Con đường sự nghiệp của một Data Analyst

Data Analyst là một trong những lĩnh vực có mức lương thưởng tốt nhất hiện nay. Tuy nhiên, đây cũng là công việc có yêu cầu và thách thức tương đối cao. Muốn phát triển một cách vững chắc nhất thì bạn cần có Roadmap thật sự tốt. Nếu bạn vẫn chưa có hình dung rõ về ngành nghề này thì thông tin lộ trình sau đây sẽ là lời giải đáp chính xác nhất.

Data Analyst Roadmap
Data Analyst Roadmap

Data Analyst là gì? Lương thưởng bao nhiêu?

Đối với những người đang học hoặc có tìm hiểu về ngành IT thì chắc chắn sẽ biết tới Data Analyst. Tuy nhiên, nếu bạn là người mới bắt đầu thì chắc hẳn đây vẫn là lĩnh vực khá mơ hồ. Đừng lo, chia sẻ sau đây sẽ là thông tin bổ ích và chính xác để bạn trở thành Data Analyst tốt.

Mô tả công việc Data Analyst

Công việc Data Analyst thường được gọi với cái tên thuần Việt là chuyên viên phân tích dữ liệu. Đây chính là chuyên ngành gắn liền với khoa học dữ liệu. Dữ liệu ở đây có thể là hình ảnh, âm thanh hoặc số,...

Những người làm Data Analyst thường sẽ có nhiệm vụ thu thập, chọn lọc dữ liệu. Từ đó họ sẽ tìm ra phương hướng giải quyết vấn đề, tối ưu và phát triển hệ thống. 

Muốn có Data Analyst thì trước tiên bạn cần hiểu quy trình phân tích và xử lý dữ liệu hệ thống.

Quy trình phân tích dữ liệu mà một chuyên viên cần thực hiện như sau:
  • Xác định mục đích: Chuyên viên cần biết mục đích của dự án cần làm là gì, trả lời cho câu hỏi nào. Đây sẽ là phương châm để chọn lọc và xử lý dữ liệu.
  • Thu thập và xử lý dữ liệu: Data Analyst có thể tìm kiếm dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Sau khi thu thập xong thì dữ liệu cần loại bỏ các dữ liệu dư thừa, thêm giá trị thiếu và chuẩn hóa chúng.
  • Khám phá - Phân tích dữ liệu: Sử dụng đồ thị, bảng tổng hợp để khám phá đặc trưng dữ liệu. Chuyên viên dùng phương pháp hồi quy, phân tích chuỗi - cụm để phát hiện xu hướng, mối quan hệ các mẫu.
  • Trực quan hóa dữ liệu và báo cáo: Dữ liệu sau khi được xử lý, phân tích cần hiển thị theo mô hình dạng bảng, đồ thị để mọi người có thể hiểu rõ. Kết quả phân tích cần được báo cáo cho các bên liên quan.
  • Đánh giá kết quả: Chuyên viên Data Analyst có nhiệm vụ đánh giá lại kết quả phân tích dữ liệu của bản thân. Từ đánh giá của bản thân và các bên liên quan thì tự chuyên viên sẽ có cải thiện trong những dự án tiếp theo.

Tiềm năng và lương thưởng của Data Analyst

Trong thời đại mà internet gần như có mặt trong mọi lĩnh vực thì các công việc liên quan tới phân tích dữ liệu lại càng trở nên quan trọng. Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn phát triển cũng cần đánh giá các dữ liệu để có kế hoạch phát triển.

Data Analyst rất có tiềm năng ở hiện tại và tương lai
Những dữ liệu được khai thác, phân tích sẽ là nguồn tài nguyên tuyệt vời để doanh nghiệp có chiến lược trong tương lai. Sự phát triển của Internet of Things, Big Data, Machine Learning và AI cũng giúp việc phân tích, xử lý dữ liệu trở nên dễ dàng, tối ưu hơn.

Các công việc cần đến Data Analyst bao gồm: tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, công nghệ, truyền thông - marketing, sản xuất - lắp ráp, logistics, y dược,....

Theo thống kê từ chuyên trang Payscale, mức lương mà Data Analyst cấp độ Junior đang nhận được dao động từ 40.000 - 77.000 USD mỗi năm. Con số này đối với các vị trí cao hơn nằm ở mức trung bình là 109.000 USD/năm.

Tại sao bạn nên có Data Analyst Roadmap rõ ràng

Nếu bạn đang có ý định theo đuổi con đường Data Analyst thì nhất thiết nên có một lộ trình rõ ràng. Dù mỗi người có xuất phát điểm khác nhau nhưng việc đi theo định hướng sẽ giúp bạn dễ tiến tới thành công.

