Những điều cần làm trên Con đường sự nghiệp của Game Developer

Game Developer là lĩnh vực mới được cực kỳ nhiều bạn trẻ yêu thích và theo đuổi trong thời gian gần đây. Đặc biệt, nhờ mức lương cao, khai thác tối đa sự sáng tạo và niềm đam mê giải trí, lập trình game thực sự mang lại nhiều cảm hứng mới. Tuy vậy, con đường sự nghiệp của Game Developer không thực sự “màu hồng”. Bạn hãy tham khảo chi tiết thông tin sau đây và hoàn thiện bản thân để có những bước tiến vững chắc nhất trên con đường này.

Điều khiến con đường sự nghiệp của Game Developer

Game Developer là gì? Tiềm năng của ngành lập trình game

Không phải là ngành nghề mới lạ tại Việt Nam nhưng số lượng người thực sự hiểu rõ Game Developer vẫn chưa quá nhiều. Thậm chí, một số sinh viên, phụ huynh còn cảm thấy lo lắng với tiềm năng của lĩnh vực này.

Khái niệm Game Developer

Game Developer thường được gọi với cái tên là lập trình game. Nếu nói rõ hơn thì đây là khái niệm chỉ toàn bộ những thành viên tham gia vào việc sáng tạo, thiết kế và hoàn thiện một trò chơi.

Game developer bao gồm cả lập trình viên, người quản lý, thiết kế đồ họa, trải nghiệm, sửa lỗi,...Tuy nhiên, về cơ bản lập trình viên vẫn là người đóng vai trò chính trong việc sản xuất một trò chơi mới.

Khái niệm Game Developer

Những kỹ năng mà một Game Developer cần có

Quy trình sản xuất một trò chơi đi từ việc lên ý tưởng, lập trình phần mềm, thêm hiệu ứng âm thanh/hình ảnh, hoàn thiện bảo mật/kỹ thuật, kiểm tra, vận hành và bảo trì.

Để có thể đảm bảo quy trình sản xuất này hoạt động tốt nhất thì một Game Developer cần sở hữu các kỹ năng:
  • Lập trình: Bạn buộc lòng phải thành thạo một hoặc một vài ngôn ngữ lập trình game như C#, C++, Python, phần mềm Unity, Unreal Engine,...
  • Tự học: Lập trình game cần phải tự mình học tập, nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm bản thân.
  • Đón đầu xu hướng: Bạn cần phải nhận thấy được xu hướng chơi game của giới trẻ để sáng tạo ra những trò chơi hấp dẫn nhất.
  • Ngoại ngữ: Game Developer biết ngoại ngữ để tăng khả năng đọc tài liệu, học hỏi và tạo các thiết lập cho người nước ngoài.
  • Teamwork: Bạn cần biết cách giao tiếp, làm việc với các bộ phận khác như thiết kế, âm thanh, tester,...để hoàn thiện trò chơi.

Ưu thế phát triển và hạn chế của Game Developer

Con đường sự nghiệp của Game Developer hiện nay đang có rất nhiều cơ hội để phát triển. Tuy vậy, bạn cũng đừng quên rằng đây là lĩnh vực sở hữu nhiều hạn chế cần vượt qua.

 
Ưu điểm:
  • Giới trẻ hiện nay rất yêu thích chơi game điện tử.
  • Thị trường game đa dạng với máy tính, điện thoại và cả tích hợp trên các phần mềm khác.
  • Mức thu nhập cao.
  • Có thể làm việc cho các công ty nước ngoài hoặc tự mình sáng tạo game riêng.
 
Hạn chế:
  • Áp lực thời gian, đặc biệt là trong lịch trình phát hành có sẵn.
  • Thị trường game có tốc độ phát triển nhanh chóng đòi hỏi người lập trình cần thích nghi, học tập liên tục.
  • Thị trường game cạnh tranh, cần nhiều yếu tố để thành công bao gồm cốt truyện, đồ họa, âm thanh và cả may mắn.

Con đường sự nghiệp của Game Developer diễn ra như thế nào?

