IT Manager là gì? Cách để bạn trở thành một IT Manager giỏi
Công nghệ thông tin (IT) đang là lĩnh vực được rất nhiều bạn trẻ yêu thích hiện nay. Không chỉ có mức lương thưởng tốt mà IT còn chắc chắn trở thành ngành nghề cốt lõi trong thế giới công nghệ tương lai. Không chỉ làm lập trình viên mà nhiều bạn còn có mong muốn phát triển cao hơn ở công việc quản lý (Manager). Vậy, IT Manager là gì? Làm sao để trở thành một người quản lý giỏi? Thông tin sau đây từ chuyên gia GrowUpWork sẽ giúp bạn phát triển toàn diện với công việc này.
IT Manager là gì? Mô tả công việc của người quản lý IT
Những vị trí của IT Manager trong doanh nghiệp
Tiềm năng và thách thức của IT Manager
Những thứ bạn cần làm để trở thành IT Manager giỏi
Rèn luyện các kỹ năng cần thiết
IT Manager là gì? Mô tả công việc của người quản lý IT
IT Manager là người chuyên quản lý và đưa ra phương hướng phát triển cho hệ thống và thông tin của doanh nghiệp. Nói một cách đơn giản hơn thì đây chính là người quản lý bộ phận công nghệ thông tin.
Giải mã công việc IT Manager
Người quản lý IT gần như có vai trò quan trọng nhất đối với hệ thống thông tin của doanh nghiệp. Đường hướng phát triển và độ ổn định của bộ phận IT được quyết định bởi vị trí này.
- Định hướng: Tiếp thu ý kiến từ khách hàng, cấp trên đồng thời nghiên cứu để tìm kiếm giải pháp, xây dựng chiến lược công nghệ thông tin cho doanh nghiệp.
- Giám sát: Quản lý và giám sát cả con người lẫn công nghệ. Những hệ thống như server nội bộ, web, phần mềm, phần cứng,...đều cần được giám sát liên tục.
- Phát triển con người: IT Manager trực tiếp tuyển dụng, đào tạo và phát triển lập trình viên. Quản lý cũng đưa ra đường hướng phát triển cho bộ phận IT của công ty.
- Thực hiện các dự án công nghệ: IT Manager sẽ là người trực tiếp nghiên cứu, chỉ đạo để thực hiện các dự án của công ty. Người quản lý tốt cần giúp bộ phận IT hoàn thành dự án một cách tốt và tối ưu nhất.
- Nâng cấp và Backup cho hệ thống: IT Manager cần thiết kế, quản lý hệ thống công nghệ của doanh nghiệp. Hạ tầng công nghệ cần được nâng cấp liên tục. Ngoài ra, quy trình bảo mật, sao lưu và khắc phục sự cố cũng cần được kiểm soát chặt chẽ.
Những vị trí của IT Manager trong doanh nghiệp
Cũng là quản lý IT nhưng trong một doanh nghiệp sẽ có một số vị trí khác nhau. Không phải bạn hiểu IT Manager là gì thì cũng biết toàn bộ các vai trò này.
Sự phân bổ các vị trí Manager phụ thuộc vào năng lực của người quản lý và yêu cầu của vị trí đó.
- Team Leader: Đây là vị trí dẫn dắt một nhóm Developer và Fresher. Nhiệm vụ chủ yếu của Team Leader đó là quản lý con người, dẫn dắt, lên kế hoạch và cả lập trình.
- Project Manager: Vị trí này chỉ quản lý theo từng dự án. Không chỉ con người mà Project Manager còn phải quản lý cả ngân sách, tiến độ và chất lượng dự án.
- Manager/Director: Người Director yêu cầu cao về kinh nghiệm và kỹ năng quản lý. Họ sẽ có vai trò dẫn dắt đội ngũ Developer phát triển theo định hướng của doanh nghiệp.
- Chief Technical Officer: Giám đốc kỹ thuật là người quản lý toàn bộ nhân sự, ngân sách, các dự án và định hướng phát triển công nghệ thông tin của doanh nghiệp. Đây là vị trí cao nhất với mức lương thưởng ấn tượng nhưng yêu cầu, áp lực cũng rất lớn.
Tiềm năng và thách thức của IT Manager
IT được xem là ngành có mức lương thưởng và tiềm năng tốt nhất hiện nay. Đương nhiên, IT Manager cũng là công việc mà mọi người đều hướng tới. Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ rằng công việc này sở hữu không ít thách thức khó lường.
- Mức lương thưởng tốt: Tại Việt Nam hiện nay mỗi IT Manager có thể nhận từ 30 triệu đồng mỗi tháng. Con số này sẽ tăng nhiều hơn khi bạn có nhiều kinh nghiệm.
- Phát triển bản thân: Vị trí Manager yêu cầu bạn không chỉ kỹ năng lập trình mà còn cả giao tiếp, nghiên cứu, lên kế hoạch,...Đây chính là một quá trình để bạn hoàn thiện bản thân.