Đi theo Roadmap sẽ đảm bảo cho bạn những kiến thức và kỹ năng cần thiết nhất. Đây chính là hành trang hoàn hảo để giúp bạn phát triển toàn diện trên con đường phân tích dữ liệu.

Việc đi theo lộ trình có thể tốn khá nhiều thời gian và công sức của bạn nhưng đổi lại đó chính là mức lương thưởng tốt. Thậm chí, chúng tôi cho rằng những người có lộ trình tốt sẽ có cơ hội thăng tiến rất cao trong nghề nghiệp này.

Các kỹ năng và chứng chỉ cần có khi làm Data Analyst

Data Analyst không phải là công việc quá phức tạp nhưng cũng có nhiều thách thức. Để có thể vững bước tới thành công trong lĩnh vực này thì bạn cần sở hữu những kỹ năng và chứng chỉ quan trọng như sau:

Những kỹ năng cần thiết cho Data Analyst

Bạn có bao giờ thắc mắc rằng cấp trên sẽ đánh giá mức lương thưởng, cấp bậc của bạn như thế nào không? Câu trả lời đó chính là nằm ở năng lực xử lý dữ liệu. 

Các kỹ năng cần có khi làm phân tích dữ liệu

Muốn thực hiện công việc xử lý, phân tích dữ liệu tốt thì bạn cần nắm vững các kỹ năng cần thiết. Khi bạn có nền tảng kỹ năng cá nhân tốt thì bất kỳ vị trí nào cũng hoàn toàn có thể phù hợp.

Một số kỹ năng quan trọng bạn cần học trên Data Analyst
  • Thành thạo các công cụ cơ sở dữ liệu: Những công cụ như Excel hay SQL là không thể thiếu để bạn thu thập, phân tích dữ liệu và trình bày.
  • Lập trình: Những ngôn ngữ như Python, R là điều tối quan trọng với mọi Data Analyst. Các công cụ này sẽ giúp bạn xử lý các tệp dữ liệu lớn và kết hợp với trí tuệ nhân tạo để đưa ra phương hướng tối ưu.
  • Kỹ năng phân tích dữ liệu: Bạn nên học các chương trình thống kê toán học để phân tích các dữ liệu đã được thu thập.
  • Kỹ năng trình bày: Bạn có thể dùng các công cụ như Tableau, Excel hoặc Jupyter Notebook để tạo ra các biểu đồ một cách trực quan nhất.
  • Kỹ năng mềm: Ngoài các kỹ năng cứng thì bạn cũng nên biết cách phản biện, trình bày, thuyết phục, làm việc nhóm, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề,...

Data Analyst cần những chứng chỉ gì?

Nếu bạn chỉ trình bày bằng CV thì cơ hội để được tuyển dụng vị trí tốt là không cao. Tuy vậy, nếu bạn biết cách bổ sung thêm những chứng chỉ thì bản trình bày sẽ trở nên ấn tượng hơn rất nhiều.

Ngoài ra, quá trình học thi các chứng chỉ cũng là cách tuyệt vời để bạn nâng cao kiến thức, kỹ năng của bản thân. Đương nhiên, bạn cũng nên thi lấy những chứng chỉ thực sự uy tín.

Các chứng chỉ dành cho Data Analyst mà bạn không nên bỏ qua bao gồm:
  • Google Data Analytics Professional Certificate: Đây là chứng chỉ phân tích dữ liệu chính thức của Google. Với chứng chỉ này thì bạn sẽ chỉ phải học online 6 tháng là có thể làm sạch, trực quan hóa và phân tích dữ liệu.
  • IBM Data Analyst Professional Certificate: Chứng chỉ này được học trong 11 tháng và tổ chức online. Những kiến thức quan trọng về SQL, Python, IBM Cogno và Excel đều sẽ được đào tạo và thi một cách chặt chẽ.
  • Microsoft Certified - Power BI Data Analyst Associate: Chứng chỉ cao cấp của Microsoft chỉ dành cho người đã có kiến thức về dữ liệu. Khi đạt được chứng chỉ này thì bạn sẽ thăng tiến rất nhanh.
  • AWS Certified Data Analytics: Đây cũng là chứng chỉ dành cho người đã có kinh nghiệm và chuyên môn. Tuy nhiên, chứng chỉ AWS dành cho người làm việc trên dịch vụ web của Amazon.
  • SAS Statistical Business Analyst Professional Certificate: Nếu bạn đã có kiến thức về lập trình SAS và muốn học hỏi thêm khả năng dự đoán, lập mô hình thống kê thì đây là chứng chỉ quan trọng.
  • CompTIA Data Analytics Plus certification: Chứng chỉ này yêu cầu người tham gia đã có từ 1 năm kinh nghiệm trở lên. Mức điểm thi bạn cần đạt được là từ 675 trở lên

Chi tiết Data Analyst Roadmap từ A - Z

Muốn phát triển vững vàng trên con đường phân tích dữ liệu thì bạn tuyệt đối không nên vội vàng. Cho dù bạn đang ở vị thế nào thì việc học hỏi, phát triển cũng luôn rất cần thiết.

