truyền tới trình duyệt
  • Tập trung vào cách Website hoạt động
  • Ngôn ngữ lập trình: CSS, HTML, Java, Ruby on Rails, Python, PHP, .Net


Nhìn chung, Backend là công việc phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều so với Frontend. Người làm Frontend có khả năng thể hiện khả năng sáng tạo và thiết kế của mình để làm giao diện người dùng đẹp hơn.

Chính vì đặc trưng Frontend là phần tiếp xúc trực tiếp với giao diện web nên cho lập trình viên cảm giác thấy được thành quả ngay lập tức. Hiện nay, Frontend cũng trở nên nhanh và hiệu quả hơn nhờ có rất nhiều Framework và công cụ hỗ trợ.

So sánh Back-End và Front End

Đặc biệt, chính thị trường Frontend cũng có nhu cầu tuyển dụng cao hơn. Các doanh nghiệp có nhu cầu lớn trong việc tuyển dụng các lập trình viên xây dựng giao diện người dùng và tăng sự tương tác người dùng.

Những điều bạn cần chuẩn bị với chuyện trái ngành trong nghề IT

Khi bạn đang muốn làm trái ngành trong nghề IT thì nên chuẩn bị:
  • Nắm bắt thật kỹ càng các kiến thức, ngôn ngữ lập trình cơ bản, Framework phổ biến.
  • Tìm hiểu thật kỹ nhu cầu tuyển dụng, tương lai và các yêu cầu của ngành sắp nhảy sang làm.
  • Tích cực tự học các kiến thức mới liên quan tới ngành IT sắp nhảy.
  • Tham dự nhiều sự kiện, hội thảo IT để tạo mối quan hệ cũng như theo dõi tình hình phát triển các ngành IT.
  • Xây dựng các dự án nhỏ để rèn luyện và chứng minh khả năng của mình trong lĩnh vực mới.
  • Xác định thật kỹ càng đam mê, mục tiêu của mình trong tương lai.

Tạm kết

Chuyện trái ngành trong nghề IT đang thực sự phổ biến không chỉ tại Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Đây không phải là điều sai trái, thậm chí còn là một hướng đi có thể thay đổi tương lai của lập trình viên. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn hãy suy nghĩ, chuẩn bị thật kỹ trước khi chuyển ngành.
 


Tin tức liên quan

Lộ trình học Java Developer dành cho mọi lứa tuổi

Kiến thức kỹ thuật| 2024-10-20
Bạn muốn theo học ngành lập trình Java? Bạn chưa biết học và phát triển bản thân như thế nào? Hãy tham khảo lộ trình học Java Developer từ chuyên gia sau đây để tìm thấy hướng đi tốt nhất cho bản thân.

Tương lai ngành lập trình game liệu còn đủ tốt để theo đuổi?

Kiến thức kỹ thuật| 2024-10-18
Tương lai ngành lập trình game như thế nào? Liệu có mạo hiểm khi chọn ngành này? Làm sao để trở thành một Game Developer giỏi? Tất cả câu trả lời chính xác sẽ có trong thông tin sau đây.

Phân biệt nghề nghiệp: AI Developer và AI Engineer

Kiến thức kỹ thuật| 2024-10-17
AI Developer và AI Engineer là gì? Chúng có sự khác nhau như thế nào? Làm sao để chọn đúng ngành khi lựa chọn giữa AI Developer và Engineer? Thông tin sau sẽ giúp bạn hiểu rõ về 2 lĩnh vực này.

Machine Learning Engineer Là Gì? Tiềm năng và thách thức của ML Engineer

Kiến thức kỹ thuật| 2024-10-14
Machine Learning Engineer là gì? Làm sao để phát triển đối với công việc ML Engineer? Tất cả thông tin chi tiết và cách thành công khi định hướng Machine Learning Engineer sẽ có trong chia sẻ sau đây.


Việc tạo CV đúng chuẩn giúp gia tăng cơ hội trúng tuyển của bạn ít nhất 20%. Hãy nhanh tay tạo CV Rirekisho chuẩn Nhật hoặc CV chuẩn tiếng Anh theo các mẫu chuyên nghiệp nhất của GrowUpWork chúng tôi dưới đây nhé!