- Đón đầu công nghệ: Quản lý luôn là vị trí được tiếp xúc sớm với các công nghệ mới, cốt lõi. Đây là vị thế tốt để bạn đón đầu các phát minh mới và tiên tiến.
- Áp lực cao: Muốn ở vị trí quản lý thì bạn phải biết cách chịu áp lực ở nhiều phía. Không chỉ quản lý, khách hàng mà chính những lập trình viên ở dưới cũng sẽ tạo áp lực cho bạn. Những yếu tố như tài nguyên, nhân lực, tài chính, kết quả dự án đều cần được tối ưu.
- Yêu cầu nhiều: Khi bạn hiểu IT Manager là gì thì cũng sẽ biết đây là vị trí có yêu cầu cao. Bạn không chỉ cần khả năng lập trình mà còn rất nhiều thứ như giao tiếp, quản lý, sắp xếp, nghiên cứu, lên kế hoạch, backup,...
- Phải liên tục phát triển: Quản lý ở một lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh như IT là không hề đơn giản. Nếu bạn không liên tục phát triển bản thân thì cả bộ phận và doanh nghiệp đều sẽ chịu thiệt hại.
Những thứ bạn cần làm để trở thành IT Manager giỏi
Như ở các phần trên chúng tôi đã nói, IT Manager thực sự là một vị trí khó khăn. Để ngồi vào chức vụ quản lý không dễ, hoàn thành nó một cách tốt lại càng có nhiều thách thức hơn. Tuy vậy, nếu bạn hoàn thành tốt thì những lợi thế mang lại sẽ là vô cùng tuyệt vời.
AI Developer HOT
Agency-Assist.lnc
Tòa nhà QCOOP, 647 Lý Thường Kiệt, Phường 11, Tân Bình, Hồ Chí Minh 700000
Software Developer HOT
Agency-Assist.lnc
Tòa nhà QCOOP, 647 Lý Thường Kiệt, Phường 11, Tân Bình, Hồ Chí Minh 700000
Muốn làm tốt khi ở vị trí IT Manager thì bạn hãy nhớ các yếu tố sau đây:
Rèn luyện các kỹ năng cần thiết
IT Manager là gì? Đó không đơn thuần chỉ là vị trí như lập trình viên thông thường. Ngồi vào vị trí này thì bạn sẽ phải quản lý rất nhiều thứ từ con người tới ngân sách và tiến trình dự án. Do đó những kỹ năng yêu cầu đối với người quản lý cũng là rất nhiều.
- Nền tảng lập trình vững chắc, hiểu rõ phương hướng hoạt động của doanh nghiệp.
- Biết cách giao tiếp, trình bày, đào tạo và động viên với các thành viên trong nhóm.
- Xây dựng tầm ảnh hưởng và quan hệ với lập trình viên, cấp trên, khách hàng.
- Kỹ năng quản lý ngân sách, thời gian, tiến trình dự án.
- Lập kế hoạch, quản lý rủi ro.
Học và thi các chứng chỉ quan trọng
Nếu bạn đang là lập trình viên và muốn phát triển lên vị trí IT Manager thì kỹ năng thôi là chưa đủ. Doanh nghiệp đương nhiên sẽ muốn bạn chứng minh năng lực của bản thân. Trong đó, cách tốt nhất chính là việc thi lấy chứng chỉ.
- Certified Associate in Project Management (CAPM).
- Certified in Governance of Enterprise IT (CGETT).
- Certified in Risk and Information Systems Control (CRISC).
- Certified Information Security Manager (CISM).
- Certified Information Systems Security Professional (CISSP).
Xây dựng lộ trình hoàn hảo ngay từ ban đầu
Nếu bạn muốn xây dựng con đường của bản thân trở thành quản lý công nghệ thông tin thì nên có lộ trình hoàn hảo nhất với bản thân.
- Rèn luyện kỹ năng và kiến thức lập trình.
- Xây dựng mối quan hệ và tạo tầm ảnh hưởng trong doanh nghiệp.
- Rèn luyện khả năng quản lý thời gian, tài chính.
- Học cách phân tích dự án, xử lý các vấn đề một cách tối ưu.
- Thi lấy các chứng chỉ quan trọng về IT Manager.
- Hoàn thành các dự án được giao một cách tối ưu nhất.
- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, trình bày và lãnh đạo.
Tới đây chắc hẳn không còn ai thắc mắc IT Manager là gì nữa. Bạn hãy bắt đầu ngay với lộ trình cũng như các kỹ năng, chứng chỉ như trên đây để nhanh chóng trở thành người quản lý xuất sắc. Chắc chắn lương thưởng bạn nhận được ở vị trí này sẽ là vô cùng tuyệt vời.
Tin tức liên quan
Lộ trình học Java Developer dành cho mọi lứa tuổi
Tương lai ngành lập trình game liệu còn đủ tốt để theo đuổi?
Phân biệt nghề nghiệp: AI Developer và AI Engineer
Machine Learning Engineer Là Gì? Tiềm năng và thách thức của ML Engineer