Hãy để bản thân phát triển toàn diện với Data Analyst Roadmap như sau:

Bắt đầu học công cụ cần thiết

Để học Data Analyst thì hiện nay có rất nhiều hướng tiếp cận. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng việc học công cụ vẫn là trực quan và phù hợp nhất cho đa số mọi người.

Bạn nên học sử dụng các công cụ chính như Python, SQL và Power BI. Khi nắm vững các ngôn ngữ này thì việc phân tích, xử lý dữ liệu sau này sẽ cực kỳ dễ dàng.

Tiến tới học Business Intelligence Analysis (Phân tích dữ liệu kinh doanh)

Bước quan trọng nhất trên hành trình Data Analyst có lẽ là việc học phân tích dữ liệu kinh doanh. Nếu bạn là người mới hoặc trái ngành thì đây cũng là quá trình tốn khá nhiều thời gian.

Về cơ bản, bài toán cho chuyên viên phân tích dữ liệu là kết hợp giữa tư liệu thô quá khứ với kiến thức chuyên môn về sản phẩm của doanh nghiệp để tìm ra hướng giải quyết, phát triển. 

Những điều bạn cần hiểu khi học phân tích dữ liệu:
  • Nắm được vấn đề của sản phẩm, mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới.
  • Kỹ năng thu thập, chọn lọc và tối ưu dữ liệu.
  • Kỹ năng phân tích, chuẩn đoán kết quả từ dữ liệu thu thập được.
  • Nắm vững các kỹ thuật phân tích như tổ hợp, hồi quy,...

Nâng cao kỹ năng Data Analyst

Khi bạn đã cảm thấy tự tin với kỹ năng của bản thân và có nhiều kinh nghiệm trong ngành Data Analyst thì tuyệt đối không nên ngồi yên. Hãy phát triển bản thân bằng việc nâng cao các kỹ năng phân tích dữ liệu.

Học thêm AI, Big Data, Machine Learning để thăng tiến nhanh

Hiện nay khá nhiều chuyên gia đang cố gắng học thêm các kiến thức về Machine Learning, AI,...để tối ưu hóa quá trình phân tích dữ liệu và định hướng kết quả.

Data Analyst thực sự là một công việc có thể mang lại đam mê, mức lương thưởng cao cho bạn ở hiện tại và tương lai. Hãy cụ thể hóa ước mơ của mình bằng Data Analyst như trên đây. Chúng tôi tin rằng một công việc tốt với mức lương ưu đãi đang chờ bạn ở phía trước.
 


Tin tức liên quan

IT Manager là gì? Cách để bạn trở thành một IT Manager giỏi

Kiến thức kỹ thuật| 2024-09-19
IT Manager là gì? Làm công việc này cần những kỹ năng nào? Làm sao để trở thành một IT Manager giỏi? Hãy tham khảo thông tin sau đây từ chuyên gia và bạn sẽ nhanh chóng trở thành người quản lý IT xuất sắc.

AI Developer Roadmap: Lộ trình đi đến thành công

Kiến thức kỹ thuật| 2024-09-18
AI Developer chính là lĩnh vực tiềm năng nhất ở hiện tại và tương lai. Tuy vậy, đây cũng là ngành có tính khắc nghiệt cao hàng đầu. Do đó bạn hãy nên đi theo AI Developer Roadmap chuẩn nhất sau đây nhé.

Phân biệt Data Analyst vs Data Scientist: Ngành nào tốt hơn?

Kiến thức kỹ thuật| 2024-09-17
Bạn đang phân vân giữa Data Analyst và Data Scientist? Bạn không biết nên làm ngành nào tốt hơn? Hãy để thông tin phân biệt Data Analyst vs Data Scientist sau đây giúp bạn hiểu rõ.

Con đường sự nghiệp của một Data Analyst

Kiến thức kỹ thuật| 2024-09-13
Bạn muốn làm việc trong ngành Data Analyst? Bạn muốn có mức lương thưởng và vị trí cao khi theo đuổi ngành nghề này? Hãy tham khảo và thực hiện theo Data Analyst Roadmap sau đây.


Việc tạo CV đúng chuẩn giúp gia tăng cơ hội trúng tuyển của bạn ít nhất 20%. Hãy nhanh tay tạo CV Rirekisho chuẩn Nhật hoặc CV chuẩn tiếng Anh theo các mẫu chuyên nghiệp nhất của GrowUpWork chúng tôi dưới đây nhé!