Làm game hay học lập trình game cần những gì?

Bạn biết không, làm game hay học lập trình game là một điều không hề dễ dàng chút nào. Có nhiều bạn nghĩ chỉ cần biết thạo ngôn ngữ lập trình là được. Nhưng chưa đủ đâu nhé nó còn cần các kỹ năng khác nữa nhé, hãy đón xem để hiểu rõ ngay dưới đây!

Làm game hay học lập trình game cần những gì?
Làm game hay học lập trình game cần những gì?

Top 7 điều cần biết khi làm game - học lập trình game

Lập trình game được hiểu là để xây dựng, phát triển, thiết kế ra một game để phục vụ nhu cầu chơi của người dùng. Vậy để học làm game hay học lập trình game cần gì?
Bài viết Top 7 điều cần biết khi làm game hay học lập trình viên sẽ giải đáp giúp bạn nhé! Hãy đón xem!

1. Đam mê game

Nếu bạn muốn trở thành một ca sĩ, bạn phải được tiếp xúc nhiều với những bài hát huyền thoại rồi dần dần thích nó, muốn làm nó. Và lập trình phát triển game cũng vậy, bạn cũng phải được tiếp xúc với game, được chơi nó rồi thích nó, muốn tạo ra nó. Đó chính là đam mê của bạn. 

Mỗi người sinh ra đều có những năng lực, đam mê riêng. Muốn trở thành developer game chuyên nghiệp bạn cần phải xác định xem mình thích nó không đã. Bạn biết đấy, chỉ khi thích thì con người ta mới có động lực để hoàn thành.

Bạn thích game, bạn mới có thể có động lực tạo ra game đúng không? Còn một khi đã không thích thì làm gì cũng chán nản, muốn bỏ cuộc. Thế nên ở bài viết này, chúng tôi nhấn mạnh về sự đam mê đối với những ai đang có ý định học làm game hay học lập trình game.

2. Hòa mình vào cộng đồng game

Thế kỷ 21, thế kỷ của hội nhập, đây chính lợi thế về cùng lớn để chúng ta có thể kết nối với cộng đồng thế giới đa phương tiện một cách dễ dàng. Bạn có thể kết nối với những người có chung đam mê ở nửa kia thế giới. Điều này là khó tưởng vào 100 năm trước đấy. Hãy tận dụng lợi thế này mà hòa mình vào cộng đồng game, bạn sẽ có thể học lập trình game một cách gần hơn, nhanh hơn thông thường

Hòa mình vào cộng đồng game
Hòa mình vào cộng đồng game
  • Cộng đồng các gamer

Khi tham gia vào cộng đồng các gamer, theo kinh nghiệm của các developer game chuyên nghiệp thì hãy nên cố gắng trở thành một thành viên tích cực. Nơi đây chính là nơi hội tụ của biết bao gamer chuyên nghiệp. Thế nên, khi vào đây bạn sẽ hiểu được rõ ràng nhất về người chơi cần gì, thích gì, muốn gì, và không muốn, không thích gì. Và tất nhiên khi đã hiểu sâu sắc về họ, bạn mới có thể tạo game phù hợp với người dùng.

  • Cộng đồng lập trình game

Như đã nói, muốn tạo game phù hợp với người dùng thì phải tham gia vào cộng đồng các gamer. Nhưng thế thôi chưa đủ, để làm tốt hơn bạn nên tham gia thêm vào cả cộng đồng lập trình game nữa. Trong cộng động này, sẽ có rất nhiều người có năng lực giúp bạn. Thậm chí khi tham gia vào cộng đồng này, bạn còn có thể thành lập một group nhỏ để hoàn thành chung một game nữa. Tất cả cùng tập hợp lại lên ý tưởng, lập kế hoạch có phải sẽ thuận tiện hơn nhiều không?

3. Thành thạo lập trình

  • Ngôn ngữ lập trình

Ngôn ngữ lập trình game phổ biến
Ngôn ngữ lập trình game phổ biến

Muốn làm game hay học lập trình game thì tất nhiên phải học ngôn ngữ lập trình rồi. Một số ngôn ngữ lập trình thông dụng nhất dành cho bạn phải kể đến là: C++, C#, java, python,... Về căn bản, các ngôn ngữ này đều có sự tương quan cấu trúc. Một số ngôn ngữ lập trình game phổ biến gồm:

  1. Ngôn ngữ lập trình C++ (Counter-Strike, Doom III Engine, King Quest, Starcraft, World of Warcraft, Warcraft III, Football Pro)
  2. Ngôn ngữ lập trình C# (Pokémon Go, Super Mario Run, XNA framework, Unity3D, Xamarin)
  3. Ngôn ngữ lập trình Java (Tom Clancy’s Politika, Runescape, Powder Game, Star Wars Galaxies)
  4. Ngôn ngữ lập trình Javascript (Angry Birds, The Wizard,Little Alchemy, Bejeweled)
  5. Ngôn ngữ HTML5 (Kingdom of Loathing, Nothing to Hide, Roll It)
  6. Ngôn ngữ lập trình Python (Battlefield 2, Star Trek: Bridge Commander, Eve Online, SIM 4,  framework Pygame)
  7. Ngôn ngữ Swift (IOS games)

Nói cách khác nếu bạn thạo một ngôn ngữ lập trình thì những ngôn ngữ khác sẽ không gặp khó khăn nhiều như ban đầu. Theo kinh nghiệm cho thấy, bạn hơn hết nên thành thạo ngôn ngữ C++ trước rồi đến C# và cuối cùng sẽ chọn những ngôn ngữ khác để phù hợp với Game Engine đã lựa chọn.

