Góc nói thật: Nên đi làm vì đam mê hay vì tiền?
Nên làm vì đam mê hay vì tiền? Đây là câu hỏi mà hầu như mọi người trong mọi thời đại đều mắc phải. Có lẽ chính bạn lúc này cũng đang rơi vào “mớ hỗn độn” khó giải đáp này. Tất nhiên nếu suy nghĩ không đúng đắn thì bạn có thể sẽ gặp sai sót trong chặng đường công việc của bản thân. Vậy, hãy theo dõi những chia sẻ sau để xác định tiền hay đam mê mới là mục đích chính của mình.
Lợi và hại khi đi làm chỉ vì đam mê
Những rủi ro khi bạn làm chỉ vì đam mê
Các khía cạnh xảy ra khi đi làm vì tiền
Lợi và hại khi đi làm chỉ vì đam mê
Trong bộ phim truyền cảm hứng nổi tiếng 3 chàng ngốc (3 Idiots) có một câu nói của Rancho: “Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn”. Cho tới nay thì câu nói này vẫn được ghi nhớ và truyền đạt rất nhiều.
Tuy nhiên hiện nay nhiều người lại cải biên câu nói thành “Hãy theo đuổi đam mê, nợ nần sẽ theo đuổi bạn”. Điều này được cho là được rút ra từ thực tế rằng “đam mê không thể nuôi sống bản thân”.
Lợi ích khi đi làm vì đam mê
Để hiểu được tầm quan trọng của đam mê thì chúng ta hãy hỏi những người phải làm công việc không thích. Sẽ ra sao nếu bạn không thích đàn hát nhưng phải đi học thanh nhạc?
Đam mê mang lại cho bạn nguồn năng lượng và động lực bất tận. Những điều này sẽ giúp bạn tận tụy, cố gắng hơn. Cho dù khó khăn, vất vả thì bạn vẫn luôn có động lực to lớn để vượt qua.
Ngay chính những nhà tuyển dụng cũng sẽ nhìn rõ được một người làm vì đam mê hay vì tiền. Thực tế những người vừa có năng lực lại đam mê chính là điều mà mọi công ty đều mong muốn.
Khi bạn lựa chọn một công việc vì đam mê thì cũng sẽ dễ dàng được đặt vào “môi trường đồng điệu”. Bạn sẽ cảm thấy công việc, đồng nghiệp đều thực sự đồng điệu với bản thân.
Chính nhờ cảm giác làm được những điều mình yêu thích sẽ thôi thúc bạn tiến lên. Bạn sẽ thức dậy với niềm hứng khởi, lao vào các dự án với đam mê và trở về bằng sự hài lòng. Điều đó sẽ giúp tinh thần của bạn trở nên tuyệt vời hơn rất nhiều so với việc ép mình vào công việc không đam mê.
Tất nhiên, khi bạn làm việc vì đam mê thì thành công cũng sẽ tới một cách dễ dàng. Điều này đến từ sự cố gắng và nỗ lực theo đuổi đam mê của bạn.
Những rủi ro khi bạn làm chỉ vì đam mê
Nếu nói rằng đam mê là con dao hai lưỡi thì cũng không hề sai. Yêu thích với công việc có thể mang lại động lực để thành công nhưng ngược lại cũng có khả năng gây ra nhiều rủi ro.
- Tài chính và cơ hội phát triển: Công việc bạn yêu thích có thể đang trở nên lỗi thời với xã hội. Đó có thể là lĩnh vực có mức độ cạnh tranh, yêu cầu cao nhưng lương thưởng thấp.
- Bỏ lỡ cơ hội: Đam mê có thể khiến bạn bỏ lỡ cơ hội ở những lĩnh vực khác tốt hơn, hấp dẫn và tiềm năng hơn.
- Nhầm lẫn đam mê và hứng thú: Bạn thực sự đam mê hay chỉ hứng thú nhất thời? Chỉ theo đuổi được một thời gian rồi thay đổi chính là hứng thú. Như vậy bạn sẽ mãi rơi vào vòng xoáy của “sự hứng thú nhất thời”.
Theo số liệu từ Cục Thống kê và Lao động Mỹ thì có nhiều người theo đuổi đam mê như chuyên gia học thuật đang gặp rất nhiều khó khăn trong công việc.
Cụ thể, có tới 41% giảng viên đại học hiện nay là giáo sư hoặc trợ giảng hợp đồng. Họ không có văn phòng, làm việc với mức lương thấp và đang phải cố gắng chi trả các khoản chi phí hàng tháng.
Các khía cạnh xảy ra khi đi làm vì tiền
Trong thời đại “kim tiền” hiện nay, chúng ta có đại đa số mọi người đều quan tâm tới mức lương khi làm công việc nào đó. Đam mê hầu như được gác lại phía sau. Điều này mang tới nhiều lợi thế nhưng cũng có không ít rủi ro.
Thực trạng xã hội đi làm vì lương hiện nay
Thực trạng hiện nay khi bạn học xong đi làm thì chẳng ai hỏi đi làm vì đam mê hay vì tiền. Đa số những câu hỏi mà bạn được nhận sẽ là “làm ở đâu?” hay “lương bao nhiêu?”.