Có thể nói rằng Game Developer là lĩnh vực có nhiều hướng đi nhất trong ngành IT. Bạn có thể lựa chọn nhiều ngã rẽ khi tham gia lập trình game. Tuy nhiên, nhìn chung chúng ta vẫn có thể điểm danh qua các mốc quan trọng như sau:

Giai đoạn học hỏi (Fresher/Junior Developer)

Hầu như bất kỳ ai trong chúng ta cũng sẽ bước qua giai đoạn “học việc” khi chỉ mới ra trường. Lúc này hầu như mọi người chỉ biết viết các Script cơ bản và hiểu sơ bộ cơ sở dữ liệu,...

Mặc dù chỉ là bắt đầu nhưng đây lại là giai đoạn rất quan trọng trên con đường sự nghiệp của Game Developer. Bạn đang là “tờ giấy trắng” nên hãy lựa chọn một môi trường, leader và phương hướng tốt nhất để học hỏi.

Trở thành một Game Developer 

Khi bạn đã học hỏi được từ 2 - 3 năm thì gần như có thể tham gia nhiều dự án về game hơn. Lúc này bạn có thể tự mình code các module quan trọng, phức tạp mà không cần cầm tay chỉ việc.

Đây cũng là giai đoạn quan trọng và bạn cần phải cẩn thận để tránh tình trạng “biết nhưng không hiểu rõ”. 

Giai đoạn "chín" của một người lập trình game
Bạn hãy hoàn thiện bản thân bằng các cách như sau:
  • Không ngừng tích lũy thêm kinh nghiệm, kiến thức lập trình.
  • Đi sâu tìm hiểu quy trình sản xuất game và các công cụ lập trình.
  • Tham gia nhiều sự kiện về công nghệ game và các dự án sản xuất.
  • Tìm hiểu nhiều hơn về các nhánh nghề nghiệp để có định hướng tốt nhất.

Ngã rẽ làm kỹ thuật (Technical) hoặc quản lý (Management)

Một thời gian sau khi làm lập trình viên thì bạn sẽ nghĩ tới hướng đi tiếp theo của bản thân. Bạn hoàn toàn có thể thay đổi nếu cảm thấy không phù hợp nhưng nếu chọn đúng ngay từ đầu thì bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

Có hai hướng đi phổ biến hiện nay trên con đường sự nghiệp của Game Developer đó là Technical Management.

 
Management (Quản lý)
  • Team Leader: Bạn sẽ dẫn dắt một đội nhóm nhỏ và đảm nhiệm vai trò quản lý, đào tạo. Ngoài ra, bạn cũng cần tham gia các công việc kỹ thuật.
  • Project Management: Bạn là người chịu trách nhiệm chính trong việc giám sát mọi thứ từ lúc bắt đầu dự án cho đến khi hoàn tất theo đúng tiến độ. Những thứ bạn cần quản lý bao gồm ngân sách, quy trình kỹ thuật, nhân sự, giải quyết vấn đề.
  • Manager/Director: Đây là vị trí cao nhất với vai trò dẫn dắt cả công ty/tập thể đi lên. Bạn sẽ đảm nhiệm vai trò tuyển dụng, phân bổ công việc, tài chính, truyền cảm hứng và đàm phán với khách hàng.
 
Technical (Kỹ thuật)
  • Senior Developer: Yêu cầu từ 3 hoặc 5 năm trở lên. Bạn cần hiểu rõ cơ sở dữ liệu, vòng đời của ứng dụng, dịch vụ và xây dựng được các trò chơi phức tạp trong quy mô lớn.
  • Technical Lead: Bạn cần là người am hiểu về công nghệ, thiết kế và lập trình. Bạn sẽ là người chịu trách nhiệm về khía cạnh kỹ thuật khi quyết định lựa chọn sử dụng công nghệ nào để làm game.
  • Software Architect: Yêu cầu từ 10 - 20 năm kinh nghiệm. Bạn cần nghiên cứu để đưa ra hướng thiết kế, giải pháp về các hệ thống phức tạp. Từ kế hoạch của bạn mà Junior, Senior Developer sẽ thực hiện và hoàn thiện.
  • Chief Technical Officer (CTO): Bạn là người quyết định về nền tảng, quy trình kỹ thuật và công nghệ của công ty. Bạn cũng cần phân bổ công việc, tuyển dụng nhân sự và hỗ trợ đào tạo, phát triển công nghệ. 
Đương nhiên, sau khi làm Game Developer tại các công ty một thời gian thì bạn hoàn toàn có thể lựa chọn hướng đi làm Freelancer hoặc Remote.