  • Lựa chọn game engine

Khi bạn đã biết căn bản về ngôn ngữ lập trình rồi thì để tiếp tục tạo game phù hợp bạn nên lựa chọn game engine để mở đầu. Game engine là một bộ khung để hỗ trợ việc phát triển game. Nó giúp bạn xử lý các vấn đề vật lí, trí tuệ nhân tạo, kịch bản, hay các thông số của trò chơi,... mà bạn sẽ không phải làm ngay từ đầu.

Đây chính là lựa chọn hàng đầu dành cho các lập trình game mới. Ngay cả các developer game chuyên nghiệp hiện nay cũng đều xuất phát từ nó. Một số game engine được cộng đồng lập trình game đề xuất là:

  • Unity3D: cung cấp miễn phí cơ bản giúp bạn cách thức hoạt động dự án. Với phiên bản nâng cao, luôn sẵn sàng giúp ích bạn phát triển dự án tham vọng hơn. Đây là game engine phổ biến nhất hiện nay.
  • Unreal Engine: được cung cấp miễn phí khi học lập trình game. Nhưng khi game bạn tạo ra phát hành trên thị trường bạn sẽ phải trả một khoản phí nhỏ trên doanh thu của bạn. Unreal Engine được đánh giá là engine game mạnh mẽ và chuyên nghiệp nhất trong hiện tại.
  • CryEngine: đặc biệt hơn so với unity và unreal engine ở chỗ nó nó miễn phí hoàn toàn, thậm chí bạn còn không phải trả tiền nữa đó. Nếu bạn yêu thích làm game hành động bom tấn như Far Cry, hãy thử với CryEngine ngay nhé. 

4. Biết ngoại ngữ

Không chỉ riêng học lập trình game thôi đâu, học lập trình thông thường đều phải biết ngoại ngữ. Đại đa số các tài liệu nghiên cứu lập trình hiện nay đều xuất phát từ nước ngoài, mà khi xuất phát từ nước ngoài thì tất nhiên đều viết bằng tiếng nước ngoài hay nói cách khác là tiếng Anh.

Bạn không biết tiếng Anh thì bạn hiểu nó kiểu gì đúng không? Thật ra, nếu bạn không giỏi tiếng Anh cũng được nhưng tối thiểu bạn phải hiểu được tiếng Anh chuyên ngành. Tôi đã từng gặp một người học tiếng Anh rất tệ nhưng lại có thể đọc hiểu được toàn bộ tài liệu chuyên ngành IT. Nhưng đây chỉ là một trường hợp nhỏ thôi, không phải ai cũng có thể có được năng lực này đâu. Vậy nên hãy học tiếng Anh đi nhé!

5. Sự sáng tạo và óc thẩm mỹ

Một game được đánh giá là hay và thành công thường dựa vào 2 yếu tố chính: Đó là lối chơi hấp dẫn (game play) và đồ họa đẹp mắt, cuốn hút. Mà để làm nên hai yếu tố này chính là yêu cầu sự sáng tạo cũng như óc thẩm mỹ của các nhà phát triển.

  • Sáng tạo

Sở hữu một bộ não sáng tạo là một yếu tố không thể thiếu đối với bất cứ developer game chuyên nghiệp nào. Lên ý tưởng, xây dựng mạch game, nhân việt cho game, kịch bản game tất cả đều phải có sự sáng tạo cao. Chỉ như vậy bạn mới có thể tạo game phù hợp với người dùng, thu hút người chơi bên cạnh các kỹ năng khác. 

  • Thẩm mỹ

Ngoài ra, tính thẩm mĩ cũng quan trọng không kém đây nhé. Khi chơi game người chơi nhìn vào điều gì trước tiên? Tất nhiên câu trả lời là giao diện rồi.

Bạn nghĩ xem khi bạn chơi game, bạn sẽ chọn game có giao diện đẹp hay giao diện xấu. Đẹp chứ nhỉ. Đẹp thôi chưa đủ đâu nha, phải dễ nhìn nữa nhé, không được rắc rối. Dù game của bạn có sáng tạo, có chức năng cao như nào mà giao diện lại vừa xấu, vừa khó nhìn hỏi xem ai dùng được? Chẳng có ai đâu. Dần dần game này của bạn sẽ bị xóa bỏ ngay thôi.