Rõ ràng những áp lực tiền bạc dành cho con người càng ngày càng cao hơn. Không chỉ riêng thành phố lớn mà kể cả nông thôn ngày này cũng cần tiền để xây nhà, mua xe, chi trả các chi phí cho cuộc sống.
Tiền lương gần như là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất mà 1 ứng viên bất kỳ nhìn vào khi tìm kiếm việc làm. Công ty có lương cao thì chắc chắn sẽ được nhiều ứng viên tài giỏi ứng tuyển.
Trong quá trình làm việc nếu nhận được mức lương cao thì nhân viên sẽ cảm thấy hứng khởi hơn. Ngược lại khi lương thưởng không cao thì động lực làm việc của nhân viên cũng suy giảm.
Lợi và hại khi làm vì tiền
- Thoải mái về tài chính: Mức lương cao giúp bạn trở nên hạnh phúc hơn. Bạn có thể chi trả thoải mái các khoản chi tiêu cho bản thân và gia đình.
- Nhận được sự tôn trọng: Thu nhập cao giúp bạn nhận được sự tôn trọng và ngưỡng mộ từ mọi người.
- Động lực phát triển bền vững: Tiền luôn là yếu tố tồn tại trong mọi xã hội. Làm việc vì tiền sẽ giúp bạn có động lực trong mọi giai đoạn.
- Đền đáp đúng công sức và tài năng: Khi bạn có năng lực, có sự cố gắng thì chắc chắn sẽ muốn nhận về số tiền cao tương ứng.
- Áp lực chạy theo đồng tiền: Áp lực tài chính khiến bạn làm việc nhiều hơn, mệt mỏi hơn. Bạn sẽ ít có thời gian cho đam mê, cuộc sống riêng.
- Quên mất đam mê thuần túy: Chạy theo đồng tiền khiến bạn quên mất đam mê của mình là gì. Thiếu đi đam mê nhiều khi bạn sẽ trở nên hụt hơi và mất phương hướng.
- Tổn hại về sức khỏe, tinh thần: Bỏ quá nhiều thời gian, công sức vì lương thưởng khiến bạn dễ bị áp lực và mệt mỏi. Đây là nguyên nhân dẫn tới đột quỵ và tự tử cực kỳ cao tại các nước như Nhật Bản, Trung Quốc,..
- Cố gắng có giới hạn: Bạn sẽ chỉ cố gắng để đạt được mức lương mong muốn. Khi có kết quả thì bạn dễ hài lòng và không có nhu cầu nghiên cứu sâu thêm.
Bí quyết lựa chọn làm vì đam mê hay vì tiền
Chúng ta vẫn thường đặt 2 khái niệm “tiền bạc” và “đam mê” như 2 mặt riêng biệt. Điều này khiến chúng ta buộc phải chọn một trong hai.
Theo chúng tôi thì 2 yếu tố này hoàn toàn có thể kết hợp hoàn hảo với nhau. Điều này được minh chứng qua nghiên cứu của đại học Harvard về nghề nghiệp.
Nghiên cứu này cho thấy thành công của một người thường đến khi kết hợp giữa sự hứng thú, tiềm lực tài chính và tinh thần kiên trì. Những người lựa chọn công việc tiềm năng bằng sự đam mê bền bỉ thường thành công hơn.
- Xác định mục tiêu: Bạn muốn làm việc trong ngành hoặc nhóm ngành nào? Đâu là những lĩnh vực phù hợp với mong muốn của bạn?
- Loại trừ dựa vào thực lực: Hãy loại bỏ những công việc mà bạn không có khả năng đáp ứng.
- Đánh giá dựa trên mức lương: Công việc nào có tiềm năng tương lai, mức lương tốt hơn?
- Xác định rõ đam mê: Lựa chọn công việc dựa trên đam mê chính chắn. Cần loại trừ những công việc chỉ là hứng thú nhất thời.
Đặc biệt, trong thời đại hiện nay khi mà mạng xã hội phát triển thì chúng ta hoàn toàn có thể làm nhiều việc cùng lúc. Bạn có thể tìm kiếm nhiều nguồn thu nhập hơn thay vì chỉ cứ phải chăm chăm lựa chọn duy nhất một công việc.
Đam mê tạo ra động lực bền vững và mạnh mẽ để giúp chúng ta vượt qua trở ngại, thách thức trong công việc. Tuy nhiên tiền lương là yếu tố nuôi sống chúng ta. Do đó, thay vì lựa chọn làm vì đam mê hay vì tiền thì bạn hãy kết hợp thật tốt cả 2 yếu tố này.
Tin tức liên quan
Lộ trình học Java Developer dành cho mọi lứa tuổi
Tương lai ngành lập trình game liệu còn đủ tốt để theo đuổi?
Phân biệt nghề nghiệp: AI Developer và AI Engineer
Machine Learning Engineer Là Gì? Tiềm năng và thách thức của ML Engineer