Những mẹo để thăng tiến nhanh chóng khi làm lập trình game

Thị trường Game tại Việt Nam hiện nay là vô cùng tiềm năng. Không quá sai khi nói rằng lập trình game tại nước ta chỉ mới bắt đầu phát triển. Nếu bạn có hướng đi chính xác thì tiềm năng thành công trong tương lai là rất lớn.

Để đạt được nhiều thành tựu trên con đường sự nghiệp của Game Developer thì bạn hãy ghi nhớ các mẹo sau:
  • Thích chơi game: Bạn nên trải nghiệm nhiều game để cập nhật công nghệ, xu hướng mới. Đam mê với các trò chơi cũng giúp bạn tìm ra niềm cảm hứng và các ý tưởng mới mẻ.
  • Không ngừng cải thiện khả năng lập trình: Bạn hãy nên học hỏi các ngôn ngữ lập trình mới một cách kỹ lưỡng nhất. Thị trường game luôn phát triển, khi bạn dừng lại thì sẽ bị bỏ rất xa.
  • Có thể bắt đầu với QA Tester: Quá trình làm công việc này sẽ giúp bạn hiểu rõ cách vận hành, các lỗi thường gặp và nhu cầu người chơi.
  • Tham gia các sự kiện về game: Đây là môi trường tốt để bạn tiếp nối đam mê, gặp gỡ và học hỏi được nhiều Game Developer giỏi.
  • Tự làm những dự án của bản thân: Bên cạnh việc thực hiện các công việc tại công ty thì bạn cũng nên có những ý tưởng của bản thân. Hãy hiện thực hóa các dự án nhỏ đó và biết đâu thành công lớn lại đến với bạn.

Lập trình game thực sự là một lĩnh vực mà bạn có thể theo đuổi trong nhiều năm tới đây. Tất nhiên, con đường sự nghiệp của Game Developer trước mắt vẫn còn không ít chông gai. Tuy vậy, nếu bạn có định hướng và cố gắng rõ ràng thì hoàn toàn có thể nhận được mức lương và thành quả xứng đáng.
 


Tin tức liên quan

Những tác động của AI trong lĩnh vực lập trình hiện tại và tương lai

Kiến thức kỹ thuật| 2024-08-10
AI trong lĩnh vực lập trình thực sự là một điểm sáng mà bạn nên hướng tới. Nếu biết cách tận dụng thì trí tuệ nhân tạo chính là một lĩnh vực cực kỳ tốt và mang lại cho bạn mức lương thưởng tốt.

Project Manager là gì? Những nguyên tắc để trở thành Project Manager hoàn hảo

Kiến thức kỹ thuật| 2024-07-31
Project Manager là gì? Những yêu cầu và tiêu chuẩn của công việc quản lý dự án ra sao? Làm sao để trở thành một Project Manager giỏi? Hãy theo dõi thông tin sau để thành công khi làm Project Manager

Scrum Master là gì? Cách để bạn phát triển khi làm công việc SM

Kiến thức kỹ thuật| 2024-07-30
Scrum Master là gì? Ngành này liệu có tiềm năng hay không? Làm sao để trở thành một Scrum Master thành công? Tất cả sẽ được giải đáp qua thông tin sau đây. Hãy theo dõi để có hành trang vững chắc khi làm Scrum Master.

System Admin là gì? Cách để trở thành một System Admin toàn diện

Kiến thức kỹ thuật| 2024-06-28
System Admin là gì? Làm sao để phát triển toàn diện khi làm việc trong ngành quản trị hệ thống IT? Thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ và có con đường sự nghiệp tốt nhất với System Admin.


Việc tạo CV đúng chuẩn giúp gia tăng cơ hội trúng tuyển của bạn ít nhất 20%. Hãy nhanh tay tạo CV Rirekisho chuẩn Nhật hoặc CV chuẩn tiếng Anh theo các mẫu chuyên nghiệp nhất của GrowUpWork chúng tôi dưới đây nhé!