6. Dũng cảm đối mặt với thất bại

  • Sẵn sàng với thất bại

Khởi đầu để học lập trình game đã khó khăn, mà trở thành một developer game chuyên nghiệp lại khó hơn nhiều. Trong quá trình ấy, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn không như mong muốn. Thế giới ngày nay một năm xuất ra bao nhiêu game, bao nhiêu game có thể thu hút được người dùng?

Chắc hẳn trong lòng bạn cũng có ẩn số rồi nhỉ. Thế nên bạn mới sinh ra, thất bại thật ra lại là một điều hiển nhiên. Thậm chí chưa kể đến trong lúc lập trình bạn còn gặp biết vô vàn khó khăn như code sai chẳng hạn. Điều quan trọng ở đây là bạn có thể đối mặt với thất bại này không?

  • Tạo nên thành công

Khi bạn đã có dũng khí để để đối mặt với thất bại thì việc tạo nên thành công tất nhiên có thể làm được. Để làm được điều này, khi đang học lập trình game bạn phải kiên trì đứng lên, bắt đầu dự án mới. Bạn phải rút ra được tại sao bản thân lại thất bại để biết được sai lầm và làm dự án mới tốt hơn. Một lần nữa hãy nhớ “Thất bại là mẹ của thành công”.

Thực tế được nhiều nhà lập trình game thành công chia sẻ là số dự án họ thất bại còn nhiều hơn thành công rất nhiều, vậy nên bạn là người mới chập chững vào nghề, thất bại có là gì phải không? Cùng lắm chỉ là thử thách độ kiên nhẫn theo đuổi đam mê của bạn có đủ hay không mà thôi.

7. Khả năng lập kế hoạch

Những điều trên là những điều cần thiết để học làm game hay học lập trình game. Nhưng ngoài ra, theo cố vấn của cộng đồng lập trình game, để trở thành một developer game chuyên nghiệp bạn phải biết lập kế hoạch.

Lập kế hoạch ở đây là bạn phải đưa ra một list danh sách xem bạn cần học gì, học những gì vào khoảng thời gian nào. Đặc biệt bạn phải đưa ra những kế hoạch trong tương lai bạn sẽ làm được những game gì... Chỉ như vậy bạn mới có thế bạn mới có thể đưa ra mục tiêu rõ ràng nhất cho bản thân mình.

Kết luận

Lập trình game khó thì khó đấy nhưng quan trọng bạn có thể học được lập trình game không. Để có thể làm được điều ấy, bạn nên đưa ra mục tiêu phấn đấu của mình xem mình cần gì để bước tiếp trên con đường này. Ngoài ra, hãy tham gia vào cộng đồng lập trình game để học hỏi và tư duy nhé! Tôi tin rằng nếu bạn làm được điều ấy chắc chắn bạn sẽ tạo game phù hợp với người dùng nhất, thu hút nhất, thuận tiện nhất. Hãy cố lên nhé!


Tin tức liên quan

10 lý do "nghỉ việc" thường gặp nhất mà HR công ty nào cũng nên biết

Kiến thức kỹ thuật| 2024-01-13
Nếu bạn là một HR hoặc quản lý công ty thì nên tìm hiểu lý do nghỉ việc của nhân sự. Điều này sẽ giúp bạn chỉnh sửa cách hoạt động, vận hành nhằm giữ chân nhân tài. Đồng thời có kế hoạch chuẩn bị khi có nhân sự nghỉ việc, tránh gây ra thất thoát lớn.

Phân biệt các loại hình làm việc từ xa: Hybrid, Remote, Onsite và work from home

Kiến thức kỹ thuật| 2024-01-03
Các loại hình làm việc từ xa ngày càng phát triển. Trong tương lai gần nó sẽ trở thành xu thế của xã hội. Hãy tìm hiểu rõ hơn về những hình thức làm việc từ xa này và ưu - nhược điểm của nó.

IT onsite là gì? Một số kỹ năng và lưu ý khi nhận làm việc onsite

Kiến thức kỹ thuật| 2024-01-03
IT onsite là gì? Cần có kỹ năng gì để tham gia làm OnSite? Hãy tham khảo thông tin chi tiết sau từ chuyên gia và bạn sẽ có thể trở thành một IT ONSITE chuyên nghiệp.

Việc làm phù hợp và phổ biến cho thế hệ GenZ

Kiến thức kỹ thuật| 2024-01-03
Bạn là người trong thế hệ GenZ? Bạn đang thắc mắc không biết nên lựa chọn công việc gì? Bạn không biết làm sao để tìm được một công việc tốt? Hãy theo dõi những việc làm GenZ phổ biến sau và bạn sẽ có câu trả lời chính xác nhất.


Việc tạo CV đúng chuẩn giúp gia tăng cơ hội trúng tuyển của bạn ít nhất 20%. Hãy nhanh tay tạo CV Rirekisho chuẩn Nhật hoặc CV chuẩn tiếng Anh theo các mẫu chuyên nghiệp nhất của GrowUpWork chúng tôi dưới đây